Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Tê Thấp và Đau Nhức

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CỨT LỢN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây cứt lợn vị đắng tính mát, bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp. Thường được dùng làm thuốc trừ phong thấp, tê bại nửa người, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, lở ngứa mụn nhọt. Ngày dùng 12 - 16g sắc hoặc tán bột, ngâm rượu uống. Để chế biến dùng lâu dài thì chọn cả cây trừ rễ, thu hái khi hoa sắp nở, chặt ngắn 2 – 3cm phơi khô. Trong điều kiện lý tưởng, 1 kg được liệu cũng được hong tẩm 9 lần, nhưng 3 lần đầu tẩm với rượu, 3 lần sau tẩm với mật, 3 lần cuối tẩm với nước gừng. Thường thì chỉ cần làm 3 lần với 3 nguyên liệu tẩm cũng tốt (tỉ lệ chất đem tẩm bằng 20% trọng lượng dược liệu, mật thì hòa với nước cho vừa loãng, gừng thì giã nát vắt lấy nước).

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ - HÀ THỦ Ô TRẮNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hà thủ ô (đỏ và trắng) làm thuốc bổ máu, trị suy nhược thần kinh, phong thấp tê bại, lưng đau gối mỏi, nam di tinh, nữ bạch đới, ỉa ra máu, tóc bạc hay rụng. Ngày dùng 12 - 20g sắc, tán bột hoặc ngâm rượu uống. Khi uống, kiêng ăn hành và nếu là người hay bị táo bón cũng không nên dùng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY VÔNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Vông có vị đắng, tính bình, có tác dụng an thần, chữa mất ngủ do lo âu, hồi hộp. Liều dùng 8 - 16g lá khô sắc uống hoặc nấu canh. Thường phối hợp với lạc tiên (lồng đèn, nhãn lồng), lá dâu...  Bột lá vông đã rửa sạch với thuốc tím khi rắc lên vết thương sẽ chống nhiễm khuẩn và mau lành.  Người ta dùng vỏ cây vông chữa phong thấp, lưng gối đau nhức, ngày dùng 5 - 10g sắc, nấu cao hoặc ngâm rượu uống.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY Ô DƯỢC

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ, thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là mùa đông khi phơi khô rễ có hình thoi; hơi cong. Mặt ngoài có màu nâu nhạt, có nếp nhăn dọc, mặt trong có màu trắng vàng. Mùi thơm, có vị cay đắng hơi ngọt. Ngoài tác dụng như cây ô dước; rễ và vỏ cây ô dược còn có tác dụng làm thuốc lợi tiểu, điều kinh, tẩy giun và diệt khuẩn. Dầu ép từ quả ô dược bôi vết loét vết thương, ghẻ, mụn, mủ.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CÁCH

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cách có vị ngọt đắng, tính mát, tác dụng trợ tỳ mát gan, sáng mắt, tiêu độc, lợi tiểu. Rễ cây cách có tác dụng thông kinh mạch, tán ứ kết, trừ tê bại, lợi tiêu hóa. Cây cách được dùng để trị phù do gan, xơ gan và trị lỵ. Còn được dùng để trị thấp khớp và làm lợi sữa, ở một số nơi, người ta dùng trị đau dây thân kinh, rễ dùng chữa di chứng xuất huyết não. Ngoài ra còn dùng trị đau gan, đau dạ đày và làm thuốc hạ sốt. Liều dùng 8 - 12g lá, đọt cây phơi sấy khô hoặc sao vàng, rễ dùng 6 - 8g.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HẠT TIÊU (HỒ TIÊU)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Tiêu sọ chuyên trị thổ tả, trừ hàn thấp và diệt khuẩn. Tiêu đen làm ấm bụng tăng sức nóng ở bên trong vừa làm tan khí lạnh ở bên ngoài, chữa cảm hàn vừa làm toát mồ hôi. Hạt tiêu có vị cay, đắng, nóng và nhiệt có độc nhẹ tác dụng vào 4 kinh: Tì, vị, phế và đại tràng. Khi ăn có ảnh hưởng nhẹ tới huyết áp và tim đập mạnh hơn nhưng chỉ sau ít phút là trở lại bình thường. Công hiệu chữa trị chính của hạt tiêu là: ôn trung; hạ khí, trị cảm hàn, tiêu đờm, giải độc, trị đầy bụng, trị buồn nôn ói mửa, chứng lạnh bụng, ỉa chảy, lị do hàn, giải độc thức ăn, chữa sâu răng, đau răng, trúng hàn, đau vùng tim suyễn, sát trùng... Liều dùng thường là 1 - 3g. Hạt tiêu chỉ dùng với liều lượng vừa phải dùng nhiều quá hại phổi, ăn hạt tiêu quá nhiều sẽ độc cho ngũ tạng, mờ mắt, đau trĩ và phát mụn nhọt. Nếu bị những hiện tượng trên thì nấu đỗ (đậu) xanh ăn để giải độc.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY MÃ TIỀN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hạt mã tiền vị đắng tính lạnh có độc. Có tác dụng mạnh tì vị, mạnh gân cốt, trừ phong tê thấp. Hạt mã tiền sau khi chế biến chỉ dùng tối đa cho người lớn là không quá 1g trong 1 ngày, chuyên trị chứng nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, thiếu máu. Có thể bào chế hạt mã tiền như sau: - Cho hạt mã tiền vào chảo cát nóng rang như rang ngô cho cháy hết lông, khi nứt vỏ thì lấy ra sàng bỏ cát và vỏ, mầm. Tán thành bột và cất kín. Lưu ý: Phụ nữ có thai, người già yếu và trẻ nhỏ dưới 4 tuổi không được dùng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CẦN TÂY

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau cần tây có vị đắng, mát, ngọt, thơm và không độc có công hiệu chữa trị chủ yếu: bình gan, thanh nhiệt, khử phong, lợi thấp, trị cao huyết áp gây hoa mắt nhức đầu và trị sưng tấy.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY VỪNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hạt vừng vị ngọt, tính hàn không độc, chất trơn, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt kết bên trong, sát trùng, dễ đẻ, trị mụn nhọt... MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng thương hàn: Lấy hạt vừng đen còn tươi giã nát, ép lấy một tách (tách uống trà) rồi cho thêm nửa tách nước và một lòng trắng trứng, khuấy đều tất cả rồi uống hết một lần trong ngày. Uống như thế khoảng 3 - 4 lần.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - ĐẬU ĐEN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Đậu đen vị ngọt, tính hàn, không độc, có công hiệu trừ được phong, thấp, nhiệt, giải được các chất độc, làm tăng sinh lực, nhuận da thịt. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị thương hàn: Lấy đậu đen sao chín bốc mùi thơm thì cho ngay vào rượu và uống khi còn đang nóng. Uống thấy nôn ra, lại uống tiếp đến khi vã mồ hôi thì ngưng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU HUYÊN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hoa rau huyện vị ngọt tính mát, lợi tiểu tiện, tiêu thức ăn, chữa vàng da do rượu, an thai, chữa vú sưng đau, trừ thấp nhiệt.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY ĐINH LĂNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây định lăng có 2 loại: Định lăng lá xẻ và định lăng lá tròn. Trong định lăng lá xẻ cũng có loại lá xẻ to và lá xẻ nhỏ. Chỉ có loại định lăng lá xẻ nhỏ mới được sử dụng làm thuốc. Rễ củ và cành lá đinh lăng được sử dụng làm thuốc. Lá phải hái ở cây có độ tuổi từ 3 năm trở lên. Lá, cành phải sao riêng, cành nhỏ thì thái nhỏ và sao vàng thơm. Rễ cây đỉnh lăng rửa sạch thái thành từng đoạn ngắn sao vàng. Định lăng có công hiệu sau: - Tác dụng bổ dưỡng, làm cho người suy yếu chóng hồi phục, ăn ngon, ngủ tốt và tăng cân. - Tăng lực, tăng khả năng lao động, chống mệt mỏi, chóng phục hồi sau lao động mệt mỏi. - Làm tăng khả năng thích nghỉ của cơ thể đối với nhiệt độ nóng, rối loạn tiền đình, nhiễm ký sinh trùng sốt rét, trạng thái stress. - Đinh lăng gây hoạt hóa nhẹ và đồng bộ ở các tế bào thần kinh, tăng biên độ điện thế vỏ não, tăng hoạt động của các tế bào thần kinh, tăng độ nhớ. Một số nơi dùng đình lăng làm thuốc chữa ho thông tiểu, thông sữa và chữa kiết lỵ: Dùng

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY TẦM GỬI (CHÙM GỬI)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Tầm gửi là các giống cây ký sinh trên các cây lớn có thân cứng. Trong các đơn thuốc xưa nay chỉ thấy ghi rõ một giống tầm gửi là tầm gửi trên cây dâu tằm, gọi là tang ký sinh. Tang ký sinh có tác dụng trừ phong thấp, nhức mỏi, tê bại, đau lưng mỏi gối, chữa động thai, đau bụng. Trên thực tế, tầm gửi dâu rất hiếm nên người ta còn dùng cả tầm gửi trên cây khế, cây mía, cây sau sau... nói chung là trên các loại cây không gây độc. Người ta còn dùng tầm gửi trên cây ngái (cũng rất hiếm) để chữa bệnh viêm cầu thận.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY DÂU TẰM

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây dâu tằm ngoài việc lấy lá cho tằm ăn, còn dùng để làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Trong dân gian và Đông y thì rễ cùng lá và cây tầm gửi trên thân dâu đều sử dụng làm thuốc chữa một số bệnh rất công hiệu. 1. Vỏ rễ cây dâu: Còn gọi là tang bạch bì có công hiệu chữa ho ra máu, ho do phổi nóng; ho lâu ngày không khỏi. 2. Cành dâu: Còn gọi là tang chi có công hiệu chữa chân tay co quắp, đau lưng nhức mồi. 3. Lá dâu: Lá dâu có công hiệu chữa các bệnh như cảm mạo phát sốt, ra mô hôi trộm, mụn nhọt không liền miệng, mắt ứ máu, họng đau, chảy nước mắt. 4. Tầm gửi dâu: Còn gọi là tang kí sinh có công hiệu chữa trị đau lưng nhức mỏi và động thai. 5. Tổ bọ ngựa trên cây dâu: Còn gọi là tang phiêu tiêu có công hiệu chữa trị chứng đi tinh, liệt dương, đái dầm, đái són.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CÚC VẠN THỌ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây cúc vạn thọ có 2 loại: loại cao lớn và loại thấp lùn. Loại cao lớn chính là loại có hoa dùng làm thuốc. Lấy 20 gam hoa cúc vạn thọ trộn với một ít đường, hấp cơm dùng làm thuốc chữa kiết ly rất hiệu nghiệm.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY XƯƠNG SÔNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Chữa một số bệnh cảm sốt, đầy bụng, chảy máu cam, vết thương chảy máu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CHUỐI TRỊ CHỨNG RỤNG TÓC NHIỀU

* Đặc tính: Chuối là loại cây trái phổ biến nhất nước ta, có nhiều giống chuối: Chuối bom, chuối cau, chuối chà, chuối tiêu, chuối sáp, chuối sứ... chuối cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chứa nhiều phốt pho, magnessium, potassium, sắt, caleium, hydrat carbon (tinh bột và đường). vitamin A, B, C cần thiết cho sự phát triển cơ thể, quân bình hệ thần kinh, tăng trưởng hệ xương, tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể. Theo y học cổ truyền, chuối có vị ngọt, tính bình, bổ tỳ vị, nhuận trường, lợi tiểu. Chuối có tính hàn, người có cơ thể hàn, phổi yếu đờm nhiều, hen suyễn, sốt rét chưa khỏi hẳn không nên ăn.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY SIM CHỮA ĐAU LƯNG

* Đặc tính: Ở miền trung du và rừng núi nước ta, cây sim mọc hoang rất nhiều, có những vùng đồi trọc sim mọc phủ kín. Quả sim chín có màu tím sẫm, mùi thơm, vị ngọt chát. Sim có nhiều tên gọi như: Đào kim cương, cương nhân, sơn nhẫm, sơn đản tử. Tên khoa học là Rhodomyrtus Tomentóa Hask. Sim có vị ngọt chát tính bình, có công dụng hoạt lạc, lành huyết và bổ máu. Vào mùa thu, nhân dân thường đào cả rễ, rửa sạch, chặt nhỏ, phơi khô hoặc hái lá và quả hong khô rồi cất trữ. Nếu để uống, dùng lá và quả dưới dạng sắc hoặc ngâm rượu. Nếu dùng ngoài da, lấy quả và lá tươi đắp vào nơi bị đau.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY DÂU TẰM BỔ THẬN, MẠNH GÂN

* Đặc tính: - Cây dâu tằm tên Latinh là Morus alba, thuộc họ dâu tằm. Gọi tên dâu tằm vì lá dùng để nuôi tằm và để phân biệt với các cây khác cũng có họ tên dâu. - Cây dâu tằm cao từ 1 - 3m, thân nhỏ, lá có hình tim, xung quanh lá có mép khía. Cây trồng bằng cách giâm cành, nếu đất phủ ẩm thì tỷ lệ cành sống đạt 100%. Cây ít kén đất, chỉ cần tránh bị úng là được. - Tất cả các bộ phận của cây dâu tằm đều dùng làm thuốc để trị bệnh. Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây có tên gọi khác nhau: lá dâu gọi là tang diệp, cành dâu gọi là tang chi, quả dâu gọi là tang thầm, tầm gửi dâu gọi là tang ký sinh (cành lá của tầm gửi mọc trên cây dâu), vỏ rễ cây dâu đã bóc vỏ, còn lại phần trắng gọi là tang bạch bì...

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY RÂU MÈO TRỊ VIÊM THẬN

* Đặc tính: - Cây râu mèo tên khoa học là Orthosiphon Spiralis, thuộc họ hoa môi (Lamlaceae). Râu mèo có tính mát, vị ngọt, nhạt, hơi đắng, có tác dụng lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm, trừ khớp. - Râu mèo chứa Saponin mà chủ yếu là các orthosiphonin A, B, C, D, E; rất giàu kalium, polyacol, mesoisonitol, các Flaronoid chiếm 0,23% trong cây khô, Phytosterol (chất béo), đường pentoz, hexoz, glucoz, acid tartric, citric, 0,65% tinh dầu... - Hoa râu mèo có tiểu nhuy rất dài, toả ra trông giống như râu con mèo.