Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Bệnh Thận

Cây Hoa Chữa Bệnh - KIM NGÂN HOA

Tên khác: Nhẫn đông hoa; Boóc kim ngân (Tày), Chừa giang khằm (Thái); Ngân hoa; Quan hoa; Lưỡng bảo hoa; Ngân đằng. Tên khoa học: Lonicera Japonica Thunb; Họ Kim ngân (Caprifoliaceae). Mô tả: Dây leo bằng thân quấn, chất gỗ, thường xanh, thân rỗng, cảnh già màu nâu nhạt, trơn bóng, không có lông, cành non màu lục, có lông màu vàng, mềm. Lá mọc đối, phiến dày, hình trái xoan, gốc tròn, đầu nhọn, dài 3 - 8cm; lá non 2 mặt đều có lông mềm vàng, lá già hầu như không có lông. Cụm hoa là xim hai hoa, mọc ở đầu ngọn. Đầu mùa hạ, hoa nở, mọc đôi ở kẽ lá, hoa dạng ống; khi mới nở màu trắng, hương thơm, sau chuyển thành màu vàng kim cho nên được gọi là hoa vàng hoa bạc (Kim ngân hoa): họa có lông mịn. Quả mọng hình cầu màu đen bóng. Hái hoa khi mới nở. Mùa hoa: tháng 3 - 5. Mùa quả: tháng 6 - 8. Có thể hái dây Nhẫn đông với lá già quanh năm. Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở những vùng rừng núi ưa ẩm và ánh sáng, thường leo lên cây bụi, cây gỗ ven rừng đá vôi, rừng thứ sinh hay đồi cây bụi, gần nguồ

Cây Hoa Chữa Bệnh - ANH ĐÀO CHÂU ÂU

Có nhiều loài Anh đào ở xứ ôn đới châu Âu; họ Hoa Hồng, chi Prunus. Sau đây là một số loài làm thuốc tây y: ANH ĐÀO QUẢ CHUA Tên khoa học: Prunus cerasus L; Họ Hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc vùng Tiểu Á, Đông Nam Âu, thành phố Cerasusa bên bờ Hắc Hải. Thành phố và cây này cùng tên là Anh đào. ANH ĐÀO QUẢ NGỌT Tên khoa học: Prunus avium L. var. Julliana. Họ Hoa Hồng (Rosaceae).

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HẠT TIÊU (HỒ TIÊU)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Tiêu sọ chuyên trị thổ tả, trừ hàn thấp và diệt khuẩn. Tiêu đen làm ấm bụng tăng sức nóng ở bên trong vừa làm tan khí lạnh ở bên ngoài, chữa cảm hàn vừa làm toát mồ hôi. Hạt tiêu có vị cay, đắng, nóng và nhiệt có độc nhẹ tác dụng vào 4 kinh: Tì, vị, phế và đại tràng. Khi ăn có ảnh hưởng nhẹ tới huyết áp và tim đập mạnh hơn nhưng chỉ sau ít phút là trở lại bình thường. Công hiệu chữa trị chính của hạt tiêu là: ôn trung; hạ khí, trị cảm hàn, tiêu đờm, giải độc, trị đầy bụng, trị buồn nôn ói mửa, chứng lạnh bụng, ỉa chảy, lị do hàn, giải độc thức ăn, chữa sâu răng, đau răng, trúng hàn, đau vùng tim suyễn, sát trùng... Liều dùng thường là 1 - 3g. Hạt tiêu chỉ dùng với liều lượng vừa phải dùng nhiều quá hại phổi, ăn hạt tiêu quá nhiều sẽ độc cho ngũ tạng, mờ mắt, đau trĩ và phát mụn nhọt. Nếu bị những hiện tượng trên thì nấu đỗ (đậu) xanh ăn để giải độc.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY TẦM GỬI (CHÙM GỬI)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Tầm gửi là các giống cây ký sinh trên các cây lớn có thân cứng. Trong các đơn thuốc xưa nay chỉ thấy ghi rõ một giống tầm gửi là tầm gửi trên cây dâu tằm, gọi là tang ký sinh. Tang ký sinh có tác dụng trừ phong thấp, nhức mỏi, tê bại, đau lưng mỏi gối, chữa động thai, đau bụng. Trên thực tế, tầm gửi dâu rất hiếm nên người ta còn dùng cả tầm gửi trên cây khế, cây mía, cây sau sau... nói chung là trên các loại cây không gây độc. Người ta còn dùng tầm gửi trên cây ngái (cũng rất hiếm) để chữa bệnh viêm cầu thận.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY DƯA HẤU

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Dưa hấu vị ngọt tính lạnh. Có tác dụng giải khát, chống nóng, lợi tiểu, khoan trung hạ khí, chữa yết hầu sưng đau, bệnh ly, giải say rượu. Vỏ dưa hấu có vị ngọt mát. Có thể chống nóng, giải cảm nắng, chữa vàng da, phù thũng và các bệnh lở loét ở miệng. Hạt dưa hấu có tác dụng nhuận tràng và hỗ trợ tiêu hóa.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY NHỌ NỒI (CỎ MỰC)

* Đặc tính: Cây nhọ nổi có tên khoa học là Felipta Prostrata, họ lúa, ưa ẩm, ánh sáng, nhưng cũng chịu được bóng râm. Cây mọc thẳng, có nhiều cành, thân có lông cứng, cao 30 - 40cm, có khi tới 80cm. Lá mọc đối, có lông ở hai mặt. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở ngọn cành hoặc kẽ lá. Hoa quả ra liên tục trong năm. Cây nhọ nồi có chứa alcaloid ecliptin, flavonosid, caroten, nedelolacton, tamin và chất đắng. Nước sắc cỏ mực khô (cỏ nhọ nổi) làm tăng tỷ lệ prothrombin toàn phần, làm nén thành tử cung khi chảy máu. Dùng cỏ mực tươi giã nát vắt lấy nước cho trẻ em sốt cao uống, bã đắp vào lòng bàn tay, bàn chân sẽ hạ nhiệt nhanh.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY RÂU MÈO TRỊ VIÊM THẬN

* Đặc tính: - Cây râu mèo tên khoa học là Orthosiphon Spiralis, thuộc họ hoa môi (Lamlaceae). Râu mèo có tính mát, vị ngọt, nhạt, hơi đắng, có tác dụng lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm, trừ khớp. - Râu mèo chứa Saponin mà chủ yếu là các orthosiphonin A, B, C, D, E; rất giàu kalium, polyacol, mesoisonitol, các Flaronoid chiếm 0,23% trong cây khô, Phytosterol (chất béo), đường pentoz, hexoz, glucoz, acid tartric, citric, 0,65% tinh dầu... - Hoa râu mèo có tiểu nhuy rất dài, toả ra trông giống như râu con mèo.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - RAU DỪA NƯỚC

* Đặc tính: - Rau Dừa nước thường mọc hoang ở ven các hồ, ao. - Rau Dừa nước có vị ngọt, nhạt, tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, mát máu, giải độc, chữa cảm sốt, ho khan, sưng lở...

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY LÁ GIANG TRỊ BỆNH SỎI VÀ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

* Đặc tính: - Cây lá giang còn gọi là cây cao trồng, ràng bưa hường, có tên khoa học là Santhera Rosea, thuộc họ trúc đào. - Cây lá giang là loại cây bụi leo, có nhựa mủ trắng. Lá nhẵn, mọc đối hình trứng. Hoa màu phớt hồng gồ xiên hai ngả. Quả dài đối nhau, hạt dài. - Dược liệu này không độc, tính bình, có tác dụng chống viêm, kháng một số vi khuẩn, lợi tiểu. Thuốc có thể chữa được viêm thận mạn tính, viêm ruột, các vết thương sưng tấy, giải nhiệt, tiêu thuỷ phong thấp.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - NHÂN QUẢ THÔNG CHỮA VÁNG ĐẦU, HOA MẮT Ở NGƯỜI GIÀ

* Đặc tính: - Nhân quả thông được lấy từ quả thông tươi hoặc quả thông đã khô. Nó có tên gọi là tùng tử hay hải tùng tử. - Trong nhân quả thông có chất dầu olein, chất mỡ linolic acid có tác dụng nhuận phế, nhuận tràng, thông đại tiện. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ DÂU CHỮA GAN THẬN SUY YẾU

* Đặc tính: - Quả của cây dâu tằm (Mours Alba L.) là một loại quả phức gồm nhiều quả bế bao trong các lá đài đồng trưởng và trở thành mọng nước. Trong quả dâu tằm có chứa đường (glucose và fructose) axit malic và axit succinic, protein, stanin, vitamin c, caroten, sắc tố màu đỏ anthocyanidin. Theo Đông y, quả dâu tằm gọi là tang thầm, có vị ngọt, chua, tính mát, vào hai kinh can, thận. * Công dụng: - Quả dâu tằm có tác dụng bổ gan, dưỡng thận suy yếu, thiếu máu, suy nhược cơ thể, táo bón, suy nhược thần kinh, mất ngủ, tóc bạc sớm. - Ngoài ra quả dâu tằm còn có tác dụng tiêu khát, là vị thuốc hữu hiệu chữa bệnh đái tháo đường và viêm gan mãn tính.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HOA CÚC VÀNG CHỮA BỆNH VỀ MẮT

* Đặc tính: Cúc vàng (còn gọi là cúc hay cúc chi) có hai loại: cúc hoa trắng và cúc hoa vàng. Ở Trung Quốc, có cúc hoa trắng được dùng làm thuốc chữa cao huyết áp, còn ở Việt Nam, cúc hoa vàng trị các bệnh về mắt. Dược liệu cúc hoa vàng có vị ngọt, hơi đắng, màu vàng nâu, mùi thơm, tính mát, được dùng để chữa các bệnh về mắt rất hữu hiệu. * Công dụng:

CHỮA BỆNH MẠN TÍNH BẰNG RAU XANH - BỆNH VIÊM THẬN

Thận là một cơ quan quan trọng của cơ thể, thông thường khi cơ thể mệt mỏi, bị sức ép quá độ đều ảnh hưởng đến sức khỏe của thận. Thận có chức năng quan trọng là giải độc và bài tiết nước tiểu, cần phải được giữ gìn cẩn thận để tránh dẫn đến các di chứng. Viêm thận thực ra không có gì đáng sợ, ngoài nghỉ ngơi nhiều hơn, cần đặc biệt chú ý không được ăn quá mặn mà cần ăn uống thanh đạm để tránh tạo gánh nặng cho thận. Những loại rau xanh được giới thiệu dưới đây có tác dụng bảo vệ thận, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu phù.

CÂY RAU LÀM THUỐC - TỎI TÂY

Tỏi tây - Allium porrum L., thuộc họ Hành - Alliaceae, là loại cây thảo 2 năm, cao 40-140cm. Hành (củ) hình trụ, trắng (Tỏi tây dài) hoặc hình tròn (Tỏi tây ngắn), rộng 1-2cm. Lá mọc 2 hàng, thẳng, mở rộng, nhọn, phẳng hoặc hơi gấp lại thành hình máng xối, có mầu lục hơi luốc. Hoa hồng, xếp thành hình tán giả dạng cầu, có cuống dài, màu xanh xanh hay tim tím. Cây gốc ở vùng Địa trung hải, đã được thuần hoá rất tốt tại Việt Nam và chịu đựng được qua mùa hè tại vùng trung du Bắc bộ. Ở Đà lạt, tỉnh Lâm đồng cũng có trồng nhiều.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU TRAI

Rau trai, Rau trai ăn, Rau trai trắng, Cỏ lài trắng, Trai thường - Commelina communis L., thuộc họ Thài lài - Commelinaceae. Cỏ cao 25-50cm hay hơn, hơi có lông mềm, có lông tơ hay lông lởm chởm. Rễ dạng sợi. Thân phân nhánh, thường ngả xuống, đâm rễ ở các đốt. Lá thuôn hay hình ngọn giáo, có bẹ ở gốc, dài 2-10cm, rộng 1-2cm, không cuống. Cụm hoa xim không cuống, có những lá bắc dạng mo bao quanh. Hoa màu xanh lơ. Quả nang thường bao bởi bao hoa, thuôn hay gần hình cầu.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MĂNG TÂY

Trong các loại rau, thì Măng tây được coi là loại rau cao cấp quý. Bộ phận dùng làm rau ăn là các mầm non nằm trong đất, hình dáng giống như cây Măng trúc, Măng sặt ăn rất ngon. Cây Măng tây - Asparagus officinalis L., thuộc họ Thiên môn đông - Asparagacae. Cây thảo có những rễ và thân mọc ngầm trong đất mà thường được gọi là thân rễ, với những thân đứng mọc trong không khí lởm chởm những vết sẹo của những nhánh đã rụng. Hoa rất nhỏ, màu lục nhạt, tập hợp 1-4 cái thành khóm ở nách lá. Quả mọng, hình cầu, màu đỏ. Vào mùa xuân, có những nhánh non mọc lên từ các thân rễ mà ta gọi là măng.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MÀN MÀN

Màn màn hay Màn họa trắng - Cleome gynandra L., thuộc họ Màn màn – Capparaceae. Cây thảo hằng năm cao 1m, nhẵn hoặc hơi có lông. Lá kép chân vịt có 5 lá chét hình giáo ngược, thon hẹp ở gốc, ngắn hơn cuống lá chung. Hoa trắng, thành chùm ở ngọn cây, ở nách những lá bắc dạng lá không cuống, có 3 lá nhỏ. Quả nang dài dạng quả cải, mở thành 2 van dạng màng. Hạt hình thận. Màn màn là loài liên nhiệt đới, phổ biến khắp Đông dương; thường gặp mọc hoang dại ở gần khu dân cư trên các đất hoang. Cây có những tính chất kích thích và chống scorbut như cải soong nên cũng được nhiều dân tộc dùng ăn. Chúng có vị đắng nhưng khi nấu lên thì không còn vị đắng nữa. Nhân dân ta và Campuchia cũng thường dùng cành lá non và lá để làm rau ăn. Có thể luộc chấm nước mắm, xì dầu ăn với cơm, nhưng cũng thường muối chua như muối dưa.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ACTISÔ

Actisô - Cynara scolymus L. thuộc họ Cúc Asteraceae hay Compositae. Cây thảo cao khoảng 1m, có lá mọc so le chia thành nhiều thuỳ, mặt trên mầu lục, mặt dưới màu trắng nhạt vì có nhiều lông nhung. Cụm hoa mà nguời ta quen gọi là bông Actisô nằm ở đầu các nhánh của thân, có đường kính 6-15cm, phía ngoài có những lá bắc có đỉnh nhọn, tiếp đó là những hoa bao bởi những lông tơ nằm trên một đế hoa nạc. Màu sắc của cụm hoa khác nhau tùy theo thứ (hiện đã biết đến hàng chục thứ).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - TƠ XANH

Còn gọi là Tơ hồng xanh (Cassytha filiformis L) thuộc họ Long não (Lauraceae). Mô tả: Dây leo nhẵn, có thân tréo nhau, dạng sợi, màu lục sẫm. Lá rất nhỏ, tiêu giảm thành vảy. Hoa nhỏ, trắng, không cuống, xếp thành bông dài 1,5 - 5cm. Quả dạng quả hạch, hình cầu, bao trong ống hoa cùng lớn lên và hóa nạc, tựa như một quả mọng.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - TANH TÁCH

Còn gọt là cây Quả nổ, Sâm tanh tách, Sâm nam (Ruellia tuberosa L.) thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Mô tả: Cây thảo cao 20 - 50cm. Rễ củ tròn dài màn vàng nâu, mọc thành chùm. Thân vuông, có lông, phủ to trên mắt. Lá mọc đối, hình bầu dục, mặt trên có lông thưa, mếp có rìa lông cứng. Vào tháng 6 - 7, hoa nở rộ. Cụm hoa hình xim ở kẽ lá hoặc ở ngọn thân. Hoa to, đẹp, màu xanh tím. Quả thuộc loại quả nang khi chín vào tháng 8 - 10, có màu nâu đen. Khi quả bị ướt, nó mổ ra bắn tung ra bên ngoài những hạt dẹt.