Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Đau Cơ Gân Xương

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Bắp Cải

a. Thành phần và tác dụng Từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại người ta đã biết đến tác dụng tuyệt vời của bắp cải, một loại rau mùa đông bổ dưỡng, ngoài ra còn có chữa bệnh và làm đẹp hiệu quả. Chính vì vậy bắp cải được người La Mã gọi là "Loại rau thứ nhất". Lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt, 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Điều đặc biệt là vitamin A và P trong bắp cải kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Trong bắp cải còn có các chất chống ung thư.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HỒNG NGUYỆT QUÝ

Tên khác: Nguyệt quý hoa, Nguyệt nguyệt hồng, Tiểu nguyệt quý, Bản nguyệt quý, Nguyệt quang hoa, Lặc bào, Nguyệt nguyệt khai. Tên khoa học: Flos Rosae chinensis (Rosa chinensis Jacq). Họ Hoa Hồng (Rosaceae). Mô tả: Cây nhỏ, lâu năm, loại cây bụi thường xanh, cao tới 2m; mọc ở các đình viền, để thưởng lãm, Cành có gai, lá mọc cách, kép hình lông chim lẻ, lá chét 3 - 5 phiến, hình trứng rộng hay trứng thuôn hay bầu dục, mặt trên màu lục thẫm, trơn bóng, mép có răng cưa nhọn. Hoa thơm, mấy đoá mọc thành cụm, mâu đỏ hoặc màu hồng, đế hoa hình chéo, cánh hoa xếp theo dạng kép lợp ngói. Cây nở hoa hàng tháng. Quả hình trứng hoặc xoáy ốc, là quả bế, tụ nhau trong đế hoa, dày lên thành quả. Người ta thu hái khi hoa bán khai, đem phơi âm can hoặc sấy lửa nhỏ. Rễ và lá cũng có thể thu hái, dùng tươi được. Cây được trồng lấy hoa để trang trí, hoặc làm thuốc hoặc để lấy tinh dầu thơm.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY BÓNG NƯỚC

Tên khác: Phượng tiên thảo, (hạt là Cấp tính tử). Tên khoa học: Impatiens balsamina L. Họ Bóng Nước (Balsaminaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Đông Nam Á, được trồng làm cảnh và làm thuốc ở Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Bóng nước là cây cảnh nhỏ, hoa thường màu đỏ, quả chín nứt thành mảnh xoắn tung hạt đi xa. Cây thường mọc hoang dọc theo dòng suối, bờ ruộng và vùng đất lầy; thường được trồng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY Ô DƯỢC

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ, thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là mùa đông khi phơi khô rễ có hình thoi; hơi cong. Mặt ngoài có màu nâu nhạt, có nếp nhăn dọc, mặt trong có màu trắng vàng. Mùi thơm, có vị cay đắng hơi ngọt. Ngoài tác dụng như cây ô dước; rễ và vỏ cây ô dược còn có tác dụng làm thuốc lợi tiểu, điều kinh, tẩy giun và diệt khuẩn. Dầu ép từ quả ô dược bôi vết loét vết thương, ghẻ, mụn, mủ.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY THÀI LÀI

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau thài lài vị ngọt tính mát có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu, mát máu, chữa trị chứng khớp xương sưng đau. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng khớp xương sưng đau: Lấy 12g rau thài lài, 48g đậu đen, 2 thứ rửa sạch nấu với 3 bát nước còn 1 bát chia uống 3 lần mỗi lần cách nhau 3 giờ và uống nóng. Chỗ sưng đau thì lấy rau thài lài sao nóng, bọc khăn chườm nhẹ vào. Dùng thuốc trong 3-4 ngày. + Trị kiết lỵ, đái buốt: Lấy rau thài lài tía 30 gam, bông mã đề 20 gam rửa sạch sắc 500ml nước còn 200ml.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY NGẢI CỨU

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Ngải cứu thường được dùng làm thuốc an thai, điều hòa kinh nguyệt, cầm máu. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Chữa ỉa chảy tháo dạ: Lấy ngải cứu tươi 1 nắm và một củ gừng tươi, 2 thứ cùng thái nhỏ và cho vào 2 bát nước sắc còn gần 1 bát thì uống lúc còn nóng. + Chữa đau bụng giun: Nếu đau bụng vật vã, miệng nôn mửa ra toàn nước dãi thì lấy một nắm ngải cứu tươi đem giã hoặc vò nát cho nước sôi để nguội vào rồi vắt lấy nước uống. Trong trường hợp không có ngải cứu tươi, có thể lấy ngải cứu khô sắc lên rồi vắt chanh vào uống.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY SIM CHỮA ĐAU LƯNG

* Đặc tính: Ở miền trung du và rừng núi nước ta, cây sim mọc hoang rất nhiều, có những vùng đồi trọc sim mọc phủ kín. Quả sim chín có màu tím sẫm, mùi thơm, vị ngọt chát. Sim có nhiều tên gọi như: Đào kim cương, cương nhân, sơn nhẫm, sơn đản tử. Tên khoa học là Rhodomyrtus Tomentóa Hask. Sim có vị ngọt chát tính bình, có công dụng hoạt lạc, lành huyết và bổ máu. Vào mùa thu, nhân dân thường đào cả rễ, rửa sạch, chặt nhỏ, phơi khô hoặc hái lá và quả hong khô rồi cất trữ. Nếu để uống, dùng lá và quả dưới dạng sắc hoặc ngâm rượu. Nếu dùng ngoài da, lấy quả và lá tươi đắp vào nơi bị đau.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY XƯƠNG RỒNG CHỮA ĐAU LƯNG, CỨNG XƯƠNG

* Đặc tính: - Cây xương rồng vừa để làm cảnh, vừa để chữa trị một số bệnh theo phương thuốc dân gian. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại xương rồng, nhưng chúng có chung đặc điểm là thân cây có nhiều gia, có hoa và có thể thích nghỉ với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. - Xương rồng có vị đắng, tính lạnh, độc, có tác dụng trừ thấp nhiệt, tiêu độc bớt sưng. - Mủ nhựa có tác dụng xổ mạnh, dùng để chữa phù thũng, chướng bụng. Lưu ý: Không dùng xương rồng cho người già yếu, trẻ em, phụ nữ có thai.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HOA NHÀI CHỮA ĐAU MẮT SƯNG ĐỎ

* Đặc tính: - Hoa nhài thường được nhân dân ta trồng để làm cảnh, lấy hoa để tẩm ướp trà. - Hoa nhài, lá nhài có vị cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY CHUA ME ĐẤT CHỮA SỐT CAO

* Đặc tính: - Cây chua me đất mọc ở trong vườn, ngoài đồng, mọc lan trên mặt đất. Lá cây chua me đất nhỏ, chia khoảng 3 cánh. Hoa chua me đất màu trắng. Quả dài hình vuông, có lông. Dùng chua me đất chế biến món ăn thay vị chua khác. - Chua me đất có vị chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, mát máu, an thần, thông tiểu tiện.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - LÁ SUNG CÓ TẬT CHỮA GAN NÓNG, VÀNG DA

* Đặc tính: - Cây sung có tên khoa học là Psylldac, được trồng rất nhiều ở nước ta. Lá sung có tật là những lá sung có mụn nhỏ nổi lên trên mặt lá do bị một loại sâu gây nên. - Lá sung có vị chát, không độc, mùi thơm nhạt, tính nôn, có thể làm gia vị trong các món ăn

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY LÁ NÁNG CHỮA BONG GÂN

* Đặc tính: - Lá náng thuộc họ thuỷ tiên, tên khác là náng hoa trắng, chuối nước, văn châu lan, capgun (Tày), co lạc quân (Thái), là một cây cỏ lớn, có thân to hình cầu hoặc hình trứng thuôn. dài 10 - 15cm, đường kính tới 10cm, thắt lại ở đầu. Lá mọc thẳng từ thân, hình giáo xếp lợp lên nhau, phiến dày, dài hơn 1m. rộng 5 - 10cm, gốc có viền rộng đầu nhọn, mép uốn lượn, có gân song song, gân chính lồi rõ ở mặt lá, hai mặt lá màu lục nhạt. Cụm hoa là một tán mọc ở giữa tán lá, trên một cán mập và dẹt, dài 40 - 60cm, mô hình tam giác có gân nổi rõ, dài 8 - 10cm, đầu thuôn nhọn, hoa nhiều, to, dài khoảng 15cm, màu đỏ trắng, thơm (nhất là về chiều), bao hoa có ống hẹp, màu lục, dài 7 - 10cm, lá dài và cánh hoa giống nhau, dài 5 - 7cm, rất hẹp ngang, nhị và chỉ nhị màu đỏ nhạt, bao phấn nhỏ hẹp, bầu dạng thoi. - Quả náng hình cầu, đường kính 3 - 5cm, thường chỉ có một hạt, mùa vào tháng 6 - 8, Cây nắng mọc tự nhiên ở các bãi hoang trên bờ kênh rạch. Cây còn được trồng phố biến trong các gia

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY DÀNH DÀNH CHỮA VIÊM GAN VIRUT

* Đặc tính: - Cây dành dành có tên khoa học là Gardenia Augusta, thân cây nhỏ, cao 1 - 2 m. Lá to, mềm, ôm lấy thân cành. Hoa to, mọc ở đầu cành, màu trắng rất thơm. Quả hình thuôn bầu dục, thịt quả màu vàng cam, hạt dẹt. - Trong quả dành dành có chứa geniposid, gardenosid, gardennin, getiobiosid, tamin, dầu béo, pectin, nonacóan. Trong lá có chứa nhiều chất diệt nấm. Trong hoa chứa nhiều chất trong đó có acid gardenic và gardenolic B, có 0,07% tinh dầu. - Trong Đông Y, dành dành được gọi là chỉ tử, là vị thuốc có tính hàn vào ba kinh tâm, phế và tam tiêu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - MÃ TIỀN PHỤC HỒI GÂN CỐT

* Đặc tính: - Mã tiền có tên khoa học là Strychones Mixvomicical, thuộc họ Logoniaceae, là một cây thuốc quí. - Hạt mã tiền chứa hoạt chất độc là Strichnin và Bruxin. Hạt mã tiền thường được thu mua từ nhiều loại khác nhau trong khi Strychono. - Hạt mã tiền là loại chất độc bảng A , khi đã chế biến thuộc bảng B, dược liệu có vị đắng, tính lạnh rất độc, có tác dụng mạnh gân cốt, tì vị, thông kinh lạc, giảm đau. * Công dụng: Dược liệu này sau khi đã chế biến (ngâm nước, cạo vỏ lấy nhân, bỏ vào dầu vừng đang sôi, vớt ra thái nhỏ, sấy khô, tán bột) chủ trị các chứng: phục hồi gân cốt, thông kinh lạc, giảm đau, phụ nữ mang thai thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn, ăn không tiêu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HẠT GẤC CHỮA SƯNG TẤY

* Đặc tính: - Hạt gấc là vị thuốc vô cùng quý giá và dễ kiếm. Ở miền Bắc, gấc chín rộ vào những tháng cuối năm, còn ở miền Nam thì quanh năm đều có gấc chín. Chính vì vậy bạn có thể thu gom nguyên liệu chế biến thuốc dễ dàng. Trong quả gấc có chứa nhiều calten (tiền vitamin A) có tác dụng to lớn mà hiếm có loại quả nào sánh kịp. - Đông y gọi hạt gấc là "mộc miết tử" - có nghĩa là con ba ba gỗ. Sở dĩ như vậy vì hạt gấc dẹt, có hình dạng gần tròn, vỏ ngoài cứng như gỗ lim, màu nâu xám đến nâu đen, quanh mép có răng cưa ngắn và to. hai mặt có đường gân lõm xuống trông tựa như con ba ba nhỏ bằng gỗ. - Thành phần hoá học: nhân hạt gâc tương đối khô nước (6% nước), nhưng lại có nhiều dầu (55,3% chất béo), 16,6% protein, 2,9% gluxit, 1,8% tanin, 11,7% chất không xác định được. Ngoài ra còn có men photphataza, invectaza, peroxyclaza... Theo sách cổ, nhân hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc vào hai kinh can và đại tràng, có tác dụng chữa mụn nhọt, dùng trong những trường hợ

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HOA MUA CHỮA SAI KHỚP

* Đặc tính: Hoa mua là một trong những loại cây quen thuộc ở nước ta. Cây hoa giản dị này cũng là cây thuốc quen thuộc của bà con các đân tộc miễn núi. Cây mua có nhiều loại, có loại màu hồng tím (dã mẫu đơn) có loại màu đỏ (mua leo), có loại màu hồng (mua núi). Tất cả đều được nhân dân dùng làm thuốc. * Đặc tính và công dụng của từng loại hoa mua:

CÂY RAU LÀM THUỐC - SẦU ĐÂU

Sầu đâu, Xoan đào hay Cót anh - Azadirachta indica A. Juss, thuộc họ Xoan - Meliaceae. Cây gỗ cao đến 5m. Lá mọc so le, dài 20-30cm, kép lông chim lẻ; lá chét 6-15 đôi, mọc đối, nhẵn, hình ngọn giáo, dài 6-8cm, rộng 2-3 cm, không cân đối, nhọn ở đỉnh. Hoa thơm, trắng, nhiều, xếp thành chuỳ ở nách lá gồm nhiều xim nhỏ, ngắn hơn lá. Quả hạch, màu đo đỏ, dài 2cm; hạch hoá gỗ, một ô. Khi chín, thịt quả hoá đen, khô đi và dễ tách, có khi tự tách ra. Có một hạt với các lá mầm dày, nạc.

CÂY RAU LÀM THUỐC - DƯA BỞ

Dưa bở - Cucumis melo L., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. Cây thảo hằng năm có thân mọc bò, phủ lông ngắn; tua cuốn đơn. Lá lớn, hình tim ở gốc, gân hình tròn hoặc hình thận, có 3 góc hay 3-7 thùy thường nhỏ, tròn, tù, có răng; hai mặt lá có lông mềm, trên gân mặt dưới cũng có lông; cuống lá có lông ngắn cứng. Hoa màu vàng, hoa đực xếp thành bó, hoa cái mọc riêng lẻ. Quả đa dạng, hình dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo từng thứ, phần nhiều có vỏ vàng sọc xanh, trơn nhẵn bóng hoặc có lông tơ mềm, khi thật chín thì có vỏ mỏng bóc ra như lớp da trong có thịt màu vàng ngà, gồm chất bột mịn, bở, mềm mùi thơm; ruột quả có nước dịch mầu vàng, vị ngọt mát; màng hạt màu trắng. Dưa bở được trồng khắp các vùng nhiệt đới và ôn đới. Ở nước ta, nhân dân trồng dưa bở ở các bãi để lấy quả ăn. Có những thứ khác nhau trong đó có Dưa gang - (var, conomon (Thunb.) Mak.) cũng thường được trồng. Dưa bở lúc còn non và Dưa gang đều dùng làm rau ăn sống như Dưa chuột hoặc dùng nấu canh, muối dưa, ngâm giấm;

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA PHONG THẤP - TÊ THẤP

PHONG THẤP - TÊ THẤP 134 Bài thuốc Là mình mẩy các khớp xương không đỏ, không sưng, mà tự nhiên phát đau, có khi chân tay không cử động được nguyên nhân do nguyên khí hư yếu, phong hàn thấp, ba khí xâm nhập vào mà sinh bệnh, nếu phong khí thắng thì đau chạy khắp gọi là lịch tiết phong, hàn khí thắng thì đau nhức dữ đội gọi thống phong, thấp khí thắng thì đau nhức cố định một chỗ, tê dại cấu không biết đau gọi trước thống, nhưng ba khí ấy nhập vào kinh lạc trước rồi xâm nhập vào xương thì nặng nề không giơ lên được. 1. Cao trị phong thấp - Xương trâu 1kg - Thiên niên kiện 1kg - Địa liền 1/2kg - Hy thiêm 3kg - Ngải diệp 2kg Chủ trị ăn ngon, ngủ khỏe, lên cân, bồi bổ. Thuốc không phản ứng, khẩu vị thơm ngon béo được đa số người dùng ưa thích. 2. Cao chữa phong tê thấp * Xương động vật - Xương heo rừng 15kg - Xương bò 20kg * Thuốc - Địa liền 1kg - Mộc miên bì 2kg - Ngũ trảo 2kg - Mẫu đơn 1kg - Chích thảo 1kg - Can khương 3kg - Hạc tất 2kg - Ngũ gia bì 2kg * Chú trị: Phong tê thấp hàn, sơn