Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trị Giun Sán

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Bí Đỏ

a. Thành phần và tác dụng Hạt bí đỏ là một vị thuốc quý, thường được dùng để chữa bệnh trùng hút máu, bệnh giun đũa, sắn dây, bí đại tiện, thiếu máu, suy dinh dưỡng và thiếu sữa sau khi sinh. Hạt bí để chứa nhiều vitamin, chất khoáng cùng những axit cần thiết như alanin, glycin, glutamin, có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Hạt bí đỏ được dùng để chế tạo một loại dầu chứa nhiều carotenoid (beta-caroten, alpha-caroten, lutein) - những chất tương tự như vitamin A. Đây là những chất chống ôxy hoá mạnh giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến lão suy như đục thủy tinh thể, các bệnh tìm mạch và một số loại ung thư. Một số thành phần trong hạt bí đỏ: Magie: Góp phần vào việc khoáng hoá xương, cấu trúc protein, gia tăng tác động biến dưỡng của các enzym, việc co thắt cơ, sự dẫn truyền luồng thần kinh, tăng sức khỏe cho răng và chức năng hệ miễn dịch. Axit linoleique (omega 6): Một axit béo cần thiết mà người ta phải được cung cấp từ thực phẩm. Cơ thể cần axit béo

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Bí Đỏ

a. Thành phần và tác dụng Bí đỏ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, đã được đưa vào nước ta rất sớm. Bí đỏ chịu được đất đai khô cằn, sức sống rất mạnh. Bí đỏ là loại quả giàu chất dinh dưỡng, cứ 100g bí đỏ thì có 10,2g tinh bột, 0,3mg canxi, 0,09mg lân, 0,01mg sắt và nhiều loại vitamin, nhất là chất caroten thì chiếm hàng đầu trong các loại bầu, bí. Ngoài ra bí đỏ còn chứa chất muối caroten, axit amin tinh khiết, chất đường cô đặc là những chất rất cần cho cơ thể. Bí đỏ vị ngọt, ôn, không độc, có khả năng bổ trung, ích khí, chữa được nhiều loại bệnh. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Mơ

a. Thành phần và tác dụng Mơ là loại quả không chỉ dùng làm thực phẩm mà còn là vị thuốc. Quả mơ với màu vàng óng toả mùi hương và vị chua đặc biệt đã có tác dụng kỳ diệu làm dịu cơn khát. Trong quả mơ đã có sẵn tính chất sinh tân chỉ khát tuyệt vời được ghi nhận từ rất xa xưa. Đông y gọi quả mơ là mai tử, vị chua, tính bình, vào các kinh can, tỳ, phế, đại tràng. Trong thịt quả mơ có nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin C, axit xitric, đường, chất nhầy, muối khoáng. Mơ muối có tác dụng cân bằng sự thẩm thu giữa tế bào và máu, kích thích ăn ngon. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Sơn Tra

a. Thành phần và tác dụng Sơn tra còn có tên khác là sơn lý hồng, có một số tài liệu còn gọi sơn tra là sơn trà, hay đào gai, chi sơn tra hay chi táo gai. Quả có khi cũng gọi là quả táo gai. Theo Đông y sơn tra có vị chua, tính hàn, quy vào các kinh tỳ, vị và can. Có công năng phá khí tán ứ, hoá đờm, chỉ huyết. Chủ trị lỵ, giảm đau, tiêu tích... Khi sơn tra chín hái về phơi khô thì gọi là sơn tra sống, nếu dùng lửa hong khô xém vỏ ngoài gọi là sơn tra sao, đốt thành than để dành thì gợi là than sơn tra. Ruột sơn tra chín thường được sử dụng để chữa nhiều bệnh do tiêu hoá. Những người ăn không ngon miệng, viêm dạ dày suy nhược, bệnh động mạch vành nên dùng. Sơn tra là loại quả giàu dinh dưỡng. Cứ 1000g sơn tra thì có chứa 89mg vitamin C, chỉ thấp hơn đại táo, đứng thứ 3 trong các loại quả, chứa 82mg caroten, chỉ kém có quả hạnh, đứng thứ 2 trong các loại quả, gấp 10 lần táo, gấp 2 - 3 lần chuối tiêu, đào; chứa vitamin B₁ bằng chuối tiêu, được xếp đứng đầu các loại quả. Đáng chú ý là, cứ

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Tỏi

a. Thành phần và tác dụng Từ ngàn năm nay, tỏi được người Trung Quốc và Hy Lạp cổ sử dụng như là một kháng sinh thiên nhiên điều trị những bệnh liên quan đến hô hấp, bệnh do ký sinh trùng và nhiều bệnh khác, vì trong tỏi có selen và các nguyên tố vì lượng chứa kháng khuẩn làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm huyết áp cao, chống tắc nghẽn mạch máu giống aspirin, nó còn có hoạt tính làm hạn chế việc sinh ra các gốc tự do gây tổn thương tổ chức khớp, dưỡng nhan, ích thọ nhờ khả năng làm chậm quá trình lão hoá tế bào, làm giảm sung huyết và tiêu viêm, hết mệt mỏi, phục hồi nhanh thể lực. Thành phần chính của củ tỏi gồm có: protein 6%, chất đường bột 23,5%, các chất vitamin B₁, B₂, C và anlixin (là chất có tác dụng diệt khuẩn mạnh, được xem là kháng sinh tự nhiên). Cần biết, tôi có vỏ đỏ (tỏi tía) có tác dụng diệt khuẩn mạnh hơn tỏi vỏ trắng. Trong củ tỏi có iốt, selen là chất vi lượng chống oxy hoá, nên có tác dụng chống suy lão rất tốt. Ăn tỏi thường xuyên có thể đề ph

Cây Hoa Chữa Bệnh - DƯƠNG CAM CÚC

Tên khác: Mẫu cúc; Xuân bạch cúc, Ca mô mi. Tên khoa học: Matricaria chamomilla L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Ở Trung Âu (nhất là Hungari, Đức), sau lan ra Tây Á và được nhập nội vào Bắc Mỹ, Ôxtrâylia. Mô tả: Cây thảo, sống hàng năm, cao 20 - 50 cm, thẳng đứng, nhẵn, phân cành nhiều, cây ưa đất vôi. Lá kép 2 lần hình lông chim, phân chia ra rất nhỏ. Cụm hoa ở ngọn là những đầu, trên các cuống mảnh; đầu có đường kính 1 - 1,5 cm. Hoa hình lưỡi nhỏ màu trắng, xếp thành 1 vòng chu vi ngoài cùng; nhiều hoa hình ống màu vàng xếp ở giữa, trên 1 đế hoa hơi lõm: mùi hoa thơm. Mùa hoa: tháng 5 - 10.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC TRỪ TRÙNG

Tên khác: Cúc trừ sâu. Tên khoa học: Chrysanthemum cinerariaefolium Visiane [Pyrethrum cinerariae folium Visiani]. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc xứ Dalmatia (ven biển Adriatic) và Montenego (Nam Tư cũ). Cây được phân bố ở vùng núi Ânpơ và Ban Căng (châu Âu); được nhiều nước trồng để khai thác: Pháp, Nga, Đức, Nam Tư (cũ), sau lan sang và được trồng nhiều ở Nhật Bản (châu á), Kenia (châu Phi) và Hoa Kỳ (châu Mỹ, Tân thế giới). Ở Việt Nam, Viện Dược liệu đã trồng thử ở các trại cây thuốc Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), đã thu được kết quả ban đầu (những năm 1560- 70); thường trồng đến năm thứ hai, thứ ba mới hái hoa; trồng một lần thu hoạch 10 - 20 năm.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC LA MÃ

Tên khác: Cúc tráng lệ, Cao quý, Cúc cam cao quý Tên khoa học: Athemis nobilis L.; Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây hoa Cúc La mã được trồng nhiều ở Pháp, Anh, Đức, Italia... cây nguồn gốc Tây và Nam Âu. Mô tả: Cây thảo có lông, thân cây lúc đầu mọc bò, sau vươn lên mọc đứng; lá màu lục trắng nhạt, phiến lá chia nhỏ. Cụm hoa hình đầu mọc ở ngọn cành, hình bán cầu; có đế hoa đầy, ở đó có nhiều hoa hình lưỡi, màu trắng, gọi là hoa cánh kép, là loài hoa được gây trồng nhiều.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC BẤT TỬ

Tên khác: Khôi mao cúc (Cúc lông màu tro) Tên khoa học:   Cây: Helichrysum arenarium DC. [Gnaphalium arenarum L.]; Họ Cúc (Asteraceae). Hoa: Flores Stochatos citrinae; Flores Gnaphalii arenarii. Nguồn gốc: Cúc bất tử nguồn gốc châu Âu và Trung Á; thường mọc hoang hoặc được trồng ở đất cát.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY LỰU

Tên khác: Thạch lựu; Mắc lịu (Tày) Tên khoa học: Punica granatum L. Họ Lựu (Punicacese). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc Tây Á (Ba Tư = Persia nay là Iran) được trồng ở vùng đất Địa Trung Hải, ở Ấn Độ Trung Quốc, Đông Nam Á, (Việt Nam, Indanesia...) Ở Việt Nam, cây lưu được nhập từ lâu đời từ Trung Á, được trồng phổ biến ở khắp nơi để làm cảnh, lấy quả ăn và làm thuốc. Trồng Lựu bằng cách giâm cành.

Cây Hoa Chữa Bệnh - BẠCH MAI

Tên khác: Mai, Mắc mòi (Tày), Má pheng (Thái), Xuân mai, Đào mai, Hồng mai, Hắc mai, Mai, Mơ. Tên khoa học: Flos Mume et Fructus Mume (Prunus mume (Sieb.) Sieb. et Zucc. Họ hoa hồng (Rosaceae).

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY ĐỖ RĨ (Ý DĨ)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Đỗ rĩ vị ngọt, tính hơi hàn có tác dụng trừ phong thấp, nhiệt, trị co quấp, trị tiêu chảy lâu ngày, viêm đại tràng và trị tả lỵ. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng phế ung: Khi bị ho khạc ra đờm có mùi tanh hôi, người mệt mỏi thì lấy 3 vốc hạt đỗ rĩ giã nát cho vào siêu sắc với 300ml nước còn 100ml thì pha thêm một ít rượu chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống trong mấy ngày liền.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CỦ CÀ RỐT

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Củ cà rốt vị ngọt cay tính hơi ấm, vào tì vị đại tràng có tác dụng hạ khí bổ trung, yên ngũ tạng, tiêu hóa tốt, chữa tả lỵ. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng cảm mạo: Lấy mấy củ cà rốt rửa sạch để cả vỏ, cắt ngang từng miếng mỏng rồi nấu lên, chắt lấy nước pha thêm 1 ít đường cho vừa ngọt, uống khi còn nóng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY NGẢI CỨU

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Ngải cứu thường được dùng làm thuốc an thai, điều hòa kinh nguyệt, cầm máu. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Chữa ỉa chảy tháo dạ: Lấy ngải cứu tươi 1 nắm và một củ gừng tươi, 2 thứ cùng thái nhỏ và cho vào 2 bát nước sắc còn gần 1 bát thì uống lúc còn nóng. + Chữa đau bụng giun: Nếu đau bụng vật vã, miệng nôn mửa ra toàn nước dãi thì lấy một nắm ngải cứu tươi đem giã hoặc vò nát cho nước sôi để nguội vào rồi vắt lấy nước uống. Trong trường hợp không có ngải cứu tươi, có thể lấy ngải cứu khô sắc lên rồi vắt chanh vào uống.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU MƠ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau mơ vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, chữa các bệnh về đường tiêu hóa.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - RỄ CÂY XOAN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rễ xoan có thể làm thuốc trị giun đũa. Chế biến rễ xoan thành bột bằng cách: Bóc lấy vỏ cây, vó rễ, cạo bỏ lớp vỏ nâu bên ngoài, chỉ lấy lớp vỏ lụa, sao hơi vàng cho đỡ hăng rồi tán nhỏ, chia thành từng gói 0,7 - 1g. 

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - LỰU TẨY SÁN

* Đặc tính: - Lựu là một cây vừa làm cảnh vừa có thể ăn quả. Có nhiều giống lựu, nhưng phố biến nhất là lựu hoa đỏ và lựu hoa trắng. - Quả lựu to bằng nắm tay, vỏ dày và cứng, trong có rất nhiều hạt nhỏ, mọng. chứa một thứ dịch ngon ngọt được nhiều người ưa thích. Trong 100g lựu chứa 79g nước. 0,6G proti, 0,6g axit hữu cơ, 16,5g gluxit, 2.5g xenluloza, cung cấp cho cơ thể 73 calo.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - BÍ NGÔ CHỮA THIẾU SỮA

* Đặc tính: Bí ngô còn được gọi là bí đỏ, bí ử, là một loại quả phổ biến và bổ. Bí ngô không chỉ là thức ăn mà còn là vị thuốc chữa một số chứng bệnh.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY ĐỖ QUYÊN CHỮA NẤM TÓC

* Đặc tính: Đỗ quyên có tên khoa học là Rhododendron Simsii Planch, còn gọi là sơn thạch lựu, ánh sơn hồng, mãn sơn hồng, báo xuân hoa, thanh minh hoa, sơn trà hoa... Dân gian thường thu hái hoa vào mùa xuân, lá vào mùa hạ và rễ vào mùa đông đem phơi khô trong bóng râm hoặc dùng tươi để làm thuốc.  Trong hoa chứa nhiều anthocyanin và flavonoid, anthocyanin thường thấy nhất là cyanidin 3-glucosid và cyanidin 3,5-diglucosid. Flavanoid thường thấy nhất là azaleatin 3-fhamnóyi glcosid. Trong lá và cành non có chứa Flayonoid, coumarin, triterpen, organic acid, amino acid, tamin, phenol, stenol, cardiac, glycosid, volatil oil …; riêng lá còn chứa cersolic acid và andromedotoxin. Hoa đỗ quyên vị chua ngọt, tính ấm, có công dụng hoà huyết, điều kinh, trừ đàm chỉ khái, khử phong thấp và làm hết ngứa, được dùng để chữa các chứng rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, băng lậu, tổn thương do ngã, phong thấp, thổ huyết, nục huyết...  Lá có vị chua, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu ch

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY XOAN TRỊ GIUN CHUI CUỐNG MẬT

* Đặc tính: Cây xoan thường được nhân dân ta trồng lấy gỗ. Cây xoan có vị độc, tính linh, có tác dụng sát trùng. Vỏ xoan, quả xoan có độc, khi dùng làm thuốc phải thận trọng. Nếu dùng quá liều sẽ có hiện tượng ngộ độc, đau bụng nôn mửa, chóng mặt, mệt lả, tay chân tê dại. Dùng đường cát hay sắc cam thảo uống nhiều thì giải độc.