Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Lỵ Trực Trùng

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU SAM

Rau sam - Portulaca oleracea L., thuộc họ Rau sam - Portulacaceae. Cây thảo có thân mọng nước, mọc bò và nửa đứng. Thân cành có màu đỏ tím nhạt. Lá nhỏ, nguyên và nạc, màu lục sẫm nhiều hay ít, hình răng con ngựa (nên có tên là Mã xỉ hiện). Hoa màu vàng. Quả thuộc loại quả hộp mở bằng nắp nứt ngang chứa nhiều hạt đen. Rau sam là cây mọc hoang dại ở các bãi cỏ, vườn, sân ở vùng đồng bằng, trên các bờ ruộng, các chân ruộng đất cát pha ẩm ướt trồng hoa nầu. Ở các tỉnh phía Bắc, Rau sam phát triển mạnh vào mùa hè.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MƠ TAM THỂ

Mơ tam thể hay Mơ lông - Paederia lanuginosa WalL, thuộc họ Cà phê - Rubiaceae. Dây leo khỏe, có mùi mạnh. Nhánh tròn, có lông. Lá to, gốc hình tim, mặt dưới ửng đỏ, có lông mịn; cuống đài 3-6cm; lá kèm hình tam giác. Cụm hoa chuỳ có nhánh ngắn; hoa trắng miệng tím, có lông. Quả hình cầu, có đài màu vàng. Chúng ta còn sử dụng một số loài dây Mơ khác, có khi cùng gọi tên như nhau là dây Mơ lông, dây Mơ tròn. Thối địt, Rau mơ (Paederia foetida L. và Paederia scandens (Lour.) Merr.) Loài thứ nhất không lông, có quả hình mắt chim, quả vàng dẹp dẹp; còn loài thứ hai có lông hay nhẵn ở mặt dưới, có quả hình cầu, hạt lồi dày ở mặt lưng. Các loài này đều được sử dụng làm thuốc. Riêng cây Mơ tam thể thường được trồng nhiều nhất làm gia vị và làm thuốc cũng như các loài khác. Mơ tam thể thường dùng làm rau gia vị ăn sống với dồi chó, thịt chó.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MỘC NHĨ

Mộc nhĩ, Nấm tai mèo hay Nấm mèo - Auricularia auricula (L.) Underw., thuộc họ Mộc nhĩ – Auriculariaceae. Nấm mọc trên cây gỗ thường là gỗ mục. Thể quả của nó có hình dạng giống cái tai, mặt ngoài màu nâu nhạt, có lông mịn, mặt trong màu nâu sẫm. Nấm mọc trên thân cành hay gỗ của nhiễu loài cây, lành nhất là Nấm của các cây Hòe, Dâu, Sung, Mít, Dướng, Ruối, Sắn, So đũa... Ngoài việc thu hái mộc nhĩ mọc tự nhiên, người ta thường trồng mộc nhĩ trên gỗ cây Mít, thân cây Sắn, cây So đũa để có sản lượng nhiều và bảo đảm phẩm chất tốt.

CÂY RAU LÀM THUỐC - LÁ CÁCH

Là lá của cây Cách. Cách hay Vọng cách - Premna carymbosa (Barm.f.) Rottl. et Willd = Premna integrifolia Roxb., thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae, thuộc loại cây gỗ nhỏ phân nhánh, có khi mọc leo, thường có gai. Lá mọc đối hình trái xoan hay trái xoan bầu dục, gốc tròn hay hình tim, chóp tù hay có mũi ngắn, dài tới 16cm, rộng tới 12cm, nguyên hoặc hơi khía răng ở phần trên, có ít lông ở dưới, nhất là trên các gân. Hoa nhỏ, mầu trắng lục xám, họp thành ngù ở ngọn cây. Quả hạch, hình trứng, màu đen. Cây Cách mọc hoang dại ở những nơi rậm rạp, trên các liếp vườn. Cũng thường được trồng để lấy lá non làm rau ăn và để làm thuốc.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐẬU RỰA

Đậu rựa, Đậu mèo, ngồi, Đậu mèo trắng, Đậu dao, Đậu Mỹ - Canavalia ensiformis (L.) DC., thuộc họ Đậu - Fabaceae. Cây sống hằng năm, leo rất cao. Lá kép có 3 lá chét; lá chét có mặt trên màu lục, mặt dưới nhạt, móng, hình trái xoan nhọn. Hoa màu trắng xếp thành chùm ở nách lá. Quả có mép song song, hơi cong, dẹp, có 3 khía lồi. Hạt trắng, xám hay đỏ. Đậu rựa có nguồn gốc ở Ấn độ, ngày nay được trồng ở nhiều nước của châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Đậu rựa đã được nhập vào trồng ở nước ta từ lâu tại một số địa phương, đặc biệt là ở Tây nguyên.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA KIẾT LỴ

CHỮA KIẾT LỴ 159 Bài thuốc Kiết lỵ là trong bụng quặn đau, đại tiện bức bách, mót cầu mà rặn hông ra, phân trắng hay đỏ, hoặc đỏ trắng lẫn lộn, hoặc vàng hoặc đen hoặc như óc cá, hoặc như nước nhà dột. Đó là vì bệnh có nặng nhẹ, chứng có nóng lạnh, không giống nhau, nhưng đại để là do vị bị thấp nhiệt hay thực tích mà sinh bệnh. Thấp nhiệt, thực tích phạm đến huyết thì đỏ trắng, phạm đến cả khí huyết thì đỏ trắng lẫn lộn; phân vàng là thực tích, phân đen là thấp nhiệt. Nội kinh: Đại tiện đỏ là thuộc huyết bệnh ở đại tràng, đại tiện trắng là thuộc khí bệnh ở tiểu tràng. Phép chữa: Bệnh mới phát phải hạ, bệnh lâu nên bổ. Trẻ bị kiết lỵ là do nội thương ẩm thực, như khi no quá, dư độc tích lại; ngoại cảm phong hàn thử thấp làm cho tạng phủ bất hòa, tỳ vị bị thương tổn mà sinh phát bệnh. Có nhiều chứng lỵ khác nhau, ly nhiệt thì phân đỏ, lỵ hàn thì phân trắng, lỵ phong thì phân xanh, lỵ thấp thì phân như nước đậu, cả nhiệt hàn thì trắng đỏ lẫn lộn, mót rặn mà không đi cầu được lại quặn

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - RAU SAM

Còn gọi là Mã xỉ hiện (Portulaca oleracea L.) thuộc họ rau Sam (Portulacaceae). Mô tả: Cây thảo, mọc bò, thân mập, màu đỏ tím nhạt. Lá dày, bóng, hình bầu dục, không cuống giống hình răng con ngựa nên có tên như trên. Hoa màu vàng, mọc ở đầu cành và ngọn thân. Quả nang, hình cầu, mở bằng một nắp (Quả hộp) chứa nhiều hạt màu đen bóng.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - MƠ LÔNG

Còn gọi là cây Lá mơ, Mơ tròn, Thúi dịt (Paedria foetida L.) thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Mô tả: Dây leo bằng thân quấn. Lá mỏng, mọc đối, hình bầu dục hay thuôn, nhọn ở đỉnh, tròn hay hơi hình tim ở gốc, không lông, lá kèm 2 - 3mm. Hoa màu tím nhạt, không cuống, mọc thành xim dài đến 35cm ở kẽ lá. Quả gần hình tròn, hơi dẹt, có vỏ quả mỏng màu vàng; 2 nhân dẹp, có cánh vàng và phần giữa màu muối tiêu. Toàn dây khi vò ra có mùi thối. Ta còn dùng loài Mơ leo (Paedria scandens (Lour.) Merr.) là loại dây leo có mùi hôi thối, thường có lông dày ở mặt dưới và quả tròn, chứa 2 nhân dẹp, đen đen. Một loài khác là Mơ lông (Paederia lanuginosa Wall.) là dây leo, có nhánh tròn, lá to có gốc hình tim, mặt dưới ửng đỏ, có lông mịn, hoa trắng miệng tím. Loại này thường được trồng làm gia vị.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CỎ SỮA LÁ TO

Còn gọi là Cỏ Sữa lớn lá (Euphorbia hirta L.) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Mô tả: Cây thảo sống hàng năm hay nhiều năm, có thân mảnh cao 30 - 40cm. Toàn cây có lông ráp và có nhựa mủ trắng. Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến lá hình mũi mắc, dài 1 - 5cm, rộng 7-15mm, mép có răng cưa nhỏ. Gốc cuống lá có 2 lá kèm nhỏ hình lông chứng. Nhiều cụm hoa hình chén nhỏ ở các nách lá. Mỗi “chén” mang các hoa đơn tính rất nhỏ, đường kính khoảng 1,5mm, khi già nứt thành 3 mảnh vỏ, mang 3 hạt rất nhỏ.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CỎ SỮA LÁ NHỎ

Còn gọi là cây Vú sữa đất, cỏ Sữa (Euphprbia thymfolia Burun.) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, có nhựa mủ trắng. Thân và cành tỏa rộng trên mặt đất, hình sợi, màu đỏ tím, hơi có lông. Lá nhỏ, mọc đối, hình bầu dục hay thuôn, tù đầu, hình tim không đầu hay lá ở gốc, có răng ở mép, có lông ở mặt dưới, dài tới 7mm, rộng 4mm. Cụn hoa ở kẽ lá thành xim có ít hoa. Quả nang, đường kính 1,5mm có lông. Hạt nhẵn, có 1 góc lồi, dài 0,7mm.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÁCH

Còn gọi là Vọng cách, Bọng cách (Premna integrifolia Roxb.) thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Mô tả: Cây gỗ nhỏ, phân nhánh có khi mọc leo, thường có gai. Lá rất thay đổi, hình trái xoan hay trái xoan-bầu duc, đáy tròn hay hình tim, chóp tù hay có mũi ngắn, dài tới 16 cm, rộng 12 cm hay hơn, nguyên hoặc hơi khía răng ở phần trên, có ít lông ở dưới nhất là trên các gân. Hoa nhỏ, nhiều, màu trắng lục xám, hợp thành ngủ ở ngọn cây. Quả hạch, hình trứng, màu đen, rộng cỡ 3-4mm, có 4 ô, mỗi ô chứa 1 hạt.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - KIẾT LỴ

Bài 1 - Thành phần: Trám 7 quả. - Cách chế: Cho nước vào ninh. - Công hiệu: Có tác dụng nhất định chữa bệnh kiết ly. - Cách dùng: Ăn cả nước lẫn cái.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ TRÁM CHUA

Quả trám chua Trám chua có cùi cứng, mới ăn vào có vị chua chát, nhai lâu mới thấy thơm miệng, ăn rồi còn dư vị. Cùi và nhân hạt trám đều có thể dùng làm thuốc. Cùi có những chất dinh dưỡng như protein, lipid, đường, vitamm C, canxi, phốt pho, sắt... Nhân hạt chứa nhiều lipid, có thể ép thành dầu. Trám vị chua, ngọt, tính ấm, có công hiệu thanh nhiệt, giải độc, lợi hầu, tan đờm, sinh tân dịch, chữa khô khát, khai vị, giáng khí, trừ phiền, tỉnh rượu. Trong cuốn “Bản thảo cương mục” có ghi: Trám là thứ quả “sinh tân dịch, giảm phiền khát, trị đau đầu, đau họng; nhai nuốt lấy nước có thể giảm ngộ độc, dị ứng do ăn cua cá”.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - DƯA HẤU

Dưa hấu - chúa tế của các loài dưa trong mùa hè Dưa hấu vốn có quê hương ở châu Phi. Do giống dưa này được đưa sang Trung Quốc từ phía Tây Vực nên người Trung Quốc gọi là "dưa Tây". Dưa hấu ngọt, nhiều nước, mát bổ, được coi là thứ quả giải khát quý giá. Từ thịt quả đến cùi vỏ đều có tác dụng phòng bệnh chữa bệnh. Dân gian đã có câu "Ngày hè ăn 3 miếng dưa hấu, thuốc thang các loại không cần tới". Một nhà y học nổi tiếng đời Thanh từng viết trong cuốn "Tùy tức cư ẩm thực phổ" (thực đơn ăn uống theo tĩnh dưỡng nghỉ ngơi): “Dưa hấu ngọt lạnh, giã rượu, chữa viêm hầu họng, lở miệng, trị độc nhiệt...”. Có thể thấy tác dụng chữa bệnh nhất định của dưa hấu đối với các chứng phế nhiệt, vị nhiệt, cảm nóng, sốt cao, tâm phiền miệng khát, sưng hầu họng, viêm niêm mạc miệng, đi tiểu nước đỏ, viêm thận phù thũng, say rượu..

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - ĐỊA DU

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên Việt Nam:  Địa du. Tên Hán Việt khác: Ngọc xị, Toan giả (Biệt Lục), Tạc Táo (Bản Thảo Cương Mục), Ngọc trác, Ngọc cổ, Qua thái, Vô danh ấn, Đồn du hệ (Hòa Hán Dược Khảo), Địa du thán (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - KHỔ SÂM

Xuất Xứ:  Thần Nông Bản Thảo. Tên Khác: Khổ Cốt (Bản Thảo Cương Mục), Bạch Hành, Bạt Ma, Cầm Hành, Dã Hòe, Địa Cốt, Địa Hòe, Đồ Hòe, Hổ Ma, Khổ Quyển Biển Phủ, Khổ Tân, Khổ Thức, Kiêu Hòe, Lăng Lang, Lộc Bạch, Lục Bạch, Thỏ Hòe, Thủy Hòe (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển), Xuyên sâm (Quán Châu Dân Gian Phương Dược Tập), Phượng tinh trảo (Quảng Tây Trung Đơn Y Dược Thực), Ngưu sâm (Hồ Nam Dược Vật Chí), Địa sâm (Tân Hoa Bản Thảo Cương Yếu).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - HOÀNG LIÊN

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên Hán Việt: Vương liên (Bản Kinh), Chi liên (Dược Tính Luận), Thủy liên Danh vậng, Vận liên, Thượng thảo, Đống liên, Tỉnh hoàng liên, Trích đởm chi (Hoà Hán Dược Khảo), Xuyên hoàng liên. Tiểu xuyên tiêu, Xuyên nhã liên, Xuyên liên, Thượng xuyên liên, Nhã liên, Cổ dũng liên, Chân xuyên liên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên gọi: Vị này có rễ như những hạt châu liên tiếp kết lại, có màu vàng nên gọi là Hoàng liên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - HOÀNG BÁ

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên khác: Nghiệt Bì (Thương Hàn Luận), Nghiệt Mộc (Bản Kinh), Hoàng Nghiệt (Bản Thảo Kinh Tập Chú), Sơn Đồ (Hòa Hán Dược Khảo).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BA CHẼ

- Tên Khác: Đậu Bạc Đầu, Lá Ba Chẽ, Niễng Đực, Tràng Quả Tam Giác, Ván Đất. - Tên Khoa Học: Desmodium triangulare (Retz.) Merr.

THUỐC NAM CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - Các bài thuốc trị bệnh tiêu hóa, đường ruột

Các bài thuốc chữa nôn mửa: Bài 1. Lá bạc hà (hoặc cả cây) ………… 10g Hãm trong nước sôi 15 phút. Chia uống nhiều lần Hoặc cồn (có thể tinh đầu) bạc hà: uống 1 lần 10 giọt với nước. Bài 2.  Gừng tươi (giã nát) …………………… 5g Vỏ quýt tươi (giã nát) ………………… 5g Trà (trà búp) ………………………….. 10g Đường ………………………………… 20g Hãm trong nước sôi như hãm trà 15 phút, để nguội uống đần.