Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa bệnh Tim Mạch

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Bắp Cải

a. Thành phần và tác dụng Từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại người ta đã biết đến tác dụng tuyệt vời của bắp cải, một loại rau mùa đông bổ dưỡng, ngoài ra còn có chữa bệnh và làm đẹp hiệu quả. Chính vì vậy bắp cải được người La Mã gọi là "Loại rau thứ nhất". Lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt, 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Điều đặc biệt là vitamin A và P trong bắp cải kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Trong bắp cải còn có các chất chống ung thư.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOÀNG LAN

Tên khác: Ngọc lan tây, Y lăng Y lăng. Tên khoa học: Cananga odorata Hook f. et Thomas. Họ Na (Annonaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc ở đảo Molucca, Indonesia. Cây được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Á như ở Indonesia (ở độ cao 10 - 1.800m), ở Philppin, Việt Nam và ở các nơi khác, như Madagasca, Reunion, Comore. Chủng, thứ loài nổi tiếng nhất là ở Philippin, Reunion, Comore.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CỦ HÀNH BỔ ÍCH TIM MẠCH

* Đặc tính: Củ hành có thể chia ra 2 loại: củ hành tím và củ hành trắng. Đây là các loại gia vị, thức ăn rất thông dụng với mọi gia đình. Biết công dụng của chúng sẽ giúp cho ta có được sự lựa chọn hợp lý, bổ ích. Củ hành được cho là vị thuốc của tIm. Hành có chứa Sélénium chất khoáng chống oxy hoá, hội tụ sinh tố E, phòng giữ cho các tế bào khỏi bị tấn công bởi các gốc tự do. Hành tím phi chín vàng có mùi thơm nồng hấp dẫn hơn, chứa nhiều chất khoáng, đồng, kẽm, mangnesium.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÀ CHUA CHỐNG UNG THƯ

* Đặc tính và công dụng: - Cà chua là loại rau quả có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều loại vitamin rất cần thiết cho cơ thể. Người ta tính rằng: trong 100g cà chua có 0,6g protein, 4,2g gluxit, và nhiều loại vitamin C, A, axit folic, canxi, kali, bê ta - caroten và lycopen. Cà chua có khả năng chữa bệnh cao là do có chứa bêta carote và lycopen. - Màu đỏ rực khi chín của cà chua là do có chất lycopen. Trong quá trình cà chua chín, hàm lượng lycopen tăng gấp 10 lần (đạt tới 5,7mg/100g cà chua), gần gấp 3 lần các loại caroten cộng lại. Caroten, nhất là beta caroten, là chất có hoạt tính vitamin, một trong những chất chống oxy hoá hiệu lực nhất, bảo vệ cơ thể chống lại được bệnh ung thư và bệnh tim mạch... Mặc đù lycopen cũng là một chất thuộc nhóm carotenoid, cho màu đẹp, nhưng ngược lại với sắc tố này làm cho cà chua không có hoạt tính vitamm. Các nhà khoa học đã phát hiện ra lycopen trong cà chua có nhiều đặc tính không thua kém gì beta caroten, một sắc tố có màu da cam. Người ăn thứ

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - ĐỖ TƯƠNG CHỐNG BỆNH VỀ TIM MẠCH

* Đặc tính: - Đỗ tương là cây họ đậu, trồng nhiều ở nước ta. Trong đỗ tương có chứa các thành phần chính như protein, isofflavon 80%. - Đỗ tương tính bình, ôn tính, thích hợp với cơ thể người chuyển hoá cholesterol. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - TỎI GIẢI ĐỘC TRONG MÁU

* Đặc tính: - Tỏi là một loại củ có tên khoa học là Alliman Stivum, được dùng làm thuốc và thức ăn. - Tỏi và tinh dầu bay hơi có chứa 33 hợp chất lưu huỳnh, 17 acid amin, magiê, canxi, đồng, sắt, selen, kẽm và các vitamin A, B, C. Thành phần chính của tinh dầu tỏi là những hợp chất lưu huỳnh, đặc biệt là alicin, chalid, dialyd strisulfid, được coi là những thành phần hoạt tính chủ yếu của tỏi. - Dược liệu có vị cay, hôi, màu trắng, tính nóng, chống hàn, có tác dụng mạnh với một số bệnh về tim mạch.

RAU XANH CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - SUY NHƯỢC THẦN KINH, LOẠN NHỊP TIM

Suy nhược thần kinh cũng là căn bệnh phổ biến của thời đại văn minh, nếu không chú ý chạy chữa sẽ không thể chữa nổi, để kéo dài sẽ dẫn đến nảy sinh nhiều bệnh tật khác trong cơ thể. Hiện tượng nhức đầu, căng thẳng, mất ngủ xuất hiện khi bị suy nhược thần kinh. Thậm chí, suy nhược thần kinh còn ảnh hưởng đến cả hệ thống tiêu hóa, làm tim đập loạn nhịp. Triệu chứng hồi hộp, loạn nhịp tim là do nguyên nhân tim không được chăm sóc tốt, nhưng cũng có thể do thần kinh căng thẳng gây nên. Nhiều loại rau xanh có tác dụng an thần như rau cần, củ cải, hành củ... cần được sử dụng để chữa suy nhược thần kinh.

CHỮA BỆNH MẠN TÍNH BẰNG RAU XANH - BỆNH XƠ CỨNG MẠCH MÁU

CHỮA BỆNH MẠN TÍNH BẰNG RAU XANH BỆNH XƠ CỨNG MẠCH MÁU Người khỏe mạnh bình thường thì máu "sạch" và lưu thông thuận lợi; trong máu có hàm lượng ôxy rất cao, như vậy mới có thể đưa chất dinh dưỡng đến khắp cơ thể. Tuy nhiên do sự hấp thụ nước của cơ thể không được đầy đủ, lại hấp thụ quá nhiều lipit, dẫn đến thành phần trong máu thay đổi, trở nên đậm đặc hơn. Nếu cholesterol bám vào thành mạch máu mà không được loại trừ có hiệu quả thì nó không ngừng được tích tụ khiến thành mạch máu dần dần dày lên, dẫn tới máu lưu thông không thuận lợi, từ đó gây hiện tượng ngưng tụ máu. Máu đậm đặc chảy trong huyết quản nhỏ hẹp làm cho động mạch bị xơ cứng.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU TRAI

Rau trai, Rau trai ăn, Rau trai trắng, Cỏ lài trắng, Trai thường - Commelina communis L., thuộc họ Thài lài - Commelinaceae. Cỏ cao 25-50cm hay hơn, hơi có lông mềm, có lông tơ hay lông lởm chởm. Rễ dạng sợi. Thân phân nhánh, thường ngả xuống, đâm rễ ở các đốt. Lá thuôn hay hình ngọn giáo, có bẹ ở gốc, dài 2-10cm, rộng 1-2cm, không cuống. Cụm hoa xim không cuống, có những lá bắc dạng mo bao quanh. Hoa màu xanh lơ. Quả nang thường bao bởi bao hoa, thuôn hay gần hình cầu.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU RĂM

Rau răm - Polygonum odoratum Lour., thuộc họ Rau răm - Polygonaceae. Cây thảo sống hằng năm, có gốc thân bò trên mặt đất và đâm rễ ở các mấu, phần trên mọc đứng. Lá mọc so le, hình bầu dục mũi mác, nhọn hay tù ở đầu, cuống lá ngắn, mép lá và gân lá phủ lông dài bẹ chìa mỏng, ngắn, ôm lấy thân. Hoa hợp thành bông dài, hẹp, mảnh, bao hoa màu trắng, có khi hồng hay tía. Quả bế hình ba cạnh, nhẵn bóng.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU MÁC

Rau mác hay Từ cô - Sagittaria sagittifolia L., thuộc họ Trạch tả - Alismataceae. Cây thảo có thân nằm dưới đất, ở đầu phình thành củ. Lá hình mũi mác có 3 thuỳ nhọn, cuống lá dài. Cán hoa mọc đứng, trần, dài 20-90cm, mang hoa từ nửa trên. Hoa trắng, khá to, tập hợn thành chùm đứt đoạn, xếp đối nhau, hoặc thành vòng 3 cái một. Quả bế dẹp. Rau mác là loại Cây của các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Ở Việt nam, Rau mác mọc ở đầm lầy, ruộng lầy, ao đầm và những nơi có bùn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MĂNG TÂY

Trong các loại rau, thì Măng tây được coi là loại rau cao cấp quý. Bộ phận dùng làm rau ăn là các mầm non nằm trong đất, hình dáng giống như cây Măng trúc, Măng sặt ăn rất ngon. Cây Măng tây - Asparagus officinalis L., thuộc họ Thiên môn đông - Asparagacae. Cây thảo có những rễ và thân mọc ngầm trong đất mà thường được gọi là thân rễ, với những thân đứng mọc trong không khí lởm chởm những vết sẹo của những nhánh đã rụng. Hoa rất nhỏ, màu lục nhạt, tập hợp 1-4 cái thành khóm ở nách lá. Quả mọng, hình cầu, màu đỏ. Vào mùa xuân, có những nhánh non mọc lên từ các thân rễ mà ta gọi là măng.

CÂY RAU LÀM THUỐC - CÀ CHUA

Cà chua - Lycobersicum esculetum Mill., thuộc họ Cà - Solanaceae. Cây thảo sống theo mùa. Thân tròn, phân nhánh rất nhiều. Lá kép lông chim chia thuỳ. Hoa màu hồng ở nách lá. Quả mọng, hình cầu, có 3 ô, khi chín màu hồng hay màu vàng, trong chứa chất dịch chua ngọt và nhiều hạt dẹp. Cà chua gốc ở Pêru, được nhập trồng vào nhiều xứ nhiệt đới.. Cà chua được đem vào trồng ở nước ta cuối thể kỷ 19 ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và một số vùng núi cao. Do trồng trọt mà ta đã tạo được nhiều giống trồng. Có giống quả tròn đẹp, đúng như quả hồng (Cà chua hồng), màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ thắm, thịt quả dày, ít ngăn; có loại Cà chua có múi (Cà chua múi). Gần đây, ta có nhập trồng các giống Cà chua Ba lan (Cà chua Yên mỹ), Cà chua số 7 (từ giống Cà chua Hung-ga-ri) Cà chua HP5 (từ giống Cà chua Nhật) và Cà chua Đại hồng (từ giống của Trung quốc); các giống này có phẩm chất ngon, có thể dùng ăn và xuất khẩu.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH TIM MẠCH

TIM MẠCH 31 Bài thuốc 1. Tâm thống hàn ngừng - Huyền hồ (định thống) tán ứ huyết - Thảo quả (hành khí, tiêu thực) - Mộc dược: tiêu thực - Ngũ linh chi trị tích thực 2. Huyết nhân tạo, trị yếu tim, thiếu máu - Khương hoạt 2 lạng - Sinh địa 3 lạng - Thiên ma 5 chỉ - Đương quy 1 lạng - Đỗ trọng 5 chỉ - Ngưu tất 7 chỉ - Phụ tử (rửa rượu) 3 chỉ - Huyền sâm (tẩm gừng sao) 7 chỉ Các vị tán nhỏ, luyện mật, làm hoàn cỡ trái táo Một lần uống 10 hoàn với rượu nước nóng, lúc bụng đói (kỵ thai).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - VÔNG NEM

Còn gọi là cây Lá Vông (Erythrina variegata L.) thuộc họ Đậu (Fabaceae). Mô tả: Cây to, cao tới 10m, vỏ xanh rồi nâu, có nhiều gai ngắn. Lá mọc so le, có 3 lá chét hình tam giác. Vào tháng 3 - 5, sau khi lá rụng, cây ra hoa. Chùm hoa dày gồm nhiều hoa màu đỏ chói. Quả đậu không lông, có eo giữa các hạt. Hạt hình thận, màu nâu.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - NGŨ TRẢO

Còn gọi là Hoàng kinh, Chân chim (Vitex negundo L.) thuộc họ củ Roi ngựa (Verbenaceae). Mô tả: Cây có kích thước thay đổi, thường cao 3 - 5m, có cành phủ lớp lông dày đặc và mịn màu xám hay xám nâu. Lá mọc đối, có cuống có 3 - 5 lá chét hình ngọn giáo nhọn, mép nguyên (ở var. Incisa Clarke) lá chét có răng, cây đẹp hơn; lá dài 5 - 10cm, rộng 2,5cm, màu lục trắng nhạt. Hoa nhỏ, nhiều, mọc thánh chùy xim ở ngọn, phủ một lớp lông màu xám trắng hay xám nâu. Quả đen hay vàng, dạng quả mọng, lõm ở đỉnh, nhẵn, bao bởi đài đồng trưởng, chứa 4 hạt. Mùa hoa quả: tháng 5 - 7.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - LỰU

Lựu còn gọi là Thạch Lựu (Punica granatum L.) thuộc họ Lựu (Punicaceae). Mô tả: Cây nhỏ, cao tới 5 - 6m, có thân thường sần sùi mầu xám. Rễ trụ khỏe, hóa gỗ, dạng con thoi, phân nhánh, màu nâu đỏ ở ngoài, màu vàng nhạt ở trong, có võ mỏng dễ bóc. Lá đơn, nguyên, mọc đối, bóng loáng. Hoa mọc đơn độc hoặc tụ hợp thành cụm 3 - 4 cái ở ngọn cành. Hoa có 5 – 6 lá đài hợp ở gốc, 5 - 6 cánh hoa màu đỏ chói, rất nhiều nhị và bầu nhiều ô, xếp thành 2 tầng chồng lên nhau, chứa nhiều noãn. Quả mọng, có vỏ dày, tròn, phía trên có mang đài còn lại, có vách ngang chia thành 2 tầng, các tầng này lại chia ra các ô chứa nhiều hạt tròn có vỏ hạt mọng ăn được.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CHÙM RUỘT

Còn gọi là Tầm duột, Tâm ruộc (Rhyllunthus acidus (L.) Skeels) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Mô tả: Cây nhỏ, cao tới 5m hay hơn, có thân nhẵn, Cành non màu lục nhạt, cành già màu vàng xám, mang nhiều vết sẹo của lá cũ. Lá kép, mọc so le, có cuống dài mang nhiều lá chét mỏng, gốc tròn, chóp nhọn. Hoa nhỏ, mọc thành xim đơm 4 - 7 hoa màu đỏ ở kẽ lá đã rụng. Quả mọng, có khía, khi chín màu vàng nhạt, vị chua, ngọt nhạt. Mùa hoa: tháng 3 - 5; mùa quả: tháng 6 - 8.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÂY BÌNH VÔI

Bình vôi (Stephania sp) thuộc họ Tiết dê (Menis permaceae). Mô tả: Thường ta hay sử dụng 2 loại Bình vôi: Bình vôi lá nhỏ (Stephania pierrei Diels) và Bình vôi hay Cù một. Dây mối trơn, Ngải tượng (Stephania glabra (Roxb.) Miers). Loài Bình vôi lá nhỏ là dây leo dài 1 - 2 cm. Toàn cây không có lông, thân non có màu xanh. Lá mọc so le, cuống dài 2,5 - 4cm, hơi phình to ở gốc, dính vào phía trong phiến lá; phiến lá hình tim gần như tròn, hơi dày, dài 2,5 - 4 cm, rộng 2 - 3 cm, hai mặt xanh lục, có 9 - 10 đôi gân lá tỏa tròn, xuất phát từ nơi đính của cuống lá. Hoa đực cái khác gốc, thường là nhỏ, hợp thành tán đơn, đôi khi kép. Còn loài Bình vôi chính thức thường nói đến, có thân dài hơn, phiến lá lớn hình tim, đầu lá thuôn nhọn.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - BỆNH TIM MẠCH

Bài 1 - Thành phần: Cùi vải 50 gam, hạt sen 30 gam. - Cách chế: Đem sắc như sắc thuốc. - Công hiệu: Điều trị hồi hộp, loạn nhịp tim. - Cách dùng: Mỗi ngày uống 2-3 lần.