Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Viêm Phế Quản

THUỐC THANH NHIỆT GIÁNG HOẢ - THẠCH CAO (Gypsum fibrosum)

Vị thuốc dùng thạch cao sống, loại ngậm nước để uống, còn thạch cao nung chỉ được dùng ngoài. Khi cần chế biến chỉ hợ qua lửa để khử khuẩn và các tạp chất hữu cơ bên ngoài. Tính vị: vị ngọt, cay, tính hàn. Quy kinh: vào các kinh phế, vị, tam tiêu.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Bí Xanh

a. Thành nhần và tác dụng Bí xanh chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể, có khả năng điều tiết sự thăng bằng chuyển hoá trong cơ thể, giảm lão hoá, giảm nốt sần trên da và làm tăng thị lực. Bí xanh là loại bí duy nhất không có hàm lượng chất béo, nhưng lại có hàm lượng axit hodroxy malonic phong phú ức chế đường chuyển hoá thành chất béo. Do đó bí xanh là loại quả giảm béo hữu hiệu nhất. Đồng thời còn làm đẹp da, ăn bí xanh thường xuyên da sẽ trắng trẻo, mịn màng, bảo vệ được vẻ đẹp của cơ thể. Bí xanh còn có công dụng giải nhiệt, mùa hè ăn bí xanh có thể giải khát, hạ nhiệt, trừ mụn nhọt và lợi tiểu. Bí xanh chứa rất ít natri, nên đây là món ăn thích hợp cho những người viêm thận, phù nề hoặc những người có thai bị phù nề. Bí xanh tính hàn, là loại quả thích hợp cho người già lẫn trẻ nhỏ. Người mắc bệnh thận, tiểu đường, cao huyết áp, động mạch vành đều có thể ăn được. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Lê

a. Thành phần và tác dụng Lê còn có tên là khoái quả, ngọc nhũ, mật văn... Theo Đông y, lê tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh tâm giáng hoả, dưỡng huyết, sinh tân dịch, nhuận tràng, tiêu độc. Quả lê rất giàu chất dinh dưỡng. Cứ 100g lê có 86,5g nước 0,1g chất béo 02g protein, 11g carbohydrat, 1,6g xơ, 14mg canxi 13mg phot pho, 0,5mg sắt, 0,2mg vitamin Pp, các vitamin nhóm P, C, beta caroten, 1mg axit folic. 5o với các thức ăn thực vật, lê là loại có nhiều chất xơ có vai trò quan trọng trong tiêu hoá và chuyển hoá. Lê là loại quả quý đứng đầu trăm quả (bách quả chỉ tông) về tư âm nhuận táo, thanh nhiệt tiêu đờm, chữa chủ yếu gần hết các bệnh ở bộ máy hô hấp. Theo Bản thảo huyền tông thì lê để sống có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo cho lục phủ và nếu nấu chín thì bổ âm cho ngũ tạng. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Củ Mài (Hoài Sơn)

a. Thành phần và tác dụng Củ mài còn gọi là sơn dược, chánh hoài, khoai mài, có mùi vị đặc trưng, không những là thức ăn quý mà còn là loại thuốc bổ. Khoa học hiện đại đã phân tích, trong củ mài giàu tinh bột, protein, axix amin tinh khiết, chất béo, muối vô cơ và các loại vitamin B₁, B₂, axit nicotin, axit chống hoại huyết, caroten, ngoài ra còn chứa nhiều xenlulô và chất kết dính. Củ mài cung cấp cho cơ thể nhiều protein kết dính, là chất hỗn hợp protein nhiều đường, có tác dụng tăng cường sức khoẻ, để phòng chất béo lắng đọng trong hệ thống tim, huyết quản, giữ cho huyết quản đàn hồi, phòng sớm xơ cứng động mạch, giảm bớt chất béo đọng dưới da, tránh được béo phì. Có thể ngăn thoái hoá tổ chức gan, thận, đề phòng phát sinh do chất keo gây nên, giữ cho đường tiêu hoá, hô hấp và các khớp được bôi trơn.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Cải Xoong

a. Thành phần và tác dụng Cải xoong là loại cây thích sống nơi nước trong chảy nhẹ, thân dài 40cm, thân bò có mọc rễ, lá xanh mọc so le có 1 - 4 đôi lá. Hoa nhỏ trắng, mọc thành chùm ở đầu cành, quả khi chín nứt bởi 4 đường dọc. Toàn cây có mùi đặc biệt khi vò, đắng và hắc, mùa ăn rau là mùa xuân. Nếu làm thuốc thì nên hái trước khi ra hoa. Thành phần dinh dưỡng trong 100g: Nước 65,5g, protein 1,5g, gluxit 1g, xenlulô 1,4g, khoáng toàn phần 0,6g, các muối canxi 48mg, phot pho 19mg, sắt 1,5mg, còn có mangan, đồng, kẽm, iốt, vitamin C, B₁, B₂, caroten. Cải xoong là loại rau bổ dưỡng, kích thích tiêu hoá nhờ chất dầu sunlffonitơ, chống thiếu máu, lợi tiểu, phòng ngừa ung thư, là chất giải độc nicotin.

Cây Hoa Chữa Bệnh - NGỌC LAN TA (HOA TRẮNG)

Tên khác: Bạch lan, Bạch ngọc lan. Tên khoa học: Michelia alba DC. Họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc), được trồng phổ biến ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia. Ở Việt Nam, cây thường được dùng làm cảnh, lấy hoa thơm. Có thể chiết xuất được tinh dầu quý. Gỗ lõi màu nâu dùng tiện đồ mộc; phần gỗ mềm dùng khắc con dấu và đóng đồ dùng thông thường. Ngọc lan trồng bằng giâm cành hoặc bằng cây con.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA LOA KÈN TRẮNG

Tên khác: Hoa Huệ tây, hoa Xa hương bách hợp; hoa Nham hồng; nham Bách hợp (Hoa). Tên khoa học: Lilium longiflorum Thunb. Họ Hành (Liliaceae) hoặc họ Huệ tây (Liliaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc như cây Huệ tây (Lilium candidum), ở Trung Đông, châu á, mọc và trồng ở Trung Quốc, Đài Loan, Quý Châu, Quảng Đông; cây được trồng nhiều ở Việt Nam, làm cây hoa cây cảnh, rất được ưa chuộng vì hoa to, trắng đẹp và thơm dịu, Cây trồng ở vườn, ưa đất thịt hay cát pha; không chịu đất chua, trũng, cớm bóng; trồng bằng củ. Trồng tháng 10 - 11, ra hoa vào tháng 5; mỗi cây cho trung bình 6 - 8 hoa. Khi cắt chừa lại 10 - 15 cm thân và lá; chăm sóc củ đến tháng 9 bới lên; bảo quản 30 - 40 ngày, lại đựa ra trồng.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA TÍM

Tên khác: Hương Cẩn Thái. Tên khoa học: Viola odorata L. Họ Hoa tím (Violaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc châu Âu, châu Mỹ và châu Á nhiệt đới, được trồng nhiều ở châu Âu. Cây cũng được trồng ở Đông Nam Á, như Indonesia. Cây họa tím được trồng làm cây cảnh và cây bảo vệ đất, chống nước mưa xới mòn đất. Ở Việt Nam cũng trồng cây Hoa tím này. Là cây hoa được ưa chuộng, với hoa nhỏ, màu sắc nhã nhặn, mùi thơm kím đáo. Cây có lá giống lá rau má, hoa màu tím, tràng 5 cánh, bầu 1 ô và quả nang có 3 van. Ong rất thích hút mật ngọt của hoa này.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA BAN

Tên khác: Cây lão bạch hoa, Dương đề giáp (Móng dê). Tên khoa học: Bauhinia variegata Lin. Họ Vang (Caesalpiniaceae). Nguồn gốc: Cây nguyên sản ở châu Á lục địa, mọc hoang và được trồng ở vùng Tây Bắc Việt Nam; là cây hoa đẹp đặc trưng cho rừng Tây Bắc. Cây thuộc chi của cây Móng bò Bauhinia L. họ Vang, chi này có cây với lá hai thùy có hoa to, dẹt, màu trắng hoặc màu hoa cà (la văng). Cây hoa Ban phân bố ở Việt Nam, Trung Quốc và có trồng ở Indonesia làm cảnh.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CẢI SOONG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau cải soong là các món ăn có tác dụng rất tốt giúp bảo vệ sức khỏe, chống oxy hóa, chống độc, tăng sức khỏe để kháng cho cơ thể, chống hiện tưởng lão hóa bệnh lý, giữ gìn sự tươi trẻ. Rau cải soong chứa sắt nhiều nguyên tố khoáng, riêng can xi và i ốt ở dạng liên kết hữu cơ nên rất dễ hấp thụ. Một ngày ăn khoảng 10-15 g cải soong là có thể đảm bảo đủ lượng i ốt trong cơ thể chống được bệnh còi xương, bệnh béo phì, các bệnh ngoài da, bệnh xơ cứng động mạch ở người lớn tuổi. Rau cải soong có tác dụng tẩy độc, lợi tiểu, thông gan mật, góp phần làm giảm bệnh ứ máu. Ngoài ra rau cải soong có công hiệu thanh lý nhiệt khí ở phổi và dạ dày, đối với chứng huyết nóng cũng có hiệu quả. Rau cải soong nấu canh ăn mát có tác dụng giải nhiệt, phòng nhiệt có thể cầm máu và chữa bệnh phổi.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY ĐỖ QUYÊN CHỮA NẤM TÓC

* Đặc tính: Đỗ quyên có tên khoa học là Rhododendron Simsii Planch, còn gọi là sơn thạch lựu, ánh sơn hồng, mãn sơn hồng, báo xuân hoa, thanh minh hoa, sơn trà hoa... Dân gian thường thu hái hoa vào mùa xuân, lá vào mùa hạ và rễ vào mùa đông đem phơi khô trong bóng râm hoặc dùng tươi để làm thuốc.  Trong hoa chứa nhiều anthocyanin và flavonoid, anthocyanin thường thấy nhất là cyanidin 3-glucosid và cyanidin 3,5-diglucosid. Flavanoid thường thấy nhất là azaleatin 3-fhamnóyi glcosid. Trong lá và cành non có chứa Flayonoid, coumarin, triterpen, organic acid, amino acid, tamin, phenol, stenol, cardiac, glycosid, volatil oil …; riêng lá còn chứa cersolic acid và andromedotoxin. Hoa đỗ quyên vị chua ngọt, tính ấm, có công dụng hoà huyết, điều kinh, trừ đàm chỉ khái, khử phong thấp và làm hết ngứa, được dùng để chữa các chứng rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, băng lậu, tổn thương do ngã, phong thấp, thổ huyết, nục huyết...  Lá có vị chua, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, c...

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY TÁO CHUA TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN, AN THẦN

* Đặc tính: Cây táo chua hay còn gọi là táo ta, cho quả nhỏ, vị chua chát, không ngọt như những loại táo lai tạo mới, nhưng lại mang đến vị thuốc công hiệu chữa trị một số bệnh phổ biến. Lá táo chua có tác dụng long đờm, giảm ho. Hạt dùng làm thuốc an thần.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - AN TỨC HƯƠNG CHỮA VIÊM XOANG CẤP TÍNH

* Đặc tính: - An tức hương chính là cây bồ đề hay cây biến trắng, có tên khoa học là Styax Tokinensis Pierre. - An tức hương có vị cay, đắng, tính bình, không độc. Nhựa an tức hương to, dẹt, màu vàng, có mùi thơm như vani. Thân của an tức hương thường dùng để sản xuất giấy. Quả, lá nhựa được dùng trong Đông y để chữa bệnh.

CHỮA BỆNH MẠN TÍNH BẰNG RAU XANH - BỆNH HEN, VIÊM PHẾ QUẢN

Hen suyễn bẩm sinh hoặc hen suyễn do cảm nhiễm virút khiến bệnh nhân vô cùng khổ sở. Nhiều triệu chứng hen suyễn thường bắt đầu do trạng thái tinh thần hoặc chịu sức ép nào đó. Vì vậy, để tránh xuất hiện cơn hen, bệnh nhân thường vẫn phải dựa vào sử dụng thuốc. Trong khi đó, rau xanh có rất nhiều loại có tác dụng chữa ho hen do viêm phế quản có hiệu quả.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - VIÊM PHẾ QUẢN

Bài 1 - Thành phần: Lê 1 quả, hồ tiêu 10 hạt. - Cách chế: Lê bỏ hạt, đặt hạt tiêu bên trong quả lê, nước lượng vừa phải, nấu kỹ. - Công hiệu: Điều trị viêm phế quản. - Cách dùng: Ăn lê và uỗng nước, mỗi ngày 2 lần.