Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Nôn Mửa-Phiên Vị

THUỐC HOÁ ĐÀM HÀN - BÁN HẠ (Nam) (Rhizoma Typhonii)

Dùng thân rễ của cây bán ha - Typhonium trilobatum Schott, (bán hạ nam). Họ Ráy - Araceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh tỳ, vị.

THUỐC THANH NHIỆT TAO THẤP - LÔ CĂN (Radix Phragmiti)

Là rễ cây lau Phragmites cominunis (L) Trin. Hoặc đoạn thân sắt gốc cũng có thể dùng làm thuốc. Họ lúa - Poaceae. Tính vị: vị ngọt, tính hàn. Quy kinh: nhập vào 2 kinh phế và vị.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - BỒ CÔNG ANH (Rau diếp dại - Pars aerea Lactucae indicae)

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây bồ công anh Lactuca indica L., hoặc cây Taraxacum officinale Wigg. (còn gọi là bồ công anh Trung Quốc). Họ Cúc Asteraceae. Cả hai cây này đều mọc hoang hoặc được trồng ở hầu hết các địa phương. Riêng cây bồ công anh Trung Quốc mọc nhiều ở vùng núi nước ta như Sa Pa (Lào Cai). Tính vị: vị đắng, ngọt, tính hàn. Quy kinh: vào hai kinh can và tỳ.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - NGÔ THÙ DU (Fructus Evodiae)

Là quả chín phơi khô của cây ngô thù du Evodia rutaecarpa (Juss). Họ Cam Rutaceae. Khi dùng cần tiến hành sao qua. Tính vị: vị cay, đắng, tính ôn. Quy kinh: vào 4 kính can, thận, tỳ, vị.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - XUYÊN TIÊU (Fructus Zanthoxili)

Là quả chín phơi khô của cây xuyên tiêu Zanthoxylum nitidum DC. Họ cam Rutaceae. Khi dùng cần sao qua. Tính vị: vị cay, tính ấm, hơi có độc. Quy kinh: phế, vị, thận.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - CAN KHƯƠNG (Gừng khô)

Thân rễ phơi khô của cây gừng Zingiber officinale Ross. Họ Gừng Zingiberaceae. Khi dùng cần thái phiến dày 1-1,5mm và tuỳ theo các trường hợp có thể chế biến khác nhau. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: tâm, phế, tỳ, vị.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - ĐINH HƯƠNG

Nụ hoa phơi khô của cây định hương Eugenia caryophyllata Thunb. Họ Sim Myrtaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào 4 kính phế, tỳ, vị, thận.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - CAO LƯƠNG KHƯƠNG (Củ Riềng - Rhizoma Alpiniae)

Là thân rễ của cây riềng Alpinia officinarum Hance. Họ Gừng Zigiberaceae. Tính vị: vị cay, tính nhiệt. Quy kinh: vào 2 kinh tỳ, vị.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - ĐẠI HỒI (Fructus Anisi Stellati)

Là quả chín phơi của cây đại hồi, bát giác hồi hương Illiciumn verum Hook.f. Họ Hồi Illiaceae. Tính vị: vị cay, hơi ngọt, tính nhiệt. Quy kinh: vào can thận, tỳ, vị.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - TIỂU HỒI HƯƠNG (Fructus Foenieculi)

Là quả chín phơi khô của cây tiểu hồi Foeniculum uulagare Mill. Họ Hoa tán Apiaceae. Tính vị: vị cay, tính nhiệt. Quy kinh: can, thận, tỳ vị.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - THẢO QUẢ (Fructus Amomi aromatici)

Dùng quả chín phơi khô của cây thảo quả Amomum T sao-ko. Orev. et Lem (A. aromaticum Roxb). Họ Gừng Zingiberaceae. Tính vị: vị cay, tính nhiệt. Quy kinh: vào hai kinh kỳ, vị, phế.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - SÀI HỒ (Radix Bupleuri)

Dùng rễ và lá của cây sài hồ Buplerum sinense DC. Họ Hoa tán Apiaceae. Ngoài ra còn dùng rễ cây lức hoặc rễ cây cúc tần làm vị Nam sài hồ. (Radix plucheae pteropodae). Họ cúc Asteraceae. Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: nhập vào các kinh can, đởm, tâm bào lạc và tam tiêu.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - TÍA TÔ (Folium Perillae)

Gồm các vị: tô diệp (lá tía tô), tô ngạnh (cành tía tô), tô tử (hạt tía tô), thu hái từ cây tía tô Perilla frutescens (L.) Britt. Họ Hoa môi Lamiaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: 2 kinh tỳ và phế

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Quả Hồng

a. Thành phần và tác dụng Theo Đông y, quả hồng vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng chữa tiêu chảy, trĩ, đái dầm, háo khát, ho có đờm và các chứng nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất... Tai hồng (còn gọi là thị đế) vị đắng chát, tính ấm, không mùi, chất cứng giòn chứa trong tai hồng là tanin. Vỏ, rễ  thân cây hồng còn được dùng làm thuốc cầm máu. Quả hồng chín có tỷ lệ đường rất cao, khoảng 14 - 20%, các muối sắt, canxi, phot pho, vitamin A, B, C... Đặc biệt, lượng tanin rất cao ở quả hông còn xanh. Chất shibuol chứa trong quả hồng là hỗn hợp của axit gallic và phloroglaciol, có tác dụng làm hạ huyết áp. Đông y dùng quả hồng làm thuốc chữa tiêu chảy, ho, đái đầm. Vỏ, rễ, thân cây hồng được dùng làm thuốc cầm máu. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Xoài

a. Thành phần và tác dụng Quả xoài theo Đông y lúc chín có vị ngọt (có loại hơi chua), tính bình. Về tác dụng sinh lý. Quả xoài chín kích thích tiết nước bọt, chống khát khô họng, lợi tiểu chống phù thũng, nhuận tràng, chống táo bón. Theo Tây y, xoài có chứa những thành phần như sau: 100g xoài chín cho 65 calo, 17g carbohydrat, 3.894 UI.vitamin A (78% nhu cầu hàng ngày), 28mg vitamin C (46% nhu cầu), 1mg vitamin E (10%)... Đường của xoài là loại cung cấp năng lượng nhanh. Quả xanh ít vitamin A và nhiều vitamin C. Chất glucozit trong xoài có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa ung thư, diệt khuẩn. Xoài làm giảm cholesterol, hạ huyết áp phòng chống bệnh tim mạch, tăng nhu động ruột thải nhanh chất cặn bã trong ruột nên phòng chống được bệnh ung thư ruột kết. Xoài là một loại quả bổ não, rất tốt cho những người làm việc nhiều bằng trí óc, thi cử. Tuy nhiên không nên ăn xoài lúc đói quá và sau bữa ăn no hoặc đang có các bệnh nhiệt sốt vì bản chất xoài nóng như hành, tôi, ớt. Không nên ăn nhiều

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Củ Gừng

a. Thành phần và tác dụng Gừng là một loại củ rất quen thuộc và hầu như lúc nào cũng có sẵn ở ngăn bếp của mọi gia đình. Gừng không những gia tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp cơ thể tiêu hoá và hấp thụ thức ăn dễ dàng. Ngoài ra, gừng còn là một vị thuốc quý trong kho tàng y học dân gian mà mỗi người có thể vận dụng để tự chữa bệnh cho mình. Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng giải biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đờm, hành thuỷ, giải độc. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống. Ngoài ra tuỳ. Theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau. Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương. Hắc khương có vị đắng, thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Tỏi

a. Thành phần và tác dụng Từ ngàn năm nay, tỏi được người Trung Quốc và Hy Lạp cổ sử dụng như là một kháng sinh thiên nhiên điều trị những bệnh liên quan đến hô hấp, bệnh do ký sinh trùng và nhiều bệnh khác, vì trong tỏi có selen và các nguyên tố vì lượng chứa kháng khuẩn làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm huyết áp cao, chống tắc nghẽn mạch máu giống aspirin, nó còn có hoạt tính làm hạn chế việc sinh ra các gốc tự do gây tổn thương tổ chức khớp, dưỡng nhan, ích thọ nhờ khả năng làm chậm quá trình lão hoá tế bào, làm giảm sung huyết và tiêu viêm, hết mệt mỏi, phục hồi nhanh thể lực. Thành phần chính của củ tỏi gồm có: protein 6%, chất đường bột 23,5%, các chất vitamin B₁, B₂, C và anlixin (là chất có tác dụng diệt khuẩn mạnh, được xem là kháng sinh tự nhiên). Cần biết, tôi có vỏ đỏ (tỏi tía) có tác dụng diệt khuẩn mạnh hơn tỏi vỏ trắng. Trong củ tỏi có iốt, selen là chất vi lượng chống oxy hoá, nên có tác dụng chống suy lão rất tốt. Ăn tỏi thường xuyên có thể đề ph

Cây Hoa Chữa Bệnh - TOÀN PHÚC HOA

Tên khác: Hoa Bách diệp thảo; cây Cúc mắt ngựa (hoa). Tên khoa học: 1. Inula japonica Thunb. (Toàn phúc hoa). 2. Inula britanica L.; (Âu Á Toàn phúc hoa). Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây Toàn phúc (hoa) nguồn gốc Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên (châu Á) và cây Âu Á Toàn phúc (hoa), nguồn gốc Đông và Trung Âu và châu Á, thường gọi là cây Cúc mắt ngựa. Ở châu Âu trồng nhiều là cây Inula helenium L., mọc hoang ở Trung Âu, Đông Âu; được trồng ở Tây Âu. Còn Toàn phúc (hoa) mọc hoang và được trồng ở Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, dùng làm thuốc .

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA BƯỞI

Tên khác: Dịu, Hoa châu địu, Hoa guất hồng. Tên khoa học: Citrus grandis (L.) Osbeck [Citrus maxima (Burn.) Merr.]. Họ Cam (Rutaceae). Nguồn gốc: Theo một số tài liệu Bưởi có nguồn gốc từ Malaysia, song có một tài liệu khác lại cho rằng Bưởi có nguồn gốc Đông Ấn (tài liệu cổ nêu vùng này bao gồm Ấn Độ, bán đảo Malaysia, bán đảo Đông Dương, Indonesia). Cuối thế kỷ 17, thuyển trưởng Shaddock mang giống Bưởi từ Đông Ấn sang châu Mỹ, trồng ở West Indies (Tây Ấn: gồm những quần đảo Angti lớn, nhỏ và Bahama), ở giữa Bắc Mỹ và Nam Mỹ (đến nay từ Shaddock có nghĩa là Bưởi hình quả lê). Cây Bưởi hiện nay được gây trồng ở các nước Đông Dương; Nam Trung Quốc, Nam Nhật Bản; Tây Ấn; một số nước vùng Địa Trung Hải và vùng nhiệt đới châu Mỹ. Gần đây, một số nước Đông Nam Á trồng nhiều Bưởi và xuất khẩu như: Thái Lan, Philippin; xuất khẩu sang Hồng Kông, Singapor, Malaysia. Việt Nam cũng đang trồng nhiều Bưởi để dùng ở trong nước và xuất khẩu, diện tích trồng được tăng nhanh. Các giống được chú ý nh

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 7)

+ Chữa ngộ độc do sắn (khoai mì): - Rau muống 1 nắm nhai sống hoặc vắt lấy nước uống. - Cây chuối sứ bóc bỏ bẹ ngoài, chỉ lấy nõn trắng một đoạn 20 - 30cm làm như trên. - Ăn mía hoặc uống nước mía, nước đường. - Rau sam 1 nắm giã vắt nước uống. - Lá khoai lang 1 nắm uống sống hoặc luộc ăn. - Bê 1 nắm lá sắn của giống sắn đã gây độc, sắc uống. - 10 con cua đồng giã lấy nước cốt uống với ít hạt muối. - Nước cốt rau má hoặc lá sắn dây uống sống. - Lấy một nắm rau má tươi, rửa sạch giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt rồi hòa với 1 cốc nước sôi còn hơi ấm uống. Người bị ngộ độc sắn, lúc đầu thấy chóng mặt nhức đầu, chóng mặt, choáng váng rất khó chịu sau lại bị nôn mửa đau bụng, dần dần sắc mặt tái rất khó thở (thở nhanh). Lập tức lấy một chén đậu xanh giã nát, đun sôi để nguội rồi lọc lấy nước uống làm 2 lần, mỗi lần cách nhau từ 1 - 2 giờ.