Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Bệnh Gan

THUỐC THANH NHIỆT TAO THẤP - THẢO QUYẾT MINH (Semen Cassiae)

Là hạt của cây thảo quyết minh, cây muồng ngủ: Cassia tora L. Hạ Vang - Caesalpiniaceae. Tính vị: vị ngọt, đắng. Tính hơi hàn. Quy kinh: can, đởm, thận.

THUỐC THANH NHIỆT TAO THẤP - NHÂN TRẦN (Herba Adennosmatis caerulei)

Dùng bộ phận trên mặt đất, phơi khô của cây nhân trần Adenosma caeruleum R. Br. Họ Họa mõm sói - Scrophulariaceae. Tính vị: vị đắng, cay, tính hơi hàn. Quy kinh: nhập vào 4 kinh tỳ, vị, can, đởm.

THUỐC THANH NHIỆT TAO THẤP - HOÀNG BÁ (Cortex Phellodendri)

Dùng võ cây hoàng bá - Phellodendron amurense Rupr. Họ Cam Rutaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kính thận, bàng quang, tỳ.

THUỐC THANH NHIỆT GIÁNG HOẢ - HẠ KHÔ THẢO (Spica Prunellae)

Bông quả đã phơi sấy khô của cây hạ khô thảo Prunella vulgaris L. Họ Hoa môi - Lamiaceae. Tính vị: vị đắng, cay; tính hàn. Quy kinh: vào 2 kinh can, đởm.

THUỐC THANH NHIỆT GIÁNG HOẢ - CHI TỬ (Fructus Gardeniae)

Quả chín phơi khô bóc vỏ của cây dành dành Gurdenia florida L. hoặc G Jasminoides Ellis. Họ Cà phê - Rubiaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào các kinh tâm, phế, can đớm và tam tiêu.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - MÃ TIÊN THẢO (Cỏ roi ngựa - Herba Verbenae)

Dùng toàn cây của cây mã tiên thảo Verbena officinalis L. Họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 2 kính can và phế.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - XUYÊN TÂM LIÊN (Herba Andrographitis)

Dùng bộ phần trên mặt đất của cây xuyên tâm liên Angdrographis paniculata (Burn.f.) Ness. Họ Ô rô - Acanthaceae. Nên thu hái lá trước khi cây ra hoa Tính vị: vị rất đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kinh phế, can, tỳ.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - THẤT DIỆP NHẤT CHI HOA (Rhizoma Paridis chinensis)

Dùng rễ của cây bẩy lá một hoa - Paris polyphylla Sm. Họ Hành Liliaceae. Cây này mọc hoang ở những nơi ẩm thấp ven suối trong rừng ở một số tỉnh như Hà Bắc, Hoàng Liên Sơn. Tính vị: vị đắng, tính hàn, hơi có độc. Quy kinh: vào 2 kinh can và phế.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - MẬT GẤU (Hùng đởm - Fel. Ursi)

Dùng mật phơi khô của gấu ngựa hoặc gấu chó... Ursus sp. Họ Gấu Ursidae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kinh can, tâm, đởm.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đậu Đỏ

a. Thành phần và tác dụng Đậu đỏ chứa rất nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là sắt và vitamin B₁₂, giúp bổ máu và có chức năng thúc đẩy vòng tuần hoàn của máu, những phụ nữ có chu kì kinh nguyệt dài, mất nhiều máu nên ăn nhiều đậu đỏ, phụ nữ mang thai ăn nhiều đậu đỏ còn có tác dụng kích thích tuyến sữa. Trong 100g hạt đậu đỏ khô có chứa: đường 60,9g, protit 20,9g, chất xơ 4,8g, chất béo và khoáng chất gồm canxi, phot pho, sắt, vitamin B tổng hợp. Đậu đỏ có vị ngọt, tính ấm. Công hiệu lợi thuỷ trừ thấp (vận hành thể dịch, không bị ứ), hoà huyết bài nùng (điều hoà máu huyết, thải mủ), tiêu thũng giải độc (giải độc, chống phù), điều kinh thông nhũ (điều kinh, thông tuyến sữa), thoái vàng (da vàng biến mất). Dùng chữa trị các chứng bệnh như chân phù thũng, ung nhọt, sau khi sinh dịch âm đạo không sạch, bầu sữa không thông, vàng da do viêm gan, kiết lỵ. Đậu đỏ chứa các chất có tác dụng lợi tiểu, giúp điều trị các chứng như phù do bệnh tim; thận, xơ gan cổ trướng... Đậu đỏ c

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Vừng

a. Thành phần và tác dụng Vừng có hai loại vừng đen và vừng trắng, còn gọi là mè. Dùng làm thuốc thường là loại vừng đen. Vừng đen còn gọi là hồ ma, hắc chỉ ma, cự thắng, cự thắng tử, ô ma, ô ma tử, du ma, giao ma, tiểu hổ ma. Vừng trắng còn gọi là bạch du ma, bạch hổ ma. Tính bình, vị ngọt. Thành phần chính trong vừng gồm có: dầu béo 60%. Trong dầu chứa nhiều loại axit, vitamin E cùng sắt và canxi. Phần lớn có chất phòng bệnh chống suy lão. Thường là thực phẩm chống suy lão. Vừng có tác dụng bổ gan, thận, nhuận ngũ tạng, làm đen tóc, bổ dưỡng cường tráng. Chủ yếu dùng cho gan, thận yếu, tay chân yếu cứng, hư phong, mắt mờ, yếu sau khi ốm dậy, tuổi già ho hen, thiếu sữa, thần kinh suy nhược, sớm bạc tóc, cao huyết áp, bệnh mỡ bọc tim. Cách dùng: Uống: đun thành thang hoặc cho vào viên hoàn. Dùng bên ngoài đun nước mà rửa hoặc đắp chỗ đau. Kiêng kị: Tỳ yếu hay đại tiện lỏng thì không nên ăn nhiều vừng. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Cà

a. Thành phần và tác dụng Cà có nhiều loại: cà trắng, cà tím, cà tròn, cà dài. Cà có giá trị dinh dưỡng rất cao, giàu protein, chất béo, đường, canxi, lân, sắt, caroten, vitamin C, cà tím còn giàu cả vitamin P và chất tạo bọt. Thường xuyên ăn cà thì mức cholesterol trong máu sẽ giảm, nâng cao được sức đề kháng của vi huyết quản, vì vậy có thể bảo vệ được công năng của huyết quản. Người già, người bị bệnh tim mạch hoặc lượng cholesterol lên cao thì thường xuyên ăn cà, rất có lợi cho sức khoẻ trường thọ. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đại Táo

a. Thành phần và tác dụng Từ xưa đến nay, đại táo được coi là một loại quả bổ dưỡng và có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, quả táo vị ngọt, tính bình có khả năng làm giảm độc tính và tính kích thích. Khi dùng các loại thuốc tương đối mạnh hoặc thuốc kích thích thì nên dùng phối hợp với đại táo để bảo vệ tì vị, giảm bớt tác dụng phụ. Khi hầm thịt dê, thịt thỏ, thịt gà, thịt vịt, nếu phối hợp với đại táo càng làm tăng kết quả chữa bệnh. Đại táo nấu với bí đỏ thành canh, cho thêm đường đỏ, người bị viêm phế quản, hen suyễn ăn rất tốt. Xương dê, bò, lợn nấu với đại táo, gạo nếp thành cháo có thể chữa đau lưng, mỏi gối, thiếu máu và chứng còi xương của trẻ nhỏ, phụ nữ toàn thân yếu ớt mệt mỏi do huyết hư gây nên. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Cà Chua

a. Thành phần và tác dụng Cà chua là loại quả giàu dinh dưỡng, chứa rất nhiều vitamin C, cứ 100g cà chua có chứa 94g nước, 2,2g protein, 2,9g đường, ngoài ra còn có lân, kali, axit oxalic, vitamin A, vitamin B. Cà chua ăn vào dạ dày, có tác dụng phân giải chất béo, có thể phối hợp ăn với thịt, nếu ăn thịt quá nhiều, dạ dày không tiêu hoá kịp, ăn một ít cà chua có thể giúp cho tiêu hoá. Vitamin C là thành phần dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể, nếu thiếu vitamin C thì kết cấu của cơ thể dễ bị tổn thất. Mà kết cấu của cơ thể phần lớn tập trung ở xương sụn, thành mạch mắu, dây chằng và bộ phận hạ tầng của xương, kết cấu cơ thể có tác dụng làm co giãn những bộ phận nói trên, nhất là thành mạch máu muốn được giãn nở tự nhiên phải giữ được tính đàn hồi bình thường. Vitamin C trong cà chua rất dễ được cơ thể hấp thụ, để bổ sung cho cơ thể lượng vitamin cần thiết. Với người do nóng nhiệt trong cơ thể dẫn đến táo bón thì nên ăn cà chua để được nhuận tràng, thông tiện. Nếu ăn quá nhiều thịt, h

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Diếp Cá

a. Thành phần và tác dụng Rau diếp cá còn có tên là cây lá giấp, ngư tinh thảo, rau vẹn, tập thái. Rau diếp cá có vị chua, cay, mùi tanh, tính mát, không độc; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, sát khuẩn. Thành phần trong diếp cá có nước, protein, xenlulô, canxi, phot pho, tinh dầu. Diếp cá tính mát. Nhân dân ta thường dùng diếp cá kết hợp với các rau như xà lách, giá đỗ, rau mùi chấm nước sốt vang.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Má

a. Thành phần và tác dụng Rau má còn gọi là rau má thìa. Người Trung Quốc gọi là tích huyết thảo, liên tiền thảo. Cây rau má mọc bò, thân gầy, nhẵn, có rễ ở các mấu, lá hình tim tròn, có khía tai bèo, rộng 2 - 3cm. Cuống dài 3 - 5cm, phiến lá màu xanh sẫm, toàn cây khi tươi có mùi hăng, vị hơi đắng. Rau má mọc hoang ở khắp nơi, ven đường, bờ ruộng, góc vườn, bãi cỏ. Ở miền Nam nước ta, rau má còn được trồng để làm rau ăn và nước giải khát. Rau má cũng mọc ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ... Rau má giàu các khoáng chất như: kali, sắt, magie, kẽm, phot pho... Nhiều loại vitamin trong đó đáng kể là vitamin A. Thành phần quan trọng của rau má là saponin triterpen kiểu nhân sâm như asiaticoid, thankunisid. Theo Đông y, rau má vị ngọt mát, hơi đắng, vào các kinh tâm, can, tỳ. Có tác dụng giải nhiệt, giải độc, chữa sốt, viêm gan, chảy máu cam, nôn ra máu, mụn nhọt, rôm sảy. Ngày dùng 30 - 40g rau má khô.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HÒE

Tên khác: Hoè, Hòe mễ, Lài luồng (Tày), Đậu hoè, Bạch hòe, Tế diệp hoè, Kim dược thụ. Tên khoa học: Sophora Japonica L. (=Stypnolobium Japonicum (L.) Schott.). Họ Đậu (Fabaceae).

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC GAI HOA TÍM

Tên khác: Kế hoa tím Tên khoa học: Silybum marianum Gaertn. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Âu, Địa Trung Hải, mọc nhiều ở châu Âu, Bắc Phi. Cây được di thực trồng thử ở Việt Nam (Viện Dược liệu) những năm 1970; lấy hạt giống từ Viện Dược liệu Hungari. Mô tả: Cây thảo, sống hàng năm, thân khoẻ; là bóng láng, có vân trăng dọc theo gân lá; mép lá có răng, gai nhọn. Cụm hoa hình đầu ở ngọn, hoa màu tím, hình ống; bao chung với lá bắc, có gai. Quả bế, đen, có mào lông.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CHUỐI HOA

Tên khác: Chuối mỹ nhân (Mỹ nhân tiêu) Tên khoa học: Canna indica L. Họ Dong Riềng (Cannaceae) Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Nam Mỹ; được trồng ở Ấn Độ. Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia v.v... ở Java, cây được trồng ở độ cao 10 - 1.000m. Mô tả: Cây thân thảo, sống nhiều năm, cao 1 - 2 m, toàn cây nhẵn, sáng bóng, không có lông; thường có phủ phấn trắng: từ phần cây trên mặt đất mọc lên nhiều cành 1á. Lá mọc đơn chiếc; mọc so le, lá có gân giữa lớn, trông giống như một lá chuối nhỏ, mép nguyên. Phiến lá hình trứng hoặc tròn dài. Hoa to, màu đẹp rực rỡ; cụm hoa nở rộ vào vụ hè thu; hoa màu đỏ chói lọi hoặc màu vàng; tràng hình ống, to, đẹp. Quả hình trứng, tròn đài, màu xanh lục, có lông. Mùa hoa: tháng 6; có nơi hoa ra quanh năm.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA BAN

Tên khác: Cây lão bạch hoa, Dương đề giáp (Móng dê). Tên khoa học: Bauhinia variegata Lin. Họ Vang (Caesalpiniaceae). Nguồn gốc: Cây nguyên sản ở châu Á lục địa, mọc hoang và được trồng ở vùng Tây Bắc Việt Nam; là cây hoa đẹp đặc trưng cho rừng Tây Bắc. Cây thuộc chi của cây Móng bò Bauhinia L. họ Vang, chi này có cây với lá hai thùy có hoa to, dẹt, màu trắng hoặc màu hoa cà (la văng). Cây hoa Ban phân bố ở Việt Nam, Trung Quốc và có trồng ở Indonesia làm cảnh.