Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Vị Thuốc Nguồn Gốc Động Vật

CÁC VỊ THUỐC KHÁC NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT - Tóc Rối

Còn gọi là huyết dư, đầu phát, nhân phát, loạn phát. Tên khoa học Crinis. Người xưa cho rằng tóc là do huyết thừa sinh ra, cho nên gọi tóc là huyết dư (dư là thừa). Tóc nói ở đây là tóc người - Homo sapiens L. thuộc họ Người Hominidae. Tóc nam hay nữ đều dùng được. Tóc có thể lấy quanh năm ở các hàng thợ cạo, lấy về dùng nước có xà phòng hay nước có pha chất kiềm (xút - NaOH hay cacbonat kiềm) rửa sạch, phơi khô. Người có thể dùng tóc rửa sạch phơi khô hay đem đốt lên gọi là huyết dư thán - Crinis carbonisatus còn gọi là loạn phát thán hay đầu phái thán hoặc nhân phát thán.

CÁC VỊ THUỐC KHÁC NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT - Tàm Sa

Còn gọi là phân tằm, tám mễ, vãn tàm sa. Tên khoa học Faeces Bombycum hoặc Exerementum Bombycis.

CÁC VỊ THUỐC KHÁC NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT - Ngũ Linh Chi

Còn gọi là thảo linh chi, ngu linh tử, hàn trước phần, hàn hiệu trùng phẩn, hàn hiệu điểu. Tên khoa học Facces Trogopterum.

CÁC VỊ THUỐC KHÁC NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT - Nhân Trung Bạch

Còn gọi là nhân niêu bạch, thiên niên băng, vạn niên sương, thu bạch sương, niệu bạch đảm, đạm thu thạch.  Tên khoa học Calamitas Urinae hominis. Nhân trung bạch là cặn của nước tiểu của người để lâu trong chậu, nước bốc hơi đi còn lại cặn đọng thành bánh, dòn và khai. Cặn này càng phơi nắng lâu càng tốt. Khi dụng lại còn phải nung cho kỹ nữa.

CÁC VỊ THUỐC KHÁC NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT - Long Duyên Hương

Còn gọi là long duyên, long phúc hương, long tiết, Ambre gris. Tên khoa học Ambra grisea. Long duyên hương có nghĩa là nước dãi của con rồng (long là rồng, duyên hay diên là nước dãi, hương là có mùi thơm). Sự thực thì không phải là dãi con rồng mà chỉ là một chất đặc, sản phẩm tiêu hóa ở trong ruột của một loại cá ông (cá voi) Physeter macrocephalus L (P.catodon L.) thuộc họ Cá voi Physeteridae. Chất này do cá bài tiết ra nổi trên mặt biển, trôi dạt vào bờ biển, người ta nhặt về dùng làm thuốc và chế nước hoa hoặc hương liệu.

CÁC VỊ THUỐC KHÁC NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT - Phân Người

Còn gọi là cứt người, nhân phần, hoàng long thang, hoàn nguyên thủy, phấn thanh, nhân trung hoàng. Tên khoa học Excrementum Hominis. Chú thích về tên hoàng là màu vàng, long là con rồng, thanh là thuốc sắc, vì phân người giống hình con rồng, màu vàng nên gọi như vậy cho thanh nhã; nhân là người, trung là trong, hoàng là màu vàng. Gọi phân người là chất màu vàng trong con người cũng là để cho thanh nhã. Hoàn là trở về, nguyên là nguồn gốc, ý nói từ phân bốn cho cây lúa người ta ăn vào lại thải ra xem như trở về nguồn gốc.

CÁC VỊ THUỐC KHÁC NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT - Nước Tiểu

Còn gọi là đồng tiện, nhân niệu, luân hồi tửu, hoàn nguyên thang. Tên khoa học Urina Hominis. Trong những tên khác nhau tên đồng tiện chỉ dành chỉ nước tiểu của trẻ em thường là của trẻ em trai, dưới 12 tuổi, mạnh khỏe. Nhưng trong những tài liệu cổ, ngoài nước tiểu trẻ em ra, người ta dùng cả nước tiểu người lớn với tên nhân niệu (nước tiểu của người lớn). Rồi vì không coi nước tiểu của người lớn là chất cặn bã do người thải ra, mà là vị thuốc quý nếu biết dùng nên mới gọi là luân hồi tửu (thứ rượu uống vào, thải ra lại uống vào), hoàn nguyên thang (thang thuốc đưa trở về cội nguồn). Hiện nay chúng ta đã biết nước tiểu không hoàn toàn là chất thải, chất cận bã của chuyển hóa, mà nước tiểu được hình thành từ máu khi qua hai quả thận, rồi chuyển vào niệu quản và xuống bọng đái. Trong 24 giờ, hai quả thận lọc được từ máu 180 lít nước (gấp 3 lần trọng lượng cơ thể 50kg). Nếu không đưa lượng nước ấy (trong đó có chất muối và nhiều chất khoáng vô cùng cần thiết cho cuộc sốn

CÁC VỊ THUỐC KHÁC NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT - Nước Bọt

Còn gọi là nước dãi, nước miếng, thần thuỷ (nước thần), quỳnh dịch (nước ngọc), ngọc tương (nước ngọc), kim tân ngọc dịch, quỳnh dịch dưỡng sinh pháp (phép dưỡng sinh bằng nước bọt). Tên khoa học Saliva.

CÁC VỊ THUỐC KHÁC NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT - Bạch Cương Tàm

Còn gọi là cương tàm, cương trùng, thiên trùng. Tên khoa học Bombyx cum Botryte, Bornbyx botryticatus. Bạch cương tàm là con tằm Bombyx mori L. thuộc họ Tằm Bombycidae bị một bệnh do khuẩn Botrytis bassiana Bals hoặc Beauveria bassiana (Bals) Vuill làm chết cứng, sắc trắng như vôi.