Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Sốt Rét

Cây Hoa Chữa Bệnh - THỤC QUỲ

Tên khác: Mãn đình hồng Tên khoa học: Althea rosea Cavailles. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Á, Âu, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới (châu Á, châu Mỹ, châu Âu). Ở Việt Nam từ lâu đã trồng cây này, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Mô tả: Cây Thục quỳ là cây hoa thường sống 2 năm, cao 2,5 m, thân thẳng đứng, lá có thùy chân vịt, thân có lông, hoa to và đẹp, với nhiều màu sắc mọc thành cụm hình bông dài. Hoa màu đỏ, trắng hay hồng, nở quanh năm. Từ khi gieo hạt đến khi ra hoa: 100 - 105 ngày. Hoa sai và đẹp nhưng ít hương thơm như nhiều hoa họ Bông (Dâm bụt, Phù dung).

Cây Hoa Chữa Bệnh - TẦM XUÂN

Tên khác: Tường vi, Dã tường vi. Tên khoa học: Rosa multiflora Thunb. Họ Hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây mọc hoang ở rừng núi Việt Nam và phân bố ở cả Trung Quốc, Nhật Bản. Mô tả: Tầm xuân giống cây hoa Hồng, cao khoảng 2 m, cành nhiều gai. Lá kép lông chim, có 3 - 4 đôi lá chét nhỏ hình bầu dục, đài 2 - 5cm, rộng 1 - 3 cm. Hoa 5 cánh, màu đỏ hoặc trắng, có mùi thơm. Cây cho nhiều hoa. Mùa hoa: tháng 5 - 6.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HƯỚNG DƯƠNG

Tên khác: Cây Quỳ, cây Hoa mặt trời, Hướng nhật quỳ. Tên khoa học: Helianthus annuus L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Bắc Mỹ, được nhập nội trồng ở châu Âu, châu Á, Trung quốc, Indonesia, Việt Nam. Hướng dương được trồng chủ yếu ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới; trồng để lấy hạt ép dầu, có giá trị thực phẩm cao, hoặc trồng làm cảnh vì có hoa to, đẹp. Xưa kia, người da đỏ (Indian) Bác Mỹ, trồng lấy hạt, lấy dầu ăn và chất nhuộm; người Tây Ban Nha đưa về trồng ở châu Âu từ thế kỷ 16; Trung Quốc nhập trồng từ đời Nhà Minh. Việt Nam nhập trồng đã từ lâu, ở các vùng núi cao phía Bắc; gần đây, lại trồng một số giống mới năng suất cao, trong mùa khô ở Tây Bắc và Đông Nam Bộ. Cây con chịu rét kém ngô, cây lớn chịu hạn khoẻ hơn ngô.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HẠT TIÊU (HỒ TIÊU)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Tiêu sọ chuyên trị thổ tả, trừ hàn thấp và diệt khuẩn. Tiêu đen làm ấm bụng tăng sức nóng ở bên trong vừa làm tan khí lạnh ở bên ngoài, chữa cảm hàn vừa làm toát mồ hôi. Hạt tiêu có vị cay, đắng, nóng và nhiệt có độc nhẹ tác dụng vào 4 kinh: Tì, vị, phế và đại tràng. Khi ăn có ảnh hưởng nhẹ tới huyết áp và tim đập mạnh hơn nhưng chỉ sau ít phút là trở lại bình thường. Công hiệu chữa trị chính của hạt tiêu là: ôn trung; hạ khí, trị cảm hàn, tiêu đờm, giải độc, trị đầy bụng, trị buồn nôn ói mửa, chứng lạnh bụng, ỉa chảy, lị do hàn, giải độc thức ăn, chữa sâu răng, đau răng, trúng hàn, đau vùng tim suyễn, sát trùng... Liều dùng thường là 1 - 3g. Hạt tiêu chỉ dùng với liều lượng vừa phải dùng nhiều quá hại phổi, ăn hạt tiêu quá nhiều sẽ độc cho ngũ tạng, mờ mắt, đau trĩ và phát mụn nhọt. Nếu bị những hiện tượng trên thì nấu đỗ (đậu) xanh ăn để giải độc.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - RAU DẤP CÁ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau dấp cá vị hơi cay, mùi tanh hơi hôi, tính âm mát, hơi độc, tác dụng chữa trị các bệnh chốc đầu, ghẻ lở, trĩ, đau răng, sốt rét.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU SAM

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau sam có vị chua, tính hàn, không độc có công hiệu chữa trị các chứng cảm lỵ, ghẻ lở và sát trùng, tiêu sưng thũng, trị mắt mờ.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RÁY NGỨA

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Củ ráy ngứa chế cao dán mụn nhọt và một số bệnh khác. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Sốt rét: Củ ráy ngứa rửa sạch, gọt vỏ, thái mỏng nhỏ đem ngâm vào nước vo gạo 1 ngày 1 đêm. Sau đó vớt ra rửa sạch đồ chín phơi khô, tẩm nước gừng và muối để qua 1 ngày 1 đêm nữa rồi đem sấy khô. Sắc với nước uống khi gần lên cơn sốt.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY THÌA LÀ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hạt thìa là vị cay tính ấm không độc có tác dụng điều hòa món ăn, mạnh tỳ, bổ thận, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - MĂNG CỤT, SAN NHÂN

QUẢ MĂNG CỤT TRỊ TIÊU CHẢY * Đặc tính và công dụng: - Quả măng cụt được trồng nhiều ở Nam Bộ, vỏ quả cây măng cụt có vị chát. thường dùng làm thuốc cầm tiêu chảy, đi lỵ lâu ngày: sắc 10 - 20g vỏ quả măng cụt lấy nước uống. SA NHÂN CHỮA TỲ VỊ KHÍ TRỆ * Đặc tính: - Sa nhân là một vị thuốc thường dùng trong các bài thuốc chữa một số bệnh thông thường. - Sa nhân có vị cay, tính ấm, hơi rét, có tác dụng trừ lạnh làm ấm bụng, tiêu khí trệ, bớt nôn đầy, mạnh tỳ vị...

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - THẢO QUẢ CHỮA HÔI MIỆNG

* Đặc tính: - Thảo quả có tên khoa học là Amomun Auromaficum. Đây là loại cỏ lớn, thân rễ to khoẻ, màu hồng, mọc bò dưới đất, có hoa màu đỏ nhạt. - Dược liệu thảo quả có hình nhiều mặt, màu nâu, bao bọc bởi màng mỏng xanh xám trắng, chất cứng rắn, khi vỡ có mùi thơm hắc đặc biệt. Thảo quả thường được dùng làm nhân bánh và thơm dầu gội đầu tinh chế. - Thảo quả có vị cay, sít, tính ấm, có tác dụng giảm đau, sát khuẩn, kích thích tiêu hoá, giải cảm, giảm sốt. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ NA ĐIẾC CHỮA SỐT RÉT

* Đặc tính: - Quả na đang lớn bị hỏng, khô đen hoặc có màu nâu đỏ, gọi là quả na điếc. Sách thuốc cổ gọi là Salê. - Theo kinh nghiệm dân gian, quả na điếc dùng ngoài như một vị thuốc chống viêm chữa quai bị, sưng vú, áp xe. - Quả na điếc khi dùng đem phơi khô, giòn, tán thành bột hoà với nước hoặc giấm cho sền sệt. * Công dụng:

CÂY RAU LÀM THUỐC - SẦU ĐÂU

Sầu đâu, Xoan đào hay Cót anh - Azadirachta indica A. Juss, thuộc họ Xoan - Meliaceae. Cây gỗ cao đến 5m. Lá mọc so le, dài 20-30cm, kép lông chim lẻ; lá chét 6-15 đôi, mọc đối, nhẵn, hình ngọn giáo, dài 6-8cm, rộng 2-3 cm, không cân đối, nhọn ở đỉnh. Hoa thơm, trắng, nhiều, xếp thành chuỳ ở nách lá gồm nhiều xim nhỏ, ngắn hơn lá. Quả hạch, màu đo đỏ, dài 2cm; hạch hoá gỗ, một ô. Khi chín, thịt quả hoá đen, khô đi và dễ tách, có khi tự tách ra. Có một hạt với các lá mầm dày, nạc.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU CÀNG CUA

Rau càng cua - Peperomia pellucida Kunth, thuộc họ Hồ tiêu - Piperaceae. Cây thảo sống hằng năm, mọng nhớt nhẵn, phân nhánh, cao 20-40cm. Lá mọc so le, có cuống; phiến lá hình tam giác - trái xoan, hình tim ở gốc, hơi tù và nhọn ở chóp, dạng màng, trong suốt, dài 15-20mm, và ở phần gốc cũng rộng như thế. Hoa hợp thành bông dạng sợi ở ngọn và dài gấp 2-3 lần lá. Quả mọng hình cầu, đường kính 0,5mm, có mũi nhọn ngắn và cứng ở đỉnh.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU BÉP

Rau bép hay Rau danh - Gnetum gnemon L. var. Griffithii Markgr., thuộc họ Dây gắm - Gnetaceae. Cây bụi cao 2m, có lá mọc đối, thuôn, thường có mép lá song song, nhọn ở chóp, thon hẹp dần ở gốc, mầu lục sáng bóng ở mặt trên. Cụm hoa thường ngắn, có khi phân nhánh, luôn luôn sít nhau. Hoa sinh sản và hoa không sinh sản kéo dài đều đều thành mỏ nhọn sắc. Quả gần hình cầu, có mũi nhọn ngắn, lấm tấm lông như nhung. Rau bép gặp nhiều ở rừng Tây nguyên và Khánh hoà. Ở Lâm đồng, có nhiều Gắm cây (Gnetum gnemon L.). Còn ở Gia lai Kontum và Đắc lắc, có nhiều Rau bép, là một thứ của loài Gắm cây.

CÂY RAU LÀM THUỐC - LỘC VỪNG

Lộc vừng, Lộc mưng, Vừng, Rau búng hay Chiếc - Barringtonia acutangula (L.) Gaertn., thuộc họ Lộc Vừng - Lecyhidaceae. Vừng là cây gỗ có kích thước trung bình. Lá hình trái xoan thuôn, thon lại ở gốc, tù và hơi có mũi ở chóp, dài 8-12cm, rộng 4-5cm, màu lục nhạt, tối. Hoa nhiều, thành chùm dạng bông mảnh ở ngọn cành, dài 40cm hay hơn. Quả thuôn hoặc dạng bầu dục, dài 3km, dày 2cm, có 4 góc khá rõ, như là những cái cánh. Hạt đơn độc. Lộc vừng là cây của vùng Himalaya, XriLanca, Mianma, Malaixia và Đông Dương... cho tớt Philippin và Úc. Thường gặp ở chỗ bị ngập nước, ven các hồ, suối rạch.

CÂY RAU LÀM THUỐC - LÁ CHANH

Là lá của cây Chanh. Chanh là loại cây trồng rất phổ biến ở nước ta. Có loại Chanh thường - Citrus aurantifolia (Christm. et Panger) Swingle, có vỏ quả mỏng, và Chanh cốm - Citrus limon (L.) Burm.f, có vỏ quả dày và sần sùi, cũng đều thuộc họ Cam - Rutaceae. Từ trước tới nay, người ra thường trồng Chanh để lấy quả ăn. Nhưng cũng có nhiều nơi, người ra dùng đọt non và lá làm rau gia vị để nấu với nhiều thức ăn cho ngon. Lá chanh thường dùng ăn với thịt gà. Sau khi luộc xong gà, người ta lấy ra, để cho nguội, Đặt gà lên thớt, chặt ra từng miếng, xếp lên đĩa, phía da gà phải bày lên trên, trông mới đẹp. Hái một nắm lá Chanh non, rửa sạch, cắt thật nhuyễn, rải lên đĩa thịt gà. Khi ăn kèm theo một đĩa nhỏ muốt tiêu hoặc muối ớt, có vắt nước chanh.

CÂY RAU LÀM THUỐC - LÁ CÁCH

Là lá của cây Cách. Cách hay Vọng cách - Premna carymbosa (Barm.f.) Rottl. et Willd = Premna integrifolia Roxb., thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae, thuộc loại cây gỗ nhỏ phân nhánh, có khi mọc leo, thường có gai. Lá mọc đối hình trái xoan hay trái xoan bầu dục, gốc tròn hay hình tim, chóp tù hay có mũi ngắn, dài tới 16cm, rộng tới 12cm, nguyên hoặc hơi khía răng ở phần trên, có ít lông ở dưới, nhất là trên các gân. Hoa nhỏ, mầu trắng lục xám, họp thành ngù ở ngọn cây. Quả hạch, hình trứng, màu đen. Cây Cách mọc hoang dại ở những nơi rậm rạp, trên các liếp vườn. Cũng thường được trồng để lấy lá non làm rau ăn và để làm thuốc.

CÂY RAU LÀM THUỐC - KHOAI NƯA

Khoai nưa hay Khoai na - Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicols, = A. campanulatus (Roxb.) Blume ex Decne, thuộc họ Ráy - Araceae. Cây thảo sống lâu năm, có thân củ nằm trong đất; củ hình bán cầu, rộng đến 20cm, mặt dưới lồi mang một số rễ phụ và có những nốt như củ khoai tây chung quanh có 3-5 mấu lồi; vỏ củ màu nâu, thịt trắng vàng và cứng. Lá mọc sau khi đã có hoa, thường chỉ có một lá có cuống cao tới 1,5m được gọi là dọc (cọng) dọc màu xanh sẫm có đốm bột; phiến chia làm 3 nom tựa như lá Ðu đủ. Cụm hoa gồm một mo to màu đỏ xanh có đốm trắng, mặt trong màu đỏ thẫm, bao lấy một bong mo là một trục mang phần hoa cái ở dưới, phần hoa đực ở trên. Khoai nưa phân bố ở Ấn độ, Myanma, Trung quốc, Việt nam, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Ở nước ta, khoai nưa mọc hoang rải rác ở khắp các vùng rừng núi, được bà con nhiều địa phương đem về trồng từ lâu đời ở trong vườn, quanh bờ ao, dọc hàng rào và trên các đồi để làm thức ăn cho người và gia súc, gặp nhiều ở các tỉnh Lạng s

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA SỐT RÉT

SỐT RÉT 100 Bài thuốc 1. Sốt rét - Thường sơn 100g - Miết giáp 60g - Thảo quả 40g - Binh lang 40g Lá Thường sơn: xé bỏ cọng, xương, phơi khô, không sao Binh lang: không sao Thảo quả: lấy nhân không sao Miết giáp: cạo sạch, đập nhỏ, tẩm giấm thanh 6 - 12 giờ, sao giòn, tán bột các vị này. Ngâm với 30ml rượu trong, lọc, hoàn hồ - viên 1g. Uống 12g mỗi lần cho người lớn - trước khi lên cơn 2 - 3 giờ. 2. Thuốc phòng bệnh sốt rét - Bột sắn dây 100g - Cam thảo 70g - Phèn chua 50g - dùng sống Sáng uống 16 - 20g với nước đun sôi để nguội Uống 1 tuần - nghỉ 1 tuần Nếu có sốt rét - uống bài trên hoặc bài này trước cơn 2 - 3 giờ.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - CHỮA SỐT RÉT

Bài 1 - Thành phần: Cau 15 gam, sài hồ 10 gam. - Cách chế: Đem sắc kỹ. - Công hiệu: Chữa sốt rét. - Cách dùng: Chia 2 lần uống trong mỗi ngày.