Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Giải Nhiệt

Cây Hoa Chữa Bệnh - THUỶ TIÊN

Tên khác: Thủy tiên hoa (cây), Nữ sử hoa (cây). Tên khoa học: Nareissus tazetta L.var.chinensis Roemer. Họ Hoa loa kèn (Amaryllidaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc xứ ôn đới, Á nhiệt đới. Trước đây Thuỷ Tiên được nhập từ Nhật Bản và Trung Quốc vào miền Bắc Việt Nam, trong dịp Tết để làm cảnh.

Cây Hoa Chữa Bệnh - THẠCH HỘC

Tên khác: Kim thoa Thạch hộc, Kim thạch hộc, Điếu lan (hoa). Tên khoa học: Dendrobium nobile Lindl. Họ Lan (Orchidaceae). Nguồn gốc: Phân bố từ 6,8 độ vĩ bắc đến 56 độ vĩ nam, chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Myanma và các nước nhiệt đới, Á nhiệt đới và châu Mỹ. Châu Á có 250 chị, 6800 loài. Ở Việt Nam có khoảng 125 chi, trên 800 loài Lan, mọc ở vách đá, hốc đá; sống phụ sinh, sống bì sinh trên cây khác. Một số mọc trên đất hoặc  sống hoại sinh. Có nhiều loài Lan cho hoa đẹp, hương thơm, dùng trang trí, làm cảnh, được nhiều người ưa thích. Có nước đã dùng kỹ thuật nuôi cấy mô để giữ giống và gây nhiều giống mới, giống quý. Lan là nguồn lợi xuất khẩu quan trọng ở một số nước (Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ ...). Ở Việt Nam đã kết hợp cách trồng cổ truyền với kỹ thuật hiện đại để sản xuất nhiều Lan và xuất khẩu. Lan kim thoa Thạch hộc mọc hoang ở Việt Nam, nhất là ở khắp rừng núi miền Bắc. Thạch hộc không những là cây hoa đẹp mà còn là cây thuốc tốt.

Cây Hoa Chữa Bệnh - TẦM XUÂN

Tên khác: Tường vi, Dã tường vi. Tên khoa học: Rosa multiflora Thunb. Họ Hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây mọc hoang ở rừng núi Việt Nam và phân bố ở cả Trung Quốc, Nhật Bản. Mô tả: Tầm xuân giống cây hoa Hồng, cao khoảng 2 m, cành nhiều gai. Lá kép lông chim, có 3 - 4 đôi lá chét nhỏ hình bầu dục, đài 2 - 5cm, rộng 1 - 3 cm. Hoa 5 cánh, màu đỏ hoặc trắng, có mùi thơm. Cây cho nhiều hoa. Mùa hoa: tháng 5 - 6.

Cây Hoa Chữa Bệnh - SEN CẠN

Tên khác: Cây Hạn liên hoa, Kim liên hoa, Hạn kim liên. Tên khoa học: Tropaeolum majus L. Họ Sen cạn (Tropaeolaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc ở đãy núi Andes Nam Mỹ. Những châu Mỹ; quân của F. Pizarre (Thế ký 16) đi chinh phục Perou mang cây thuốc này về Tây Ban Nha, châu Âu, cùng với những kho vàng cướp được của các vua, chúa vương quốc Quichua ở Perou Nam Mỹ (Thời kỳ tìm ra châu Mỹ). Tên đặt cho cây thuốc là  Tropaeolum, xuất xứ bởi từ Tropalon có nghĩa là “chiến tích”; vì hoa và lá cây này giống hình mũ sắt và khiên, có trên tượng đài và các bức tường trang trí, chiến tích (mũ và khiên). Còn cựa cánh hoa lại giống hình chiếc mũ chùm đầu (gắn liền với áo), hoặc mũ thầy tu (capuce, capuchon) nên tên là “capucine”. Còn tiếng Việt gọi tên cây là cây Hạn liên, Sen cạn.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA THIÊN LÝ

Tên khác: Cây hoa Lý; Dạ lai hương. Tên khoa học: Telosma cordatum (Burm. f.) Merr. [Pergularia minor Andr., Pergularia odoratissima Sm., Asclepias cordata Burm. f.; Asclepias odoratissima Roxb.]. Họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Quốc, Ấn Độ; được trồng phổ biến ở Đông Nam Á (Việt Nam, Indonesia v.v...). Cây có hoa thơm dịu, thường nở vào chiểu tối và thơm vào ban đêm nên gọi là Dạ lai hương. Cây được trồng giàn làm cảnh; ra hoa vào tháng 4 đến tháng 9; ong rất thích hút mật hoa Lý. Hoa Lý có thể nấu canh ăn thơm mát. Ở Indonesia, trồng Thiên lý làm cây cảnh; hoa làm hương liệu; lá, hoa, rễ, ăn được. Ở Việt Nam trồng Thiên lý làm cây cảnh, lấy bóng mát và hương thơm từ hoa Lý; nấu canh hoa Lý và làm dược liệu từ hoa, lá, rễ.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA PHÙ DUNG

Tên khác: Mộc Phù dung, Địa Phù dung (Hoa). Tên khoa học: Hibicus mutabilis L. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây có thể nguồn gốc từ Trung Quốc, mọc hoang và được trồng ở Việt Nam, Indonesia và Đông Nam Á. Ở Indonesia (Java), cây được trồng ở độ cao 1 - 900 m, cây bụi cao 2 - 4 m, hoa to màu đỏ, được trồng làm cảnh và làm thuốc trị bệnh. Cây được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Philpin, Nhật Bản... Ở Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng ở mọi nơi để làm cây cảnh và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA NGŨ SẮC BỒNG ỔI

Tên khác: Cây Cứt lợn; Bông ổi; hoa Tứ thời; Trám ổi, Mã anh đan; Ngũ sắc mai; Thiên lan thảo, Thổ hồng hoa. Tên khoa học: Lantana camara L. Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Nguồn gốc: Chi Lantana L. mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở châu Mỹ nhiệt đới, Á nhiệt đới và các nước châu Á như: Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Sumatra. Cây mọc ở độ cao 1.700m. Ở Việt Nam, Bông ổi mọc hoang ở khắp nơi, ở ven đường, hoặc được trồng làm cảnh làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA NGŨ SẮC

Tên khác: Cây hoa Cứt lợn, Cỏ hôi, Thắng Hồng kế. Tên khoa học: Ageratum conyzoides L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc châu Mỹ nhiệt đới, được trồng ở Đông Nam Á như ở Việt Nam, Indonesia. Ở Indonesia, cây mọc hoang và được trồng ở Java. Cây thảo, cao tới 1,2 m, hoa tím, trắng, lá có mùi hôi, cây được dùng trong y học cổ truyền. Ở Việt Nam, cây mọc hoang khắp mọi nơi, ở bò ruộng, bên lề đường, bãi cỏ; có nơi mọc tập trung nhiều, từng đám rộng lớn.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA BƯỞI

Tên khác: Dịu, Hoa châu địu, Hoa guất hồng. Tên khoa học: Citrus grandis (L.) Osbeck [Citrus maxima (Burn.) Merr.]. Họ Cam (Rutaceae). Nguồn gốc: Theo một số tài liệu Bưởi có nguồn gốc từ Malaysia, song có một tài liệu khác lại cho rằng Bưởi có nguồn gốc Đông Ấn (tài liệu cổ nêu vùng này bao gồm Ấn Độ, bán đảo Malaysia, bán đảo Đông Dương, Indonesia). Cuối thế kỷ 17, thuyển trưởng Shaddock mang giống Bưởi từ Đông Ấn sang châu Mỹ, trồng ở West Indies (Tây Ấn: gồm những quần đảo Angti lớn, nhỏ và Bahama), ở giữa Bắc Mỹ và Nam Mỹ (đến nay từ Shaddock có nghĩa là Bưởi hình quả lê). Cây Bưởi hiện nay được gây trồng ở các nước Đông Dương; Nam Trung Quốc, Nam Nhật Bản; Tây Ấn; một số nước vùng Địa Trung Hải và vùng nhiệt đới châu Mỹ. Gần đây, một số nước Đông Nam Á trồng nhiều Bưởi và xuất khẩu như: Thái Lan, Philippin; xuất khẩu sang Hồng Kông, Singapor, Malaysia. Việt Nam cũng đang trồng nhiều Bưởi để dùng ở trong nước và xuất khẩu, diện tích trồng được tăng nhanh. Các giống được chú ý nh

Cây Hoa Chữa Bệnh - CỐC TINH THẢO

Tên khác: Cỏ dùi trống, Cỏ cúc áo, Cỏ đuôi công Tên khoa học: Eriocaulon sexangulare L. Họ Cỏ dùi trống (Eriocaulonaceae) [E. Walliehianum, Mazt]. Mô tả: - Cỏ dùi trống (còn có tên: Hoa nam cốc tinh thảo). Cỏ nhỏ, sống hàng năm; rễ chùm, thân ngắn; lá dài dẹt, nhẵn, nhiều gân dọc, dài 6,5 - 15 cm, rộng 0,2 - 1cm. Cụm hoa hình đầu, màu trắng mốc, mọc trên cán dài 10 - 20cm, gồm nhiều hoa đực và hoa cái. Quả nang chứa 1 hạt. Mùa hoa và quả: tháng 5 - 7. Cỏ mọc hoang ở nơi ẩm thấp, ruộng nước, bãi lầy.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA SỮA

Tên khác: Mùa cua, Mò cua, Tượng bì mộc Tên khoa học: Alstonia scholaris (L.) R. Br. Họ Trúc đào (Apocynaceae). Nguồn gốc: Chi cây này được phân bố từ vùng nhiệt đới Tây Phi tới quần đảo Marquesas (quần đảo thuộc Polynesia), ở vùng cực đông (nam) Thái Bình Dương và từ vùng Himalaya, ở phía Bắc tới vùng New South - Wales ở phương Nam. Trong số 40 loài thuộc chi Alstonia R.Br; cây Sữa được phân bố ở Srilanka, Ấn Độ, Malaysia, lục địa Đông Nam Á, và miền nam Trung Quốc. Ở Indonesia, cây Sữa mọc ở rừng tạp giao và rừng gỗ Tếch hoặc một số làm cây tại làng xã; ở độ cao 1 - 1050 m. Ở Việt Nam, cây Sữa mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Ở thành phố, làm cây bóng mát. các đường phố ở Hà Nội vào mùa thu thơm nồng mùi Hoa Sữa. Cây còn được trồng làm thuốc và lấy gỗ.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY LAY ƠN

Tên khác: Cây hoa Dơn Tên khoa học: Gladiolus communis L. Họ Lay ơn (Iridaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc ở Đông Nam châu Phi, được trồng và tạo giống ở châu Âu, nhập vào Việt Nam ở đầu thế kỷ 20, Chỉ Lay ơn gladiolus gồm nhiều loài được trồng nhiều ở châu Âu, châu Á như ở Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia. Trung Quốc có giống Gladiolus yunnanensis Van Houtt. Ở Indonesia có trồng Gladiolas odoratus indicus Rumph. Việt Nam trồng nhiều Gladiolus communis.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA PHẤN

Tên khác: Tử mạt ly. Tên khoa học: Mirabilis Jalapa L. Họ Hoa phấn (Nyctaginaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Mêhicô, châu Mỹ, được trồng ở châu Á, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia. Ở Trung Quốc, rễ cây (= Tử mạt ly căn) được dùng làm thuốc. Ở Indonasia, cây được trồng ở Java, ở độ cao 1 – 1.200 m, làm cây cảnh và làm thuốc, Ở Việt Nam trồng làm cây cảnh và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA MƯỜI GIỜ

Tên khác: Cây hoa Tùng diệp, Ngọ thời hoa; Bán chi liên, Đại hoa mã xỉ hiện. Tên khoa học: Portulaca grandiflora Hook. Họ Rau sam (Portulacaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc Brazin (Ba Tây), Nam Mỹ: Chi Portulaca có 50 loài. Ở Việt Nam thường gặp một số loài như rau sam (P. olearaceae), cây Hoa mười giờ (P. grandiflora) v.v... Sở dĩ có tên Portulaca vì cây có quả nang kín với những hạt; khi quả già, nứt, mở ra như cửa (porta) mở. Cây Hoa mười giờ còn có tên Hán Việt là Ngọ thời hoa, cũng có nghĩa là có hoa nở vào khoảng giờ Ngọ (buổi trưa). Cây Hoa mười giờ được trồng làm cảnh, hoa đơn hay kép màu tím, đỏ hoặc vàng; mọc ở ngọn cành, thường nở vào lúc 10 giờ sáng và tàn trong ngày. Là cây hoa mùa hè, dễ trồng, thân bò lan trên mặt đất; thường trồng ở các vườn hoa; rìa luống. Ở Hà Nội (Việt Nam), trồng 2 giống: - Hoa mười giờ kép, hoa to, nhiều lớp cánh màu cánh sen, cây này mọc khoẻ. - Cây mười giờ hoa nhỏ, một lớp cánh, nhiều màu sắc; cây này mọc yếu. Trồng bằng gieo hạt hay giâm ng

Cây Hoa Chữa Bệnh - CẨM CHƯỚNG HOA MĨ

Tên khác: Cẩm chướng tuyệt đẹp, Tráng lệ, Củ mạch, Đại lan, Trúc tiết thảo, Đại cúc. Tên khoa học: Dianthus superbus L. Họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae) Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Quốc, mọc ở trong bụi cỏ, sườn đồi hoặc khe nứt. Cây thường phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu.

Cây Hoa Chữa Bệnh - BỤP DẤM (BỤP GIẤM)

Tên khác: Đay Nhật Tên khoa học: Hibiscus sabdariffa L. [Sabdariffa Kostel., Sida sabdariffa L.]. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc châu Mỹ nhiệt đới; được trồng nhiều ở Indonesia, Srilanka, Ấn Độ, Thái Lan, Băng la đét, Việt Nam, châu Mỹ và châu Phi nhiệt đới để lấy sợi ở thân và lấy đài hoa làm thuốc. Ở Việt Nam, trước đây trồng đay Nhật lấy sợi và sau này từ năm 1990, phát triển trồng để lấy sợi và lấy đài hoa để dùng ở trong nước và xuất khẩu.

Cây Hoa Chữa Bệnh - BÔNG GẠO

Tên khác: Mộc miễn Tên khoa học: Gossampinus malabarica (DC.) Merr. Họ Bông gạo (Bom bacaceae). Nguồn gốc và mô tả: Cây nguồn gốc ở Ấn Độ, được trồng ở Đông Nam Á, (ở độ cao 1 - 900 m) như Việt Nam, Indonesia. Ở Indonesia, cây Bông gạo là loại cây gỗ to, cao tới 15 m; hoa to màu đỏ, có khi chuyển thành da cam hay màu vàng. Vỏ và thân cây chứa tanin và sợi. Cây Bông gạo ở Việt Nam, mọc hoang ở miền đồi núi và được trồng ở 2 bên đường; cây lấy gỗ và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - BẠCH MAI

Tên khác: Mai, Mắc mòi (Tày), Má pheng (Thái), Xuân mai, Đào mai, Hồng mai, Hắc mai, Mai, Mơ. Tên khoa học: Flos Mume et Fructus Mume (Prunus mume (Sieb.) Sieb. et Zucc. Họ hoa hồng (Rosaceae).

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - ĐẬU ĐEN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Đậu đen vị ngọt, tính hàn, không độc, có công hiệu trừ được phong, thấp, nhiệt, giải được các chất độc, làm tăng sinh lực, nhuận da thịt. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị thương hàn: Lấy đậu đen sao chín bốc mùi thơm thì cho ngay vào rượu và uống khi còn đang nóng. Uống thấy nôn ra, lại uống tiếp đến khi vã mồ hôi thì ngưng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY SEN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Toàn bộ cây sen từ củ đến hạt đều là thuốc quý và không hề gây độc. +) Ngó sen (liên ngẫu): là phần thêm rễ hình trụ mọc trong bùn dùng làm thức ăn và thuốc cầm máu trong các trường hợp đại tiểu tiện ra máu, nôn ra máu, máu cam, tử cung xuất huyết. Ngày dùng 6 - 12g dưới dạng sắc.