Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trị Sỏi Nội Tạng

THUỐC THANH NHIỆT TAO THẤP - LONG ĐỞM THẢO (Radix Gentianae)

Là rễ của cây long đởm Gentiana scabra Bge, G.manshurica Kitag. Họ long đởm - Gentianaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào kinh can, đởm, bàng quang.

THUỐC THANH NHIỆT GIÁNG HOẢ - CỎ THÀI LÀI (Rau trai - Herba Commelinae)

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây thài lài Commelina communis L. Họ Thài lài - Commelinaceae. Tính vị: vị ngọt nhạt, tính hàn. Quy kinh: vào kính tâm, thận.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Diếp Cá

a. Thành phần và tác dụng Rau diếp cá còn có tên là cây lá giấp, ngư tinh thảo, rau vẹn, tập thái. Rau diếp cá có vị chua, cay, mùi tanh, tính mát, không độc; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, sát khuẩn. Thành phần trong diếp cá có nước, protein, xenlulô, canxi, phot pho, tinh dầu. Diếp cá tính mát. Nhân dân ta thường dùng diếp cá kết hợp với các rau như xà lách, giá đỗ, rau mùi chấm nước sốt vang.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Ngổ

a. Thành phần và tác dụng Rau ngổ còn gọi là rau om, thuộc họ hoa mõm sói, là loài cây thảo mập, giòn, rỗng ruột, có nhiều lông. Lá đơn không cuống, mọc đối hay mọc vòng 3, có khi 5 lá, mép lá hơi có răng cưa thưa. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Rau ngổ thường mọc hoang ở ruộng nước, vũng lầy và rất dễ trồng. Trong rau ngổ chứa: nước 93%, protit 2,1%, gluxit 1,2%, xenlulô 2,1%, vitamin B 0,29% và một ít vitamin C. Theo Đông y, rau ngổ có tính mát, vị chua cay, thơm. Rau có tác dụng kháng viêm, lợi tiểu, giải độc do ngộ độc thức ăn, làm giãn cơ ruột, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận nên thường được sử dụng để trị sỏi thận, tiểu ra máu, chữa băng huyết, trị bệnh ngoài da như lở ngứa sần da do phát ban. Dân gian còn sử dụng thân và lá rau ngổ tươi sắc uống hoặc nhai nhuyễn nuốt nước còn xác thì đắp lên vết rắn cắn. Ngoài ra, tinh dầu menthol trong rau ngổ sử dụng ở liều 250 - 500 mg/kg trọng lượng có thể có tác dụng giảm đau là phát hiện mới nhất của các viện bào chế.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HIÊN

Tên khác: Huyền thảo, Kim châm thái, Hoàng hoa thái. Tên khoa học: Hemecrocallis fulva L. Họ Hoa hiên (Hemerocallidaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc Đông Nam Âu, Tây Á, mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, di thực ở Họa Kỳ (phía Đông), được trồng ở châu Âu, Đông Nam Á (Indonesia, Việt Nam...). Indonesia trồng cây này ở miền núi, dùng làm cây cảnh và rau ăn, làm phẩm màu; cây mọc hoang và được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi; trồng bằng mầm rễ vào mùa xuân, mùa thu. Mùa hoa: tháng 6 - 8.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY BẰNG LĂNG NƯỚC

Tên khác: Cây Tử vi tàu Tên khoa học: Largerstroemia speciosa Pers. [Lagerstroemia flos reginae Retz]. Họ Tử vi (Lythraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á, phân bố ở các nước Việt Nam, Lào, Cămpucbia, Thái Lan, Ấn Độ, Srilanka, Philippin. Cây mọc hoang ở Indonesia (trong rừng Java); Ôxtrâylia.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CẢI SOONG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau cải soong là các món ăn có tác dụng rất tốt giúp bảo vệ sức khỏe, chống oxy hóa, chống độc, tăng sức khỏe để kháng cho cơ thể, chống hiện tưởng lão hóa bệnh lý, giữ gìn sự tươi trẻ. Rau cải soong chứa sắt nhiều nguyên tố khoáng, riêng can xi và i ốt ở dạng liên kết hữu cơ nên rất dễ hấp thụ. Một ngày ăn khoảng 10-15 g cải soong là có thể đảm bảo đủ lượng i ốt trong cơ thể chống được bệnh còi xương, bệnh béo phì, các bệnh ngoài da, bệnh xơ cứng động mạch ở người lớn tuổi. Rau cải soong có tác dụng tẩy độc, lợi tiểu, thông gan mật, góp phần làm giảm bệnh ứ máu. Ngoài ra rau cải soong có công hiệu thanh lý nhiệt khí ở phổi và dạ dày, đối với chứng huyết nóng cũng có hiệu quả. Rau cải soong nấu canh ăn mát có tác dụng giải nhiệt, phòng nhiệt có thể cầm máu và chữa bệnh phổi.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CỦ CẢI

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Ngoài việc dùng để làm rau ăn, cải củ còn dùng để chữa bệnh, nước ép củ cải có tác dụng kháng khuẩn chống nấm và hình thành sỏi mật. Củ cải sống có vị cay tính lạnh, củ cải chín thì có vị ngọt, ôn bình. Củ cải có tác dụng hóa đờm nhiệt, hạ khí giải độc trị ho có đờm mất tiếng, chống đầy bụng, chảy máu cam, thổ huyết (ho ra máu) tiêu khát, lỵ, giải độc rượu, giải độc than, giải độc cá và làm tan máu tụ (ứ huyết). Dùng bên trong thì lấy khoảng 50-150g giã lấy nước uống hoặc nấu canh, dùng bên ngoài thì giã đắp vào chỗ đau. Hạt củ cải cũng là một vị thuốc có công hiệu chữa trị rất tốt: làm hạ khí không bị thở hổn hển, trị trứng ho đờm, ăn không tiêu gây đây bụng tức ngực. Khi cây củ cải già hạt chín, cắt lấy cả cây phơi rồi vò lấy hạt, hạt cải sống có vị hơi cay ngọt, tính bình, hạt đã sao qua thì tính ôn. Có thể nấu nước hạt cải hoặc sao lên tán bột viên lại thành viên rồi uống.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CHUỐI TRỊ CHỨNG RỤNG TÓC NHIỀU

* Đặc tính: Chuối là loại cây trái phổ biến nhất nước ta, có nhiều giống chuối: Chuối bom, chuối cau, chuối chà, chuối tiêu, chuối sáp, chuối sứ... chuối cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chứa nhiều phốt pho, magnessium, potassium, sắt, caleium, hydrat carbon (tinh bột và đường). vitamin A, B, C cần thiết cho sự phát triển cơ thể, quân bình hệ thần kinh, tăng trưởng hệ xương, tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể. Theo y học cổ truyền, chuối có vị ngọt, tính bình, bổ tỳ vị, nhuận trường, lợi tiểu. Chuối có tính hàn, người có cơ thể hàn, phổi yếu đờm nhiều, hen suyễn, sốt rét chưa khỏi hẳn không nên ăn.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY ĐA LÔNG

* Đặc tính: Đa lông tên trong sách thuốc gọi là tân di thụ. Là loại cây to, cao hơn 15m, cành mập, có lông dài. Lá mọc so le hình trái xoan hay hình trứng, dài 5 - 12cm, rộng 3,5 - 6cm, gốc tròn, đầu hơi nhọn, lúc non có lông ở cả hai mặt, sau nhẵn có 3 gân ở lá gốc. Hoa đơn tính, hoa đực có cuống và lá bắc kèm theo; hoa cái không cuống hoặc có cuống rất ngắn, bầu nhẵn.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY BỤP GIẤM CHỐNG XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH

* Đặc tính: - Cây bụp giấm có tên khoa học là Hibiscus sadriffa, hay còn gọi là cây giấm, đay Nhật. Cây bụp giấm là loại cây bụi, thân màu đỏ hay lục tía, cành nhẵn, lá mọc so le, hoa màu vàng, quả nang hình trứng. - Trong lá đài của bụp giấm có rất nhiều acid citric, acid malic, acid hibiscic. - Dược liệu bụp giấm có tính ôn, không độc, mùi chua, thơm nhẹ.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY LÁ GIANG TRỊ BỆNH SỎI VÀ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

* Đặc tính: - Cây lá giang còn gọi là cây cao trồng, ràng bưa hường, có tên khoa học là Santhera Rosea, thuộc họ trúc đào. - Cây lá giang là loại cây bụi leo, có nhựa mủ trắng. Lá nhẵn, mọc đối hình trứng. Hoa màu phớt hồng gồ xiên hai ngả. Quả dài đối nhau, hạt dài. - Dược liệu này không độc, tính bình, có tác dụng chống viêm, kháng một số vi khuẩn, lợi tiểu. Thuốc có thể chữa được viêm thận mạn tính, viêm ruột, các vết thương sưng tấy, giải nhiệt, tiêu thuỷ phong thấp.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY DÀNH DÀNH CHỮA VIÊM GAN VIRUT

* Đặc tính: - Cây dành dành có tên khoa học là Gardenia Augusta, thân cây nhỏ, cao 1 - 2 m. Lá to, mềm, ôm lấy thân cành. Hoa to, mọc ở đầu cành, màu trắng rất thơm. Quả hình thuôn bầu dục, thịt quả màu vàng cam, hạt dẹt. - Trong quả dành dành có chứa geniposid, gardenosid, gardennin, getiobiosid, tamin, dầu béo, pectin, nonacóan. Trong lá có chứa nhiều chất diệt nấm. Trong hoa chứa nhiều chất trong đó có acid gardenic và gardenolic B, có 0,07% tinh dầu. - Trong Đông Y, dành dành được gọi là chỉ tử, là vị thuốc có tính hàn vào ba kinh tâm, phế và tam tiêu.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU NGỔ

Rau ngổ hay Rau om - Limnophila aromatica (Lour.) Merr., thuộc họ Hoa mõm sói - Scrophulariacene. Cây thảo mập, giòn, rỗng ruột, có nhiều lông. Lá đơn không cuống, mọc đối hoặc mọc vòng 3, có khi 5 lá, mép lá hơi có răng cưa thưa. Hoa đơn độc ở nách lá, có cuống dài; cánh hoa màu tím nhạt. Quả nang hình trứng. Toàn cây có mùi thơm. Rau ngổ là một loại rau mọc hoang dại, cũng có trồng nhưng không có quy mô rộng lớn. Nó thường sản sinh ở những nơi đầm lầy, vũng lầy, ruộng nước.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU BỢ

Rau bợ, Rau bợ nước, Rau tần hay Cỏ bợ - Marsilea quadrifolia L., thuộc họ Rau bợ - Marsileaceae. Dương xỉ thuỷ sinh, có thân rễ bò dưới đất, chia thành nhiều mấu, mỗi mấu mang rễ và 2 lá có cuống dài. Lá có 4 thuỳ chéo chữ thập. Bào tử quả là cơ quan sinh sản, mọc ở gốc cuống lá. Rau bợ phân bố ở châu Á, châu Âu và châu Mỹ latinh. Ở nước ta, Rau bợ mọc hoang ở ruộng nước nông, dọc bờ ao, bờ mương và các nơi ẩm, chỗ nước cạn không chảy. Người ta hái Rau bợ về làm rau ăn sống, xào, luộc ăn hoặc nấu canh với tôm tép. Cũng thường được hái về làm rau cho lợn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - NGÓ SEN

Ngó sen là phần thân rễ hình trụ của cây Sen - Nelumbo nucifera (L.) Gaertn., thuộc họ Sen - Nelumbonaceae. Nó chứa nhiều chất bột (70%) đường đạm, vitamin C, A, B₁, PP và một số chất khác như, asparagin, arginin, trigonellin, tyrosin... và một số ít tanin. Ngó sen được sử dụng làm thực phẩm như một loại rau và làm dược liệu. Về thực phẩm, ngó sen được xem là một loại món ăn sang trọng. Người ta thường dùng ngó sen để nấu canh, xào, làm dưa, làm mứt, nấu chè hoặc chế biến thành ngó sen lát khô, bột ngó sen dùng cho các loại bánh (bánh phồng tôm) và làm bột dinh dưỡng.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MÃ ĐỀ

Mã đề - Plantago major L., thuộc họ Mã đề - Plantaginaceae. Cây thảo sống dai, có gốc dày, với nhiều rễ phụ dài. Lá mọc thành hình hoa thị ở gốc, hình trái xoan rộng, có răng không đều, dày, dai, có phiến thon lại trên cuống lá; gân 3-7, hình cung. Cuống hoa trần mang về phía đỉnh một bông hoa dài 5-15 cm, có hoa xếp dày đặc. Quả nang thuôn hình, nón, mở theo kiểu hộp. Hạt 8-12, màu nâu đen bóng, hình thoi, vò hạt hoá nhầy khi gặp nước. Cây mã đề phân bố rộng rãi ở châu Âu và châu Á. Ở nước ta, mã đề mọc hoang ở khắp nơi, trên bờ ruộng, bãi cỏ, ven đường, ven khe suối, nơi ẩm ướt và sáng. Cũng thường được trồng làm rau ăn và làm thuốc.

CÂY RAU LÀM THUỐC - DỨA

Dứa, Thơm, Khóm - Ananas comosus (L.) Merr, thuộc họ Dứa - Bromeliaceae. Dứa là loại cây thảo có thân ngắn nhưng mang nhiều rễ kí sinh, với những lá dài phân bố đều xòe ra tứ phía hình hoa thị. Trên thân và nách lá có một số chồi (người ta dùng chồi để nhân giống). Khi cây đã lớn, thì từ chùm lá đó mọc ra một thân dài 30-40cm, mang một cụm hoa bông trên đó đính nhiều hoa đều màu tím. Quả phức, hình ống hay hình chóp cụt, giữa có lõi (thực chất là phần nối tiếp của thân chính) phía trên ngọn quả còn có một chồi gồm nhiều lá ngắn, gọi là chồi ngọn, dùng để nhân giống. Cây dứa sống chủ yếu ở châu Mỹ latinh, nhất là ở Brazil. Dứa đã được đem trồng ở hầu hết các nước nhiệt đới và một số nước á nhiệt đới mùa đông không rét lắm. Giống Dứa trồng phổ biến nhất trên thế giới là Cayenne (chỉ trồng thâm canh và ở khí hậu mát), thứ đến là Spanish trồng nhiều ở các nước nhiệt đới. Dứa Victoria được trồng trong sản xuất lớn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - DƯA CHUỘT

Dưa chuột hay Dưa leo - Cucumis sativus L. thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. Cây leo sống hằng năm; dây chia ra nhiều nhánh và phủ lông. Tua cuốn đơn. Lá chia thuy rõ, thuỳ nhọn. Hoa đơn tính, mọc đơn độc ở nách lá, màu vàng; số hoa đực nhiều hơn số hoa cái. Quả mọng, trên quả có nhiều u vằn và có gai với độ cứng, mềm, tù, nhọn và màu sắc khác nhau tuỳ theo giống trồng. Dưa chuột là cây hoang dại ở châu Á và châu Phi, được trồng từ lâu ở miền Đông Địa trung hải. Ở nước ta, Dưa chuột cũng được trồng nhiều nhưng các giống trồng còn nghèo nàn. Các vùng rau lớn từ Hà nội đến Hưng yên, Bắc ninh, Lâm đồng (Đà lạt ..) cũng chủ yếu là dùng giống địa phương gọi chung là giống dưa chuột Việt nam. Song cũng có vài nơi nhự Hải phòng, Hà tây còn trồng giống dưa chuột lai giữa giống Dưa chuột Việt nam và giống Dưa chuột ngoại (giống Dưa chuột hữu nghị lai giữa giống Dưa chuột (Quế võ) và giống Nhật bản Nasu Fuxinari) và giống lai giữa các giống ngoại với nhau (giống F1 lai từ các giống của Nhật bản)....

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA SỎI THẬN

SỎI THẬN 5 Bài thuốc 1. Cây rau bợ rửa sạch nấu canh ăn hàng ngày rất ngon, không đắng hôi. 2. Râu bắp nấu với quả cật heo. Ăn quả cật và uống nước. 3. Cây cóc măn 100 gam sao vàng sắc uống. 4. Dây hạt bí (loại phong lan có hạt) - Củ vạn ác (giống củ nghệ đen, mùi không hắc như nghệ đen) - Dây chua - Thổ phục linh - Vỏ cây hoàng anh - Rễ cây dạ hiếm 5. Cây xương cá; 1 nắm sắc uống mỗi ngày, uống 2 - 3 tháng ra sỏi. Trích từ sách: TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN  của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng  do NXB Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh ấn hành