Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Bệnh Sởi

Cây Hoa Chữa Bệnh - THỤC QUỲ

Tên khác: Mãn đình hồng Tên khoa học: Althea rosea Cavailles. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Á, Âu, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới (châu Á, châu Mỹ, châu Âu). Ở Việt Nam từ lâu đã trồng cây này, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Mô tả: Cây Thục quỳ là cây hoa thường sống 2 năm, cao 2,5 m, thân thẳng đứng, lá có thùy chân vịt, thân có lông, hoa to và đẹp, với nhiều màu sắc mọc thành cụm hình bông dài. Hoa màu đỏ, trắng hay hồng, nở quanh năm. Từ khi gieo hạt đến khi ra hoa: 100 - 105 ngày. Hoa sai và đẹp nhưng ít hương thơm như nhiều hoa họ Bông (Dâm bụt, Phù dung).

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA NHÀI

Tên khác: Cây hoa Lài; Nhài đơn; Nhài kép; Mạt lị hoa Tên khoa học: Jasminum sambac (L) Ait. Họ Nhài (Oleaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á lục địa vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới, kể cả các đảo như Srilanka, Indonesia và các nước như Việt Nam, Trung Quốc... Indonesia trồng Nhài để lấy hoa làm chất hương vị cho thực phẩm; chữa sốt. Việt Nam trồng Nhài làm cây cảnh, lấy hoa thơm tiếp trà (chè hoa Nhài) và cho thêm vào thức ăn (như tào phở) với nước đường thơm hoa Nhài. Miền Nam Việt Nam trồng nhiều Nhài để dùng ở trong nước và xuất khẩu hoa Nhài.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY BÔNG MÃ ĐỀ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây bông mã để vị ngọt tính lạnh có công hiệu mát máu, khử nhiệt, lợi tiểu, cầm tiêu chảy, trừ tê thấp, ích tinh khí giúp dễ sinh. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng ho lâu ngày không khỏi: Lấy khoảng 20-25g lá bông mã đề rửa sạch, sắc với nửa siêu (siêu sắc thuốc) còn độ 1 bát (ăn cơm) thì dùng uống làm 3 lần trong ngày mỗi lần cách nhau 3 giờ, uống nóng (khi uống hâm nóng lên). Khi dùng thuốc kiêng đồ nóng: tiêu, ớt, rượu..

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - ĐẬU ĐỎ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Đậu đỏ vị ngọt chua, tính bình không độc, có công hiệu chữa trị các chứng: mụn lở, thủy thũng, đau buốt cơ thể, bế trướng trong người, trị bệnh tả, đái tháo nôn mửa và nhiều chứng bệnh khác. Đậu đỏ dùng làm món ăn chín rất bổ dưỡng và có thể ăn thay cơm. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị bệnh đái ra mắu: Do trong người tụ nhiều độc tố, nhiệt độ phát tác làm cho đại tiện ra máu. Để trị chứng bệnh này lấy 1 vốc đậu đỏ tán nhỏ thành bột, mỗi lần uống 3-7 gam với nước sôi, uống trong vài ngày.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ MƯỚP CHỮA BỆNH SỞI

* Đặc tính: - Mướp là loại cây dây leo, thường mọc lan trên giàn, hoa nụ và quả dùng nấu canh, xào rất ngon. - Mướp là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng: protid, glucid, muối khoáng và nhiều loại vitamin. - Đông y gọi mướp là “ty qua”, có Vị ngọt, tính bình, gọi xơ mướp là "ty qua lạc”. Lá mướp có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt. giải độc.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - KIM NGÂN HOA TRỊ HUYẾT ÁP CAO

* Đặc tính: Kim ngân hoa có tên khoa học là Lonicera Faponica, thuộc họ kim ngân (Caprifoliaceae). Kim ngân hoa thuộc loại dây leo quấn, cành non có nhiều lông thường và lông tiết. Lá mọc đối, nguyên, hình xoan, xanh tốt quanh năm kể cả mùa đông giá rét, nên nó còn có tên khác là nhẫn đông. Hoa tụ tán 2 hoa ở mỗi nách lá, vành hoa hình ống, lúc đầu màu trắng, sau chuyển thành vàng, trên xẻ thành môi: môi trên 1 thuỳ, môi dưới 2 thuỳ. Hoa trổ từ tháng 4 đến tháng 8. Kim ngân hoa mọc hoang ở rừng núi miền Bắc, ở độ cao từ 1000-1500 mét so với mặt nước biển và có thể trồng được khắp 3 miền nước ta. Cây này có thể trồng bằng cách giâm cành hoặc bằng hột và cho leo trên giàn, vừa cho bóng mát, làm cảnh, vừa cho thuốc. Trong hoa và lá kim ngân chứa luteotin, lá chứa lonicerin, hoa chứa loganin, pinen. geraniol, acid chloroegemc, linalool, inositol. Hoa có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc, lọc máu, chống nấm, chống ung bướu. Linalool có tác dụng kháng viêm, kháng sinh, trị ngứa lở, mụm

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - DIẾP CÁ CHỮA SƯNG TẮC TIA SỮA

* Đặc tính: - Cây diếp cá (dấp tanh) như tinh thải. Lá diếp cá mọc so le, hình tim, có bẹ, khi vò có mùi tanh như cá. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, tụ tập thành bông có 4 lá bắc trắng. Hạt hình trái xoan nhẵn. Quả kết vào tháng 5 - 7. * Công dụng:

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU NGÓT

Rau ngót, Bồ ngót, Bù ngót - Sauropus androgynus (L.) Merr., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae. Cây nhỏ cao cỡ 1,5m phân cành nhiều, mỗi cành mang 10-12 lá hình trứng dài hoặc bầu dục, mọc so le, xếp thành hai dãy. Hoa đơn tính cùng gốc mọc ở nách lá. Quả nang hình cầu dẹp mang đài hoa tồn tại màu đỏ. Hạt hình ba góc, có vân nhỏ. Rau ngót phân bố ở Ấn độ, Trung quốc, Việt nam, Lào, Campuchia, Philippin và Inđônêxia. Ở nước ta, Rau ngót mọc hoang và được trồng khắp nơi.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU MÙI

Rau mùi hay Rau ngò - Coriandrum sativum L., thuộc họ Hoa tán - Apiaceae. Cây thảo nhỏ, cao 30-60cm, có các lá ở dưới khía thành phiến hình trái xoan, có răng; các lá trên xẻ tua. Hoa màu hồng, có cánh hoa không đều. Quả hình cầu, màu vàng rơm hay nâu sáng tuỳ thứ (ra hay gọi nhầm là hạt). Rau mùi mọc hoang dại ở vùng Địa trung hải và là một trong những loài cây được trồng từ lâu đời nhất trên thế giới. Nó được nêu là vật dùng thờ cúng trong các mộ của người Hy Lạp khoảng 1000 năm trước kỷ nguyên của chúng ta. Ở nước ta, Rau mùi được trồng phổ biến tại nhiều nơi để làm rau gia vị. Có thể dùng ăn sống hay thả vào các nổi canh, các món xào nấu. Còn dùng nấu nước gội đầu cho thơm, Cây Rau mùi và quả có thể dùng cất tinh dầu để chế biến nước hoa, nước gội đầu, tắm rửa, ướp chè, làm rượu mùi. Hạt mùi chứa 0,2-1% tinh dầu mà thành phần chính là linalol hay coriandrol (65-70%), geraniol, pinen, cineol và terpinen. Khi còn tượi, hạt mùi có mùi của rệp, nhưng khi đã rang hay sấy, nó có mùi đễ

CÂY RAU LÀM THUỐC - KHẾ

Khế - Averrhoa carambola L., thuộc họ Chua me - Oxalidaceae. Cây gỗ cao tới 10m. Lá kép lông chim gồm 3 đến 5 đôi lá chét. Cụm hoa ngắn, thanh chùm xim ở kẽ các lá. Hoa màu hồng hay màu tím. Quả to, tiết diện hình ngôi sao năm múi. Khế gốc ở Malaixia, được trồng ở các nước nhiệt đới và cận á nhiệt đới. Khế được trồng ở khắp nước ta và do trồng trọt mà người ta tạo ra nhiều giống trồng (Khế chua, Khế ngọt ...) Khế múi ít chua, có hàm lượng acid oxalic là 1%, và khi chín muồi, là món ăn được nhiều người ưa thích. Người ta thường dùng Khế ăn sống chấm mắm, nấu canh chua với tôm tép và cá. Quả chín có thể chế mứt. Có khi người ta còn xắt lát Khế múi phơi khô để dành vào lúc mưa bão thiếu rau để nấu canh chua hoặc xào với thịt, tôm tép làm món ăn. Người ta đã xác định được trong thành phần của Khế múi, có các chất theo tỷ lệ phần trăm như sau: nước 92,0; protein 0,3; lipid 0,4; glucid 5,7; cellulose l; tro 0,3; có các nguyên tố ví lượng calcium 8mg%; phosphor 15mng%; sắt 0,9; natri 2; và ka

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐAY DẠI

Đay dại, Cây rộp hay Bố dại - Corchorus estazns L. thuộc họ Đay - Tiliaceae. Cây thảo sống hằng năm, phân cành nhiều, màu tía. Lá hình bầu dục nhọn, tròn ở gốc, nhọn ở đỉnh, mép có răng cưa đều, ngắn; lá kèm dài nhọn đầu và khá dai. Cụm hoa mọc ở nách lá, gồm 3 hoa nhỏ màu vàng. Quả nang, hình trụ, có 6-8 cạnh, chứa nhiều hạt. Cây đay dại phân bố ở Ấn độ, Trung quốc, Việt nam, Lào, Campuchia, Philippin, Indonêxia, châu Đại dương và vùng nhiệt đới của châu Phi. Ở nước ta, cây mọc hoang dại phổ biến ở các bãi ven đường, bờ ruộng.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BAN - SỞI

BAN - SỞI 43 Bài thuốc BAN 1. Ban - Nga lau, Rau tần, Bồ ngót, Rau má, Cỏ mực, Rau lài, Cam thảo, Rễ mắc cỡ, Mần trầu, Rễ tranh, Tim tre, Chổi đực, Đậu xanh, Tơ hồng, sắc uống. 2. Ban - Gà ác - Lá dâu non. Xào ăn cho ra ban. 3. Ban - Rễ mắc cỡ (sao, khử thổ), sắc uống ra ban. - rễ lá lốt, Tử thảo, Câu đằng, tán nhỏ, ngày uống 2 muỗng nhỏ, uống trong nhiều ngày. 4. Ban - Mần trâu, Rễ điên điển, Rễ tranh, Đậu linh, Cổ may, Mía lau, Thiền liền, sao khử thổ, uống, lấy đũa thoa trên lưỡi đóng trắng. 5. Ban bạch - Cây lức (sạt mỏng, sao vàng), Tim tre non (sao vàng), Trà tàu 1 nhúm - Gừng tươi 5 lát, sắc uống ra ban. - Xa tiên, Hạt dẻ, Ngân hoa, Chổi đực, Kỷ tử, Vú sữa, Giáng hương, Nam thủ ô, Giần xay sắc uống. 6. Ban cua - Chổi đực 1 nắm sao vàng, khử thổ, sắc uống. - Lá mái nhà, Củ gừng, Nếp trắng, Huỳnh liên, Đậu xanh, Cam thảo, Hành hương, Huỳnh cầm, Tiêu sọ, Huỳnh bá, Tim tre. Sắc 600ml còn 7 phân, uống. 7. Ban cua - Tử tô 1 nắm - Nguyệt bạch 1 nắm - Chổi đực 1 nắm - Sa sâm 1 nắm - Cam