Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Tiểu Đường

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Bắp Cải

a. Thành phần và tác dụng Từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại người ta đã biết đến tác dụng tuyệt vời của bắp cải, một loại rau mùa đông bổ dưỡng, ngoài ra còn có chữa bệnh và làm đẹp hiệu quả. Chính vì vậy bắp cải được người La Mã gọi là "Loại rau thứ nhất". Lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt, 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Điều đặc biệt là vitamin A và P trong bắp cải kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Trong bắp cải còn có các chất chống ung thư.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Muống

a. Thành phần và tác dụng Rau muống còn gọi là vô tâm thái, ung thái, uông thái. Tính hàn, vị ngọt. Thành phần chính trong rau muống là canxi, phot pho, sắt, caroten, vitamin B₂, axit nicotic. Trong rau muống đỏ có chứa chất giống như chất insulin. Người bị tiểu đường có thể ăn thường xuyên. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc. Thông tiện lợi thuỷ. Ngưng chảy máu, hoạt huyết. Chủ yếu dùng cho chảy máu mũi, đại tiện ra máu, phân cứng, nước tiểu đục, mưng nhọt, bị ngã, rắn cắn. Cách dùng: đun canh mà ăn hoặc xào khô, xào cho nước. Đun nước rửa hoặc giã nát đắp bên ngoài.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Cần

a. Thành phần và tác dụng Rau cần là loại rau thông dụng, không chỉ dùng làm thực phẩm mà còn có tác dụng chữa bệnh. Rau cần có giá trị dinh dưỡng cao, cứ 100g rau cần, chứa 26g protein, canxi 160mg, phot pho 61mg, trong đó hàm lượng protein cao hơn gấp vài lần so với rau quả khác. Hàm lượng sắt, canxi cao gấp 20 lần so với cà chua. Rau cần thường sử dụng phần cành to và non, giàu mùi thơm. Có thể xào chay, xào mặn, luộc chín, cũng có thể làm nhân. Lá và hoa của rau cần cũng có thể ăn. Rau cần chứa tinh dầu đã bay hơi, mùi thơm, giúp ăn ngon miệng, tăng tuần hoàn máu. Ngoài ra còn có tác dụng kiện não ích trí và trị các bệnh tim mạch.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CẢI SOONG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau cải soong là các món ăn có tác dụng rất tốt giúp bảo vệ sức khỏe, chống oxy hóa, chống độc, tăng sức khỏe để kháng cho cơ thể, chống hiện tưởng lão hóa bệnh lý, giữ gìn sự tươi trẻ. Rau cải soong chứa sắt nhiều nguyên tố khoáng, riêng can xi và i ốt ở dạng liên kết hữu cơ nên rất dễ hấp thụ. Một ngày ăn khoảng 10-15 g cải soong là có thể đảm bảo đủ lượng i ốt trong cơ thể chống được bệnh còi xương, bệnh béo phì, các bệnh ngoài da, bệnh xơ cứng động mạch ở người lớn tuổi. Rau cải soong có tác dụng tẩy độc, lợi tiểu, thông gan mật, góp phần làm giảm bệnh ứ máu. Ngoài ra rau cải soong có công hiệu thanh lý nhiệt khí ở phổi và dạ dày, đối với chứng huyết nóng cũng có hiệu quả. Rau cải soong nấu canh ăn mát có tác dụng giải nhiệt, phòng nhiệt có thể cầm máu và chữa bệnh phổi.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU NGÓT

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau ngót vị ngọt, tính mát hơi lạnh có công hiệu giải độc giải nhiệt tốt, bổ huyết mạch, sát trùng, tiêu viêm loét và ngăn chặn chứng táo bón.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU MUỐNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau muống tính mát, vị ngọt nhạt, có tác dụng giải độc sinh da thịt.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CHUỐI TRỊ CHỨNG RỤNG TÓC NHIỀU

* Đặc tính: Chuối là loại cây trái phổ biến nhất nước ta, có nhiều giống chuối: Chuối bom, chuối cau, chuối chà, chuối tiêu, chuối sáp, chuối sứ... chuối cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chứa nhiều phốt pho, magnessium, potassium, sắt, caleium, hydrat carbon (tinh bột và đường). vitamin A, B, C cần thiết cho sự phát triển cơ thể, quân bình hệ thần kinh, tăng trưởng hệ xương, tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể. Theo y học cổ truyền, chuối có vị ngọt, tính bình, bổ tỳ vị, nhuận trường, lợi tiểu. Chuối có tính hàn, người có cơ thể hàn, phổi yếu đờm nhiều, hen suyễn, sốt rét chưa khỏi hẳn không nên ăn.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY RÂU MÈO TRỊ VIÊM THẬN

* Đặc tính: - Cây râu mèo tên khoa học là Orthosiphon Spiralis, thuộc họ hoa môi (Lamlaceae). Râu mèo có tính mát, vị ngọt, nhạt, hơi đắng, có tác dụng lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm, trừ khớp. - Râu mèo chứa Saponin mà chủ yếu là các orthosiphonin A, B, C, D, E; rất giàu kalium, polyacol, mesoisonitol, các Flaronoid chiếm 0,23% trong cây khô, Phytosterol (chất béo), đường pentoz, hexoz, glucoz, acid tartric, citric, 0,65% tinh dầu... - Hoa râu mèo có tiểu nhuy rất dài, toả ra trông giống như râu con mèo.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - RAU DỪA NƯỚC

* Đặc tính: - Rau Dừa nước thường mọc hoang ở ven các hồ, ao. - Rau Dừa nước có vị ngọt, nhạt, tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, mát máu, giải độc, chữa cảm sốt, ho khan, sưng lở...

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - TẦM XUÂN CHỮA PHONG THẤP, TEO CƠ

* Đặc tính: - Cây tầm xuân thường mọc hoang thành bụi, từng đám ở ven đường, hoa thường nở vào cuối xuân. Rễ tầm xuân được dùng làm dược liệu rất hữu ích. - Rễ tầm xuân có vị đắng chát, tính mạnh, có tác dụng sát trùng, chữa lỵ, trừ thấp nhiệt, làm gân mạnh, chữa mụn nhọt lở ngứa.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ BẦU TRỊ BỆNH SỞI

* Đặc tính: Bầu là loại cây được trồng lấy lá và quả để chế biến thành các món ăn. Quả bầu dài từ 0,5 - 1m, có nhiều lông nhỏ, màu xanh nhạt, có vị ngọt, tính hơi lạnh. Lá bầu có vị ngọt, tính bình có thể làm thức ăn hàng ngày. Vì bầu có tính lạnh nên khi ăn nhiều sinh nôn tháo, người lạnh dạ không nên ăn.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ PHẬT THỦ CHỮA VIÊM GAN

* Đặc tính: - Phật thủ là loài thực vật họ vân hương, có nhiều tên như cam phúc thọ, cam ngư chỉ… - Trong quả phật thủ có chứa chất limettin, còn có cả lượng ít các chất mycrica sylose và hespetidin, chất thơm hăng xông lên có tác dụng rõ rệt đối với một số bệnh. * Công dụng: Quả phật thủ có công năng điều chỉnh làm cho khí phận trong cơ thể bình thường và làm thư giãn căng thẳng lổng ngực, hoá đàm tiêu chướng, trị đau tức ngực, đau bụng, dạ dày do thần kinh gây nên...

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ DÂU CHỮA GAN THẬN SUY YẾU

* Đặc tính: - Quả của cây dâu tằm (Mours Alba L.) là một loại quả phức gồm nhiều quả bế bao trong các lá đài đồng trưởng và trở thành mọng nước. Trong quả dâu tằm có chứa đường (glucose và fructose) axit malic và axit succinic, protein, stanin, vitamin c, caroten, sắc tố màu đỏ anthocyanidin. Theo Đông y, quả dâu tằm gọi là tang thầm, có vị ngọt, chua, tính mát, vào hai kinh can, thận. * Công dụng: - Quả dâu tằm có tác dụng bổ gan, dưỡng thận suy yếu, thiếu máu, suy nhược cơ thể, táo bón, suy nhược thần kinh, mất ngủ, tóc bạc sớm. - Ngoài ra quả dâu tằm còn có tác dụng tiêu khát, là vị thuốc hữu hiệu chữa bệnh đái tháo đường và viêm gan mãn tính.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY HÒE LÀM GIẢM CHOLESTEROL TRONG MÁU

* Đặc tính: - Hoa hoè dùng làm thuốc phải là hoa chưa nở, khi dùng phải mang phơi hoặc sấy khô. Cây hoè còn gọi là Sophorica Japonica L, họ đậu Fabaceac. Cây hoè rất dễ trồng và cũng phổ biến ở nước ta. Ngoài tác dụng chữa bệnh, cây hoè còn mang hiệu quả kinh tế lớn. - Hoa hoè có chứa 20 - 30% rutin. Rutin là một flavonvid khi thuỷ phân sẽ cho quercetin. Trong công thức có nhiều nhóm phenol, giúp cho rutin và quercetin có áp lực mạnh với các kim loại có hoá trị 2 như: Fe, Cu, Zn và cũng ngăn chặn được lây truyền của phản ứng peroxy hoá lipid trong cơ thể. - Cây hoè có vị hơi đắng, tính hàn, qui kinh can có tác dụng lương huyết, hoạt huyết, thanh can tả hoả, chủ trị các bệnh tiên huyết, trĩ huyết, nục huyết, niệu huyết, lạc huyết can nhiệt, đầu căng đau, chóng mặt. - Dựa vào cấu trúc flavonvit cũng như nhiều chất nguồn gốc có nhiều gốc polyphenol, nên rutin (và quercetin) góp phần cải thiện được hoạt động chống ôxy hoá của cơ thể, thiết lập lại cân bằng (chống ôxy hoá - thân ôxy hoá) tă

CHỮA BỆNH MẠN TÍNH BẰNG RAU XANH - BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Bệnh tiểu đường có nguyên nhân do lượng glucô trong cơ thể chưa được chuyển hóa còn quá nhiều, dẫn đến đường huyết tăng. Khi đường huyết tăng, tụy sẽ tiết ra chất insulin để giúp cho lượng đường trong máu trở lại mức bình thường. Nhưng khi lượng đường trong máu quá cao thì tụy sẽ phải tiết nhiều insulin để giúp cân bằng; thời gian kéo dài sẽ khiến tụy mệt mỏi, chức năng tụy bị lão hóa, lâu dần không thể sản xuất ra insulin bình thường được. Khi thiếu insulin để cân bằng, đường huyết trong máu sẽ tăng cao, từ đó làm cho máu trở nên đậm đặc, hình thành nhiều di chứng như tắc mạch máu, xơ cứng động mạch, thậm chí nhiều hội chứng khác cùng xuất hiện như mắt mờ, rối loạn thần kinh thực vật, suy thận... Có rất nhiều loại rau xanh điểu trị hiệu quả bệnh tiểu đường, tiêu biểu là hành tây, khoai sọ, mướp đắng, củ mài, bí ngô...

CÂY RAU LÀM THUỐC - XÀ LÁCH

Xà lách, Rau diếp đều cùng một loài. Chúng đều là những cây thảo sống hằng năm. Thân thẳng, hình trụ, phân cành. Trong thân và cuống lá có mủ trắng. Lá ở gốc, có cuống; còn các lá ở trên không cuống; có 2 tai. Các lá thường nhăn nheo, hơi quăn ở các mép. Hoa đầu hợp thành chuỳ kéo dài, trên mỗi đầu có trên 20 hoa vàng, toàn là hoa hình môi. Quả bế có lông trắng. Có đến trên 100 thứ Xà lách. Ở nước ta, thường trồng cây Xà lách có lá xếp vào nhau thành một đầu tròn trông tựa như Cải bắp thu nhỏ (ta thường gọi là Xà lách quăn, Xà lách Đà lạt (Lactuca sativa L. var. Capitata L.) thuộc họ Cúc cũng như Rau diếp hay Xà lách thường.

CÂY RAU LÀM THUỐC - TỎI

Tỏi - Allium sativum L., thuộc họ Hành - Alliaceae. Cây thảo nhỏ, cao 25-50cm. Thân thực hình trụ phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá cứng, thẳng, có mép hơi ráp, có rãnh dọc, rộng khoảng 1cm và dài khoảng 15cm. Ở mỗi nách lá phía gốc, có một chỗi nhỏ sau này phát triển thành một tép (ánh) tỏi; các tép tỏi nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) tạo thành một củ tỏi tức là thân hành (giò) của tỏi. Hoa ở ngọn thân xếp thành tán… Bao hoa màu trắng hay đỏ đỏ hoặc lục nhạt bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài.

CÂY RAU LÀM THUỐC - TẦM BÓP

Tầm bóp, Lu lu cái hay Thù lù cái - Physalis angulata L., thuộc họ Cà - Solanaceae. Cây thảo sống hằng năm, cao 50-70cm, phân cành nhiều. Thân cây có gốc, thường rũ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thuỳ hay không. Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh. Đài hình chuông, phủ lông, xẻ tới phần giữa thành 5 thuỳ hình mũi mác nhọn. Cánh họa mầu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi thêm vài chấm tím ở gốc. Quả mọng, hình cầu nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn lên với quả, dài 3-4cm, bọc trùm lên ở ngoài. Hạt nhiều, dẹp.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU MẢNH BÁT

Rau mảnh bát, Hoa bát hay Dây bìm bát - (Coccinia cordifolia (L.) Cogn., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. Cây thảo nhẵn và mảnh mọc leo cao, có khi dài tới 5m hay hơn. Lá hình 5 cạnh, có răng, với 5 thuỳ, hình tim ở gốc, rất nhẵn, đường kính 5-8cm; các thuỳ hình tam giác, có mũi nhọn cứng. Tua cuốn đơn. Hoa đực và hoa cái giống nhau, có cuống hoa dài 2cm. Quả hình trứng nguợc hoặc thuôn, dài 5cm rộng 2-5cm, khi chín có màu đỏ, thịt quả cũng đỏ, trong đó chứa nhiều hạt.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU LANG

Rau lang là ngọn lá non của cây Khoai lang - Ipomoea batatas (L.) Poir., thuộc họ Khoai lang - Convolvulaceae. Cây thảo có thân và cành mọc bò dài tới 3m, có nhựa mủ trắng. Một số rễ bên phình lên thành củ chứa nhiều bột và đường. Lá hình tim nhọn có phiến nguyên hay phân thùy. Hoa hình phễu, màu tím hoặc trắng, mọc 1-2 cái ở nách lá. Quả nang chứa 1-2 (hoặc 3-4) hạt bé. Khoai lang phổ biến rất rộng rãi ở các vùng nóng châu Á, châu Mỹ và châu Phi, có thể có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Crixtốp Côlông (Christophe Colomb) đã đem về trồng ở Tây ban nha. Ở nước ta, Khoai lang cũng được trồng từ lâu đời ở các địa phương. Người ta đã tạo ra được nhiều giống trồng: Khoai lang trắng, Khoai lang đỏ, Khoai lang nghệ, Khoai lang tím, khoai lang vàng… Giống Khoai ở Đà lạt có vỏ đỏ, thịt vàng thuộc loại khoai ngon