Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Thương Hàn

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đậu Đen

a. Thành phần và tác dụng Trong 100g đậu đen thì có chứa 24,3g protein, l,7g lipit, 53,3g gluxit. Muối khoáng: canxi 56mg, phot pho 35mg, sắt 6,1mg, caroten 0,06mg. Vitamin B₁ 0,51mg, B₂ 0,21mg, Pₚ 1,8mg, C 3mg. Hàm lượng axit amin trong đậu đen cao như lysin, methionin, tryptophan,  leucin... Với tính chất đặc biệt về dinh dưỡng nên đậu đen được chế biến thành nhiều món ăn độc đáo như xôi đậu đen, chè đậu đen (đậu đen nấu với mật hoặc đường) vừa ngon, vừa bổ, vừa mát, vừa có tác dụng giải khát. - Trong Đông y, người ta dùng đậu đen để chế cùng hà thủ ô nhằm làm cho thuốc có chất lượng hơn, đậu đen có thể nấu nước uống tăng cường sức khoẻ và giải khát. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Cải Bẹ Xanh

a. Thành phần và tác dụng Theo Đông y, hạt cải bẹ xanh có vị cay, tính nhiệt, không độc, trị được các chứng phong hàn, ho đờm, hen, đau họng, tê dại, mụn nhọt... b. Bài thuốc phối hợp

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY VỪNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hạt vừng vị ngọt, tính hàn không độc, chất trơn, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt kết bên trong, sát trùng, dễ đẻ, trị mụn nhọt... MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng thương hàn: Lấy hạt vừng đen còn tươi giã nát, ép lấy một tách (tách uống trà) rồi cho thêm nửa tách nước và một lòng trắng trứng, khuấy đều tất cả rồi uống hết một lần trong ngày. Uống như thế khoảng 3 - 4 lần.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - ĐẬU ĐEN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Đậu đen vị ngọt, tính hàn, không độc, có công hiệu trừ được phong, thấp, nhiệt, giải được các chất độc, làm tăng sinh lực, nhuận da thịt. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị thương hàn: Lấy đậu đen sao chín bốc mùi thơm thì cho ngay vào rượu và uống khi còn đang nóng. Uống thấy nôn ra, lại uống tiếp đến khi vã mồ hôi thì ngưng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - ĐẬU XANH

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Đậu xanh vị ngọt hơi tanh, tính hàn, không độc, có công hiệu bổ nguyên khí, thanh nhiệt, giải độc có thể làm sạch mát nước tiểu, làm sáng mắt và chữa lở loét. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng thương hàn: Nấu đậu xanh với nước. Khi nước bớt nóng lấy khăn bông thấm vào đắp lên ngực và ức người bệnh, khăn hết nóng thì thay khăn khác. Chườm như thể liên tục trong ngày rồi đắp kín chăn cho ra mồ hôi.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RÁY NGỨA

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Củ ráy ngứa chế cao dán mụn nhọt và một số bệnh khác. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Sốt rét: Củ ráy ngứa rửa sạch, gọt vỏ, thái mỏng nhỏ đem ngâm vào nước vo gạo 1 ngày 1 đêm. Sau đó vớt ra rửa sạch đồ chín phơi khô, tẩm nước gừng và muối để qua 1 ngày 1 đêm nữa rồi đem sấy khô. Sắc với nước uống khi gần lên cơn sốt.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY XƯƠNG SÔNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Chữa một số bệnh cảm sốt, đầy bụng, chảy máu cam, vết thương chảy máu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - NHỮNG VỊ THUỐC TỪ HẠT RAU CẢI BẸ

* Đặc tính: - Rau cải tiếng Hán gọi là giới thái, còn hạt được gọi là giới tử. - Rau cải vị cay, tính ấm, không độc, thông lợi, làm khoan khoái trong hông, ngực yên thận, thông khiếu lợi đàm, trừ ho đốc. - Hạt cải có vị cay, tính nhiệt, không độc, khoan khoái, trị được cái chứng phong hàn, ho đàm suyễn, đau họng tê dại, mụn nhọt. Hạt cải có tác dụng chữa nhiều hơn rau cải.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - GẠO NẾP CHỮA CHẢY MÁU CAM

* Đặc tính: - Gạo nếp có giá trị đinh dưỡng rất cao. Theo danh y Uông Ngang đời Thanh, gạo nếp có tên gọi là nhu mễ, vị ngọt, tính ấm, chất dẻo, mùi thơm, làm mạnh phổi. - Ăn gạo nếp chữa được chứng tì vị hư hàn, đại tiện phân lỏng, tiểu tiện khó, mồ hôi trộn, giải được chất độc. Tuy nhiên ăn nhiều chất nếp sẽ sinh nhiệt, dễ sưng nướu răng, mọc mụn, nhọt, nóng cổ khó chịu.