Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuốc Bổ-Bồi Dưỡng

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - HÀNH (Herba Allii fistulosi - Thông bạch)

Dùng toàn thân cây hành Allium fistulosum L. Họ Hành Liliaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: quy 2 kinh vị và phế. Công năng chủ trị: - Làm ra mồ hôi, dùng trong bệnh cảm hàn, sốt mà không ra mồ hôi. Dùng riêng ăn với cháo nóng, hoặc phối hợp với đậu xị, mỗi thứ 12g. - Hoạt huyết thông dương khí; dùng trong các trường hợp huyết ứ trệ; khi cảm quá nặng dẫn đến cấm khẩu. - Kiện vị giảm đau, dùng trong trường hợp bụng đầy trướng đau, đại tiện lỏng, thường phối hợp với can khương. - Lợi tiểu tiện: trường hợp bí tiểu tiện, sao hành củ với cám nóng, giã giập rồi đắp ở vùng bàng quang: hoặc đối với người bệnh sau khi mổ mà bí tiêu tiện, dùng hành giã nát hoà với giấm thanh, đắp băng vùng rốn, cũng có thể sắc lấy nước mà uống. - Cố thận, chữa di tinh: dùng hành nấu với cháo, ăn nhiều lần trong ngày. - Sát khuẩn diệt ký sinh trùng.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - QUẾ CHI (Ramulus Cinnamomi)

Là cành non phơi khô của một số loài quế Cinnamomun obtusifolium. Ví dụ quế quan - Cinnamomun zeylanicum Blum, quế Trung Quốc - Cinnamomun casia Blum. Họ Long não - Lauraceae. Cây quế mọc hoang và được trồng ở nhiều tỉnh như Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Yên Bái v.v.. Tính vị: vị cay ngọt, tính ấm. Quy kinh: vào 3 kính phế, tâm, bàng quang

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Gạo Nếp

a. Thành phần và tác dụng Theo nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng trong gạo nếp rất cao, cứ 100g gạo nếp thì chứa 6,7g protein, 1,4g chất béo, 66g hợp chất cacbon (chủ yếu là tinh bột), 19mg canxi, 155mg lân, 6,7mg sắt, 0,9mg B₁, 0,03mg B₂, 2mg axit nicotin. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Lạc

a. Thành phần và tác dụng Lạc là loại hạt giàu dinh dưỡng, chứa khoảng 26% protein, gấp đôi lúa mì, gấp 3 lần gạo tẻ. Lạc giàu chất béo, chứa khoảng 40%, trong đó chủ yếu là các axit béo chưa no gồm: axit dầu, axit lạc, axit dầu cọ, chất béo glyxerin, tạo thành dầu thực vật cần thiết trong ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, trong lạc còn chứa vitamin C, các chất khoáng, canxi, lân, sắt. Nhiệt lượng mà lạc cung cấp cao hơn các loại thực phẩm khác. Lạc so với sữa cao 20%, so với trứng gà cao hơn 40%. Ngoài ra các chất vitamin B₂, canxi, lân, đều cao hơn sữa, trứng gà và thịt. Chất lân, vitamin, axit amin, kiềm mật đều cao. Protein trong lạc có chứa axit amin mà cơ thể cần thiết, tỷ lệ sử dụng đạt được trên 98%, trong đó axit amin có thể ngăn cơ thể sớm lão hoá và nâng cao trí lực cho trẻ, axit amin ngũ cốc và axit amin thiên môn đông, có thể thúc đẩy tế bào não phát triển và làm tăng trí nhớ. Theo nghiên cứu, trong dầu lạc chứa nhiều vitamin E, có khả năng phân giải cholesterol thành axit mật,

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Lúa Mì

a. Thành phần và tác dụng Chất dinh dưỡng của lúa mì rất cao, trong đó có chứa tinh bột, chất protein, chất đường, chất béo, tinh hồ, chất xơ thô, chất noãn lân, men bột, men protein, các axit amin, chất khoáng và vitamin B₁, B₂, vitamin E. Hàm lượng protein trong lúa mì cao hơn gạo tẻ (gạo tẻ 7%, bột mì 10,7%). Hạt lúa mì và hạt lúa mì non (chưa chín) và bột mì tinh bột, cám sau khi được gia công đều có thể dùng làm thuốc. Hạt lúa mì non còn gọi là "mì sữa", khi vo sẽ nổi lên mặt nước, vị ngọt mát, có tác dụng an thần, ngăn chặn mồ hôi trộm, sinh tân dịch, dưỡng tâm khí. Cám sau khi xay bột mì, có tác dụng chữa bệnh phù chân và viêm thần kinh. Hạt lúa mì còn có thể gia công thành bột mạch nha, có chứa protein, đường, canxi, lân, sắt và nhiều loại vitamin, là những chất bổ cần thiết giữ cho công năng của máu, tim, thần kinh hoạt động bình thường, là thức ăn thường dùng cho trẻ và người già yếu bệnh tật. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Dẻ

a. Thành phần và tác dụng Hạt đẻ rất giàu dinh dưỡng, chất protein chiếm 5,7 - 10,7%, chất béo 2,7%, đường và tinh bột 60 - 70%, ngoài ra còn có các vitamin A, B₁, B₂, C, D và caroten, canxi, lân, sắt, kali. Hạt dẻ có thể ăn tươi, cũng có thể nấu chín làm thức ăn như: dùng hạt dẻ hầm gà, hầm thịt, gà quay hạt dẻ, gà nấu hạt dẻ, thịt dê quay với hạt dẻ, canh hạt dẻ... Hạt dẻ ngoài ăn tươi khô còn được làm thành bột, trộn mật ong, ngâm rượu, làm tương hạt dẻ, làm chao, làm nhân bánh, đóng hộp. Đường rang hạt dẻ rất được mọi người ưa thích. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Vừng

a. Thành phần và tác dụng Vừng có hai loại vừng đen và vừng trắng, còn gọi là mè. Dùng làm thuốc thường là loại vừng đen. Vừng đen còn gọi là hồ ma, hắc chỉ ma, cự thắng, cự thắng tử, ô ma, ô ma tử, du ma, giao ma, tiểu hổ ma. Vừng trắng còn gọi là bạch du ma, bạch hổ ma. Tính bình, vị ngọt. Thành phần chính trong vừng gồm có: dầu béo 60%. Trong dầu chứa nhiều loại axit, vitamin E cùng sắt và canxi. Phần lớn có chất phòng bệnh chống suy lão. Thường là thực phẩm chống suy lão. Vừng có tác dụng bổ gan, thận, nhuận ngũ tạng, làm đen tóc, bổ dưỡng cường tráng. Chủ yếu dùng cho gan, thận yếu, tay chân yếu cứng, hư phong, mắt mờ, yếu sau khi ốm dậy, tuổi già ho hen, thiếu sữa, thần kinh suy nhược, sớm bạc tóc, cao huyết áp, bệnh mỡ bọc tim. Cách dùng: Uống: đun thành thang hoặc cho vào viên hoàn. Dùng bên ngoài đun nước mà rửa hoặc đắp chỗ đau. Kiêng kị: Tỳ yếu hay đại tiện lỏng thì không nên ăn nhiều vừng. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Quả Hồng

a. Thành phần và tác dụng Theo Đông y, quả hồng vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng chữa tiêu chảy, trĩ, đái dầm, háo khát, ho có đờm và các chứng nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất... Tai hồng (còn gọi là thị đế) vị đắng chát, tính ấm, không mùi, chất cứng giòn chứa trong tai hồng là tanin. Vỏ, rễ  thân cây hồng còn được dùng làm thuốc cầm máu. Quả hồng chín có tỷ lệ đường rất cao, khoảng 14 - 20%, các muối sắt, canxi, phot pho, vitamin A, B, C... Đặc biệt, lượng tanin rất cao ở quả hông còn xanh. Chất shibuol chứa trong quả hồng là hỗn hợp của axit gallic và phloroglaciol, có tác dụng làm hạ huyết áp. Đông y dùng quả hồng làm thuốc chữa tiêu chảy, ho, đái đầm. Vỏ, rễ, thân cây hồng được dùng làm thuốc cầm máu. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Mơ

a. Thành phần và tác dụng Mơ là loại quả không chỉ dùng làm thực phẩm mà còn là vị thuốc. Quả mơ với màu vàng óng toả mùi hương và vị chua đặc biệt đã có tác dụng kỳ diệu làm dịu cơn khát. Trong quả mơ đã có sẵn tính chất sinh tân chỉ khát tuyệt vời được ghi nhận từ rất xa xưa. Đông y gọi quả mơ là mai tử, vị chua, tính bình, vào các kinh can, tỳ, phế, đại tràng. Trong thịt quả mơ có nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin C, axit xitric, đường, chất nhầy, muối khoáng. Mơ muối có tác dụng cân bằng sự thẩm thu giữa tế bào và máu, kích thích ăn ngon. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Dưa Hấu

a. Thành phần và tác dụng Dưa hấu là loại quả mùa hè, giàu đường glucose, đường hoa quả, đường mía, vitamin, axit táo, chất dính và glucoza, đó là các chất cần thiết cho sức khoẻ con người. Các loại đường trong đưa hấu có tác dụng hạ huyết áp, lượng muối ít chứa trong dưa hấu lại có tác dụng chữa các bệnh về thận. Vỏ quả dưa hấu sau khi phơi khô là một vị thuốc Đông y có tác dụng tiêu nhiệt, lợi tiểu, nước đưa hấu, cùi, vỏ, hạt đều có thể dùng làm thuốc, trong dân gian đã có câu: "Mùa hè nửa quả dưa, thuốc men chẳng phải mua", mọi bệnh có tính nhiệt ăn dưa hấu đều có hiệu quả. Dưa hấu ngoài ăn tươi ra còn có thể chế biến thành mứt dưa, dưa muối, rượu đưa... Tuy muối vô cơ trong dưa hấu không nhiều hơn các loại quả khác, nhưng do thể tích lớn có thể ăn được. nhiều cho nên muối vô cơ cũng được nhiều hơn. Dưa hấu là nguồn bổ sung muối vô cơ cho cơ thể (do ra mồ hôi quá nhiều nên bị mất muối). b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đại Táo

a. Thành phần và tác dụng Từ xưa đến nay, đại táo được coi là một loại quả bổ dưỡng và có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, quả táo vị ngọt, tính bình có khả năng làm giảm độc tính và tính kích thích. Khi dùng các loại thuốc tương đối mạnh hoặc thuốc kích thích thì nên dùng phối hợp với đại táo để bảo vệ tì vị, giảm bớt tác dụng phụ. Khi hầm thịt dê, thịt thỏ, thịt gà, thịt vịt, nếu phối hợp với đại táo càng làm tăng kết quả chữa bệnh. Đại táo nấu với bí đỏ thành canh, cho thêm đường đỏ, người bị viêm phế quản, hen suyễn ăn rất tốt. Xương dê, bò, lợn nấu với đại táo, gạo nếp thành cháo có thể chữa đau lưng, mỏi gối, thiếu máu và chứng còi xương của trẻ nhỏ, phụ nữ toàn thân yếu ớt mệt mỏi do huyết hư gây nên. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Nho

a. Thành phần và tác dụng Nho là loại quả giàu dinh dưỡng. Lượng đường chứa trong nho đạt từ 15 - 30%, chủ yếu là đường glucose và đường hoa quả mà cơ thể dễ hấp thụ và tiêu hoá, ngoài ra còn có tửu thạch toan, axit táo, axit chanh, nhựa hoa quả, nên vừa chua vừa ngọt. Trong nho còn có nhiều vitamin, chất protein, axit amin, chất béo, canxi, lân, sắt, mangan, kali... trong đó axit amin có tới hơn 10 loại, nho là loại quả khá giàu chất dinh dưỡng. Nho được sử dụng khá rộng rãi, nho tươi là loại quý trong các loại quả, nước nho tươi là nước uống cao cấp lại có thể nấu thành rượu nho, kem nho, đồ hộp nho... Đông y cho rằng, nho vị ngọt tính bình, nhập kinh can, tỳ, thận, là vị thuốc có tác dụng ích khí bổ huyết, mạnh gân, thông lạc, kiện tỳ hoà vị, trừ phiền, giải khát, lợi tiểu, hạ huyết áp. Nho còn có một số hoạt tính của vitamin P. Nho, rượu nho, nước nho đều có tác dụng ức chế vi khuẩn, nho và nước nho có tác dụng mạnh hơn rượu nho, nho khô có thể tăng cường tiết dịch của dạ dày, giúp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Bạch Quả

a. Thành phần và tác dụng Bạch quả còn gọi là ngân hạnh, do vỏ quả có màu trắng nõn. Bạch quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Về sau được di thực đến nhiều nước như Nhật Bản, Triều Tiên..., ở Việt Nam cây được trồng tại Sapa, Đà Lạt. Trong Bản thảo Cương Mục của Lý Thời Trân thời nhà Minh - Trung Hoa đã viết: “Bạch quả ăn chín ấm phổi ích khí, trị ho hen, bớt đi tiểu nhiều, chữa bạch đới, di tinh. Ăn sống hạ đờm, tiêu độc, sát khuẩn...”. Trong trị liệu của Đông y, bạch quả được sử dụng để chữa viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, lao phổi, tiểu dắt, di tinh, bạch đới... Tây y cũng đã nghiên cứu và phân tích thành phần hoá học trong 100g bạch quả thấy chứa protein 13,4g, lipit 3g, gluxit 71,3g, chất xơ 1g, tro 3,4g, các khoáng chất như kali, phot pho, sắt, canxi, vitamin B₁, B₂,..., cung cấp 365 calo. Ở bạch quả còn có một loại chất kiềm mang độc tố, trong đó phôi hạt màu xanh mang hàm lượng cao nhất. Vì vậy trước khi ăn bạch quả nhất thiết phải loại bổ nhân phôi đó đi, đặc biệt trẻ nhỏ không

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Cà Rốt

a. Thành phần và tác dụng Cà rốt còn có tên là củ cải đỏ, trong dân gian được gọi là "tiểu nhân sâm". Cà rốt có nguồn gốc xuất xứ ở vùng cao nguyên khô và rét ở châu Âu. Có các loại cà rốt đỏ, cà rốt vàng, cà rốt vàng màu quất. Hàm lượng đường trong cà rốt cao hơn các loại rau khác, lại có mùi thơm riêng, chứa nhiều chất caroten khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A. Trong cà rốt còn chứa vitamin B₁, B₂, B₆ và các chất khoáng, canxi, lân, sắt, đồng, magie, mangan, coban, là những chất mà cơ thể không thể thiếu được. Đường chứa trong cà rốt là đường đơn và đường kép, trong đó có tinh bột và đường mía, dưới tác dụng của men tiêu hoá ruột và dạ dày có thể biến thành loại đường đơn như: đường nho, đường hoa quả, được cơ thể hấp thụ trở thành một trong các nguồn nhiệt lượng của cơ thể. Chất protein trong cà rốt cứ 500g thì có 7g, ngoài ra còn có 9 loại axit amin và rất nhiều loại men đều là những chất rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể trong quá trình trao đổi chất. Cà rốt

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Củ Mài (Hoài Sơn)

a. Thành phần và tác dụng Củ mài còn gọi là sơn dược, chánh hoài, khoai mài, có mùi vị đặc trưng, không những là thức ăn quý mà còn là loại thuốc bổ. Khoa học hiện đại đã phân tích, trong củ mài giàu tinh bột, protein, axix amin tinh khiết, chất béo, muối vô cơ và các loại vitamin B₁, B₂, axit nicotin, axit chống hoại huyết, caroten, ngoài ra còn chứa nhiều xenlulô và chất kết dính. Củ mài cung cấp cho cơ thể nhiều protein kết dính, là chất hỗn hợp protein nhiều đường, có tác dụng tăng cường sức khoẻ, để phòng chất béo lắng đọng trong hệ thống tim, huyết quản, giữ cho huyết quản đàn hồi, phòng sớm xơ cứng động mạch, giảm bớt chất béo đọng dưới da, tránh được béo phì. Có thể ngăn thoái hoá tổ chức gan, thận, đề phòng phát sinh do chất keo gây nên, giữ cho đường tiêu hoá, hô hấp và các khớp được bôi trơn.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Cải Bó Xôi

a. Thành phần và tác dụng Cải bó xôi là loại rau giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein, nhiều vitamin và khoáng chất. Cứ 500g cải bó xôi thì chứa 12,5g protein, tính về số lượng bằng hàm lượng 2 quả trứng gà; 0,17g caroten, cao hơn cà rốt, hàm lượng vitamin C cao gấp đôi rau cải trắng, cứ 500g có 0,174g. Theo nghiên cứu, cải bó xôi rất thích hợp làm thức ăn cho trẻ nhỏ và người ốm, không có rau nào thay thế được. Vì trong đó có chứa protein hợp chất cacbon thuỷ hoá, vitamin A, B₁, B₂, C, D, K, P. Men chứa trong cải bó xôi có tác dụng tốt đối với việc tiết dịch của dạ dày và tụy. Những người bị bệnh cao huyết áp, thiếu máu, công năng ruột và dạ dày không bình thường, bệnh về đường hô hấp và bệnh về phổi ăn cải bó xôi rất tốt.

Cây Hoa Chữa Bệnh - TẦM XUÂN

Tên khác: Tường vi, Dã tường vi. Tên khoa học: Rosa multiflora Thunb. Họ Hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây mọc hoang ở rừng núi Việt Nam và phân bố ở cả Trung Quốc, Nhật Bản. Mô tả: Tầm xuân giống cây hoa Hồng, cao khoảng 2 m, cành nhiều gai. Lá kép lông chim, có 3 - 4 đôi lá chét nhỏ hình bầu dục, đài 2 - 5cm, rộng 1 - 3 cm. Hoa 5 cánh, màu đỏ hoặc trắng, có mùi thơm. Cây cho nhiều hoa. Mùa hoa: tháng 5 - 6.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA XÔN

Tên khác: Dương tô Tên khoa học: Salvia farinacea Benth. Họ Hoa môi (Lamiaceae). Nguồn gốc: Vùng Địa Trung Hải, từ Tây Ban Nha, bờ biển Adriatic (Nam Tư cũ). Cây hoa Xôn còn gọi là cây cỏ thiêng, mọc trong vườn và được trồng ở các lục địa; là vị thuốc dân gian nổi tiếng và được sử dụng ở phương Tây. Xôn vừa là cây thuốc vừa là cây cảnh, vừa là cây gia vị thơm, đẹp dùng để làm thơm thực phẩm: thịt, pho mát v.v...

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA THIÊN LÝ

Tên khác: Cây hoa Lý; Dạ lai hương. Tên khoa học: Telosma cordatum (Burm. f.) Merr. [Pergularia minor Andr., Pergularia odoratissima Sm., Asclepias cordata Burm. f.; Asclepias odoratissima Roxb.]. Họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Quốc, Ấn Độ; được trồng phổ biến ở Đông Nam Á (Việt Nam, Indonesia v.v...). Cây có hoa thơm dịu, thường nở vào chiểu tối và thơm vào ban đêm nên gọi là Dạ lai hương. Cây được trồng giàn làm cảnh; ra hoa vào tháng 4 đến tháng 9; ong rất thích hút mật hoa Lý. Hoa Lý có thể nấu canh ăn thơm mát. Ở Indonesia, trồng Thiên lý làm cây cảnh; hoa làm hương liệu; lá, hoa, rễ, ăn được. Ở Việt Nam trồng Thiên lý làm cây cảnh, lấy bóng mát và hương thơm từ hoa Lý; nấu canh hoa Lý và làm dược liệu từ hoa, lá, rễ.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA SEN

Tên khác: Liên, Ngẫu (Tày), Bó pua (Thái). Lim ngó (Dao). Tên khoa học: Nelumbo nucifera Gaertn [Nelumbium nelumbo (L.) Druce]. Họ Sen (Nelumbonaceae). Nguồn gốc: Cây Sen nguồn gốc châu Á lục địa. Hoa Sen là vật linh thiêng tượng trưng của, Ấn Độ giáo và Phật giáo, tương tự như họa Sen Ai Cập, hoa trắng (Nymphea lotus) là hoa linh thiêng của Ai Cập. Cây Sen được trồng từ lâu đời ở Việt Nam; Sen được trồng ở nhiều nơi để ăn, làm mứt, làm thuốc, làm cây cảnh. Có hai giống Sen được trồng phổ biến: 1) Sen hồng, cao, khoẻ, hoa màu hồng, to, thơm; 2) Sen trắng, cây cao, hoa trắng, yếu hơn. Ngoài ra còn trồng Sen sẻ, cây thấp hoa bé, thường trồng trong bể, trong chậu. Sen được trồng bằng mầm, ngó Sen. Trồng vào giữa mùa xuân, thời tiết ấm; trồng xong cho nước vào ao, hồ từ từ cho ngập đến 2/3 thân cây, giữ mực nước như vậy khoang 3 - 4 tháng, Mùa hè năm sau cây ra hoa; mùa đồng cây tàn, mùa xuân lại mọc.