Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Vị Thuốc Nguồn Gốc Khoáng Vật

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BẠCH PHÀN

Việt Nam: Phèn chua, phèn phi, khô phèn. Tên Hán Việt khác: Vũ nát (Bản kinh), Vũ trạch (Biệt lục), Mã xĩ phàn (Bản thảo tập chú), Nát thạch (Cương mục), Minh thạch, Muôn thạch, Trấn phong thạch (Hòa hán dược khảo), Tất phàn, Sinh phàn, Khô phàn, Minh phàn, Phàn thạch.

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Thủy Ngân

Còn gọi là hống. Tên khoa học Hydrargyrum. Vị thuốc lỏng như nước, trắng như bạc cho nên gọi là thủy ngân. Thủy là nước, ngân là bạc.

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Thăng Dược

Còn gọi là hồng thăng, hồng phấn, hồng thẳng đơn, hoàng thăng, hoàng thăng đơn, thăng dược, thăng đơn, tam tiêu đơn. Tên khoa học Hydrargyum oxydatum crudum. Thăng dược là thủy ngân oxyt đỏ hay vàng.

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Thạch Tín

Còn gọi là tín thạch, nhân ngôn, phê thạch, hồng phê, bạch phê. Tên khoa học Arsennicum. Thạch tín còn gọi chệch là nhân ngôn vì chữ tín gồm một bên chữ nhân, một bên chữ ngôn. Thường người ta dùng chữ thạch tín để chỉ chất As2O3 thiên nhiên, thường có lẫn tạp chất. Trên thị trường người ta lại còn phân biệt ra thành: Hồng tín thạch hay hồng phê - Arsenicum rubrum. Bạch tín thạch hay bạch phê - Arsenicum album. Thường thạch phê hiếm hơn hồng phê. Nếu tinh chế hồng phê hay bạch phê bằng cách thăng hoa chúng ta sẽ được phê sương.

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Thạch Cao

Còn gọi là đại thạch cao, bạch hổ, băng thạch. Tên khoa học Gypsum. Thạch cao (Gypsum) là một loại khoáng vật có tinh thể tụ tập thành khối.

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Phục Long Can

Còn gọi là đất lòng bếp, táo tâm thổ. Tên khoa học Terra flava usta. Phục long can là đất lấy ở bếp do đun nhiều bị nung khô cứng mà có, màu đất phía ngoài đỏ, trong vàng hay tía. Phục long can ở đâu cũng có và là một vị thuốc hay dùng trong đông y.

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Phèn Chua

Còn gọi là minh phàn, khô phàn, phèn chi, bạch phàn. Tên khoa học Alumen. Phàn là phèn; minh là trong sáng vì vị phèn chua trong và sáng. Khi rang lên sẽ được một vị xốp nhẹ gọi là phèn phi hay khô phàn.

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Muối Ăn

Còn gọi là thực diêm. Tên khoa học Nairium chloridum crudum. Muối ăn là những tinh thể hình lập phương dính với nhau thành hình tháp rỗng, không màu hay hơi đục bẩn, vị mặn, đặc biệt để ở những nơi ẩm ướt thì hay hút nước chảy ướt, nhưng khi rang lên thì mất nước.

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Mật Đà Tăng

Còn gọi là đà tăng, kim đà tăng, lô đê. Tên khoa học Lithargyrum. Mật đà tăng là tiếng Ấn Độ phiên âm. Nguyên là dư phẩm của việc chế biến bạc, thường thấy ở đáy lò nấu bạc.

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Lục Phàn

Còn gọi là tạo phàn, thủy lục phàn, phèn đen. Tên khoa học Melanteritum. Lục phàn là một khoáng sản thiên nhiên có chứa sắt sunfat (FeSO4); người ta có thể tự chế lấy theo phương pháp hóa học thông thường.

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Lô Cam Thạch

Còn gọi là chế cam thạch, cam thạch, phù thủy cam thạch. Tên khoa học Calamina (Smithsonitum).

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Long Cốt

Còn gọi là phấn long cốt, hoa long cốt, thổ long cốt. Tên khoa học Os Draconis, (Fossilia Ossis Mastodi), Os Draconis coloratus, Os Draconis nativus. Long cốt là một vị thuốc do kết quả hóa thạch (hóa đá) của xương một số động vật thời cổ đại như loại voi mamut, tô giác, lợn rừng v.v... Cho đến nay, chúng ta vẫn phải nhập vị thuốc này của Trung Quốc. Tại đây người ta xác định long cốt có thể do nhiều động vật cổ đại khác nhau như loài tê giác Trung Quốc Rhinoceros sinensis Owen hay một loại tê giác khác Rhinoceros indet, loài hươu Cervidae indet. loài trâu Bovidae indet v.v...

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Khinh Phấn

Còn gọi là thủy ngân phấn, hồng phấn, cam phấn. Tên khoa học Calomelas. Khinh phân là muối thủy ngân clorua (HgCl 2 ) chế bằng phương pháp thăng hoa.

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Hùng Hoàng và Thư Hoàng

Còn gọi là thạch hoàng, hùng tin, hoàng kim thạch. Tên khoa học Realgar, Orpiment. Hùng hoàng (Realgar) và thư hoàng (Orpiment, Auripigment) đều là vị thuốc thường dùng trong đông y có chứa asen (thạch tín). Hùng là đực, hoàng là vàng vì hùng hoàng màu vàng, thường thấy ở núi về phía mặt trời mọc. Có khi đỏ trong thì gọi là hùng tinh. Thư là cái, hoàng là vàng vì thư hoàng màu vàng nhạt hơn, thường thấy ở núi phía mặt trời lặn (âm tính). Thực tế hùng hoàng có khi có màu đỏ, nền da cam, còn thư hoàng bao giờ cũng màu vàng.

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Hoạt Thạch

Còn gọi là ngạnh hoạt thạch, hoạt thạch phấn, nguyên hoạt thạch. Tên khoa học Talcum.

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Hàn The

Còn gọi là bồng sa, bàng sa, bồn sa, nguyệt thạch. Tên khoa học Borax.

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Đảm Phàn

Còn gọi là thạch phàn. Tên khoa học chalcanthitum, vitriolum caeruleum. Đảm phàn là một khoáng vật thiên nhiên có chứa đồng sunfat (CuSO4) hoặc là một sản phẩm do chế tạo hóa học mà có. Đảm phàn được dùng từ lâu trong đông y, có ghi trong “Thần nông bản thảo một bộ sách cổ nhất của Trung Quốc.

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Duyên Đơn

Còn gọi là hoàng đơn, hồng đơn, duyên hoàng, đơn phấn, tùng đơn, châu đơn, châu phấn. Tên khoa học Minium.

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Diêm Sinh

Còn gọi là hoàng nha, lưu hoàng, thạch lưu hoàng, oải lưu hoàng. Tên khoa học Sulfur.