Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chống Ung Thư

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - BẠCH HOA XÀ THẠCH THẢO VÀ BÁN CHI LIÊN

* Đặc tính của bạch xoa xà thạch thảo: - Bạch hoa xà thạch thảo có tên khoa học là Hedyotis Difuwwa Willd hay có tên khác là cỏ lưỡi rắn hoa trắng. Là cây cỏ mọc bò dưới đất, cành lá tốt, thân vuông màu nâu nhạt, hoa màu trắng ít khi hồng, quả hình cầu. - Dược liệu có vị ngọt, tính mát, không độc. * Đặc tính của bán chỉ niên: - Bán chỉ liên có tên khoa học là Scutfarria Rivuleris Wall, thuộc họ bạc hà. Lá cây nhỏ mọc bò dưới đất, lá mọc đối nhau, hoa màu xanh lơ, quả nhẵn hoặc có lông. - Dược liệu có vị hơi đắng, tính mát, giải nhiệt, mọc nhiều ở bờ ruộng, mương ở các tỉnh phía Bắc.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY BỤP GIẤM CHỐNG XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH

* Đặc tính: - Cây bụp giấm có tên khoa học là Hibiscus sadriffa, hay còn gọi là cây giấm, đay Nhật. Cây bụp giấm là loại cây bụi, thân màu đỏ hay lục tía, cành nhẵn, lá mọc so le, hoa màu vàng, quả nang hình trứng. - Trong lá đài của bụp giấm có rất nhiều acid citric, acid malic, acid hibiscic. - Dược liệu bụp giấm có tính ôn, không độc, mùi chua, thơm nhẹ.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÀ CHUA CHỐNG UNG THƯ

* Đặc tính và công dụng: - Cà chua là loại rau quả có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều loại vitamin rất cần thiết cho cơ thể. Người ta tính rằng: trong 100g cà chua có 0,6g protein, 4,2g gluxit, và nhiều loại vitamin C, A, axit folic, canxi, kali, bê ta - caroten và lycopen. Cà chua có khả năng chữa bệnh cao là do có chứa bêta carote và lycopen. - Màu đỏ rực khi chín của cà chua là do có chất lycopen. Trong quá trình cà chua chín, hàm lượng lycopen tăng gấp 10 lần (đạt tới 5,7mg/100g cà chua), gần gấp 3 lần các loại caroten cộng lại. Caroten, nhất là beta caroten, là chất có hoạt tính vitamin, một trong những chất chống oxy hoá hiệu lực nhất, bảo vệ cơ thể chống lại được bệnh ung thư và bệnh tim mạch... Mặc đù lycopen cũng là một chất thuộc nhóm carotenoid, cho màu đẹp, nhưng ngược lại với sắc tố này làm cho cà chua không có hoạt tính vitamm. Các nhà khoa học đã phát hiện ra lycopen trong cà chua có nhiều đặc tính không thua kém gì beta caroten, một sắc tố có màu da cam. Người ăn thứ

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CỦ CẢI CHỐNG UNG THƯ

* Đặc tính: - Của cải vị ngọt cay, tính lạnh, có tác dụng hạ khí, cắt cơn ho, hạ đờm, tiêu thức ăn, chữa chứng đầy bụng, có lợi cho việc đại tiểu tiện và thanh nhiệt giải độc. - Củ cải, hạt củ cải đều là những vị thuốc quý. * Công dụng:

GIÁ TRỊ CHỮA BỆNH CỦA RAU XANH

I. ĂN RAU XANH THƯỜNG XUYÊN CÓ LỢI GÌ? * Giải độc, thải độc: Cơ thể chúng ta ít nhiều đều tích tụ những độc tố chưa được tiêu hóa và phân giải. Rau xanh có tác dụng phân giải độc tố tích tụ trong cơ thể, sau đó thải ra ngoài. Vì vậy rau xanh có tác dụng thải độc rất tốt, có lợi cho việc "làm sạch" huyết dịch, nên cũng có tác dụng giải độc. * Nhuận tràng, lợi tiêu hóa: Hầu hết các loại rau xanh đều chứa nhiều xenlulô, có tác dụng kích thích sự co bóp của dạ dày, ruột và tăng cường tiết dịch tiêu hóa, tăng cường tiết mật, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Nhiều loại rau xanh có chứa thành phần đặc biệt là chất tinh dầu thơm và axit hữu cơ như hành, tỏi, gừng, có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng cường tiết dịch, nâng cao khả năng miễn dịch trong cơ thể. Hàng ngày, vào sáng sớm uống một cốc trái cây sinh tố sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng trao đối chất. Do có nhiều chất xơ trong rau quả, hầu như các loại nước rau quả ép đều có tác dụng lợi đại tiểu tiện. Những người ha

CÂY RAU LÀM THUỐC - TỎI

Tỏi - Allium sativum L., thuộc họ Hành - Alliaceae. Cây thảo nhỏ, cao 25-50cm. Thân thực hình trụ phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá cứng, thẳng, có mép hơi ráp, có rãnh dọc, rộng khoảng 1cm và dài khoảng 15cm. Ở mỗi nách lá phía gốc, có một chỗi nhỏ sau này phát triển thành một tép (ánh) tỏi; các tép tỏi nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) tạo thành một củ tỏi tức là thân hành (giò) của tỏi. Hoa ở ngọn thân xếp thành tán… Bao hoa màu trắng hay đỏ đỏ hoặc lục nhạt bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU CẦN TÂY

Rau cần tây vốn là một loài cây hoang dại ở các chỗ ẩm ướt mà ong thường đến hút mật hoa, do đó mà có tên khoa học là Apium graveolens L. từ chữ Apis, con ong). Đó là một loài cây thảo thuộc họ Hoa tán cùng với Cà rốt, Rau cần, Thìa là … Cây sống 1-2 năm, có thân mọc đứng cao khoảng 1m, có rãnh dọc. Lá ở gốc có cuống, xẻ ba thuỳ hình tam giác, các lá ở giữa và lá ở ngọn không cuống, cũng chia ba thuỳ, xẻ ba, hoặc không chia thuỳ. Hoa trắng hay xanh lục. Người phương Tây đã biết dùng Rau cần tây cách đây 15 thế kỷ. Hippocrate, người cha của nên Y học, đã nói về tác dụng chữa bệnh rối loạn thần kinh của Rau cần tây.

CÂY RAU LÀM THUỐC - HÀNH

Hành - Allium fistulosum L., thuộc họ Hành - Alliaceae. Cây thảo cao khoảng 0,5m, có thân hành nhỏ, chỉ hơi phồng, rộng 0,7 - 1,5cm. Lá hình trụ rỗng, có 3 cạnh ở dưới, có bẹ. Cán hoa (trục của cụm hoa) cao bằng lá. Cụm hoa hình đầu tròn, gồm nhiều hoa có cuống ngắn; bao hoa có các mảnh hình trái xoan nhọn, màu trắng có sọc xanh; bầu xanh nhạt. Quả nang. Hành là một loại rau gia vị giữ vai trò quan trọng để chế biến thức ăn. Hầu như tất cả các món ăn đều có sử dụng Hành lá để tạo thêm phần thơm ngọn. Trong nhân dân ta thường có câu tục ngữ rất quen thuộc: “Trăm thứ canh không hành không ngon”. Từ món kho đến món xào, món canh, món chưng, món chiên, món chả, nhân bánh mặn đều có mặt hành lá. Nó chỉ đóng một vai trò phụ gia vị cho các món ăn chủ lực thêm phần thơm ngon. Hành còn được sử dụng để ăn sống, để luộc ăn và muối dưa. Món dưa Hành rất quen thuộc trong ngày Tết cổ truyền, dùng chấm mắm rươi đã trở thành món ăn truyền thống ở một số nơi.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐU ĐỦ

Đu đủ - Carica papaya L., thuộc họ Đụ đủ - Caricaceae. Cây có thân gỗ mềm, đễ bị gãy, thường có một ngọn, nhưng nếu ngọn chính bị gãy, thì sẽ sinh ra 3-4 ngọn khác. Lá có cuống dài, phiến lá chia nhiều thùy khía sâu. Đu đủ là cây đa tính; các cây đực có hoa đực và hoa lưỡng tính, các cây cái có hoa cái và hoa lưỡng tính. Quả kết từ hoa cái thường tròn, khoảng rỗng trong quả to, thịt mỏng, nhiều hạt. Còn các quả kết từ hoa lưỡng tính thì dài hình quả lê, có khi có những quả dị dạng do số lá noãn không phải là 5 như bình thường mà chỉ có 2 hoặc 3, có khi đến 9-10 lá noãn hợp lại thành bầu một ô; thịt dày và chứa ít hạt. Quả khi còn non màu xanh lục, khi chín mầu vàng cam.

CÂY RAU LÀM THUỐC - DIẾP CÁ

Diếp cá, Rau giấp cá, Rau diếp cá hay Lá giấp - Houttuynia cordata Thunb., thuộc họ Lá giấp - Saururaceae. Cây thảo cao 20 - 40cm, có thân màu lục hay tía đỏ. Lá mọc so le, có bẹ; phiến lá hình tim, khi vò ra có mùi tanh của cá. Hoa nhỏ, mầu vàng nhạt, mọc thành bông. Quả nang, hạt hình trứng. Diếp cá có nguồn gốc ở Himalaya và phân bố cả ở Trung quốc, Nhật bản, Lào, Campuchia và Việt nam. Ở nước ta, Diếp cá phổ biến ở trạng thái hoang dại ở những chỗ ẩm ướt, trên các bãi hoang, ở ven các suối, bờ ruộng .. và cũng được trồng lấy lá ăn sống, làm gia vị cùng với các loại rau khác. Rau diếp cá thường có mặt trong các bữa ăn hàng ngày của các gia đình ở các tỉnh phía Nam.

CÂY RAU LÀM THUỐC - BÍ ĐỎ

Ta thường trổng nhiều loại Bí và có khi gọi tên trùng nhau. Có thể phân biệt Bí ngô - Cucurbita bepo L. là loài cây trong họ Bầu bí - Cucurbitaceae, có thân mọc bò hay leo nhờ tua cuốn, có lá chia thuỳ hay chia cắt nhiều thành thuỳ nhọn với mặt lá lớm chởm lông nên rất nhám; quả thường dài, có lông như gai, cuống quả có 5 cạnh, không phình rộng ở chỗ đính. Cây gốc ở châu Phi nhiệt đới, được trồng nhiều và có nhiều giống trồng. Một loài khác thường gọi là Bí đỏ hay Bí rợ - Cucurbita maxima Duch., cũng là cây thảo hằng năm, mọc khỏe có tua cuốn; lá to, ít nhám hơn; khía cạn hay không khía; cuống quả không có cạnh; quả rất to, có thể nặng tới 50kg. Cây gốc ở miền nhiệt đới Á Châu.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - VÒI VOI

Vòi voi hay Dền Voi (Heliotropium indicum L.) thuộc họ Vòi Voi (Boraginaceae). Mô tả: Cây thảo cao khoảng 25-40cm, có thân khỏe, cứng, mang nhiều cành. Trên thân và cành có nhiều lông ráp, thân già nhẵn. Lá mọc đối, hình trái xoan, đầu lá hơi nhọn, gốc lá thuôn dần men theo cuống, cả hai mặt đều có nhiều lông, mép lá hơi lượn sóng hoặc có răng cưa không đều. Hoa màu tím nhạt hoặc trắng không cuống, mọc so le nhưng đều nhau, trên hai hàng tạo thành cụm hoa xim bọ cạp, dài 8 – 11cm, ở ngọn cành hay ở kẽ lá. Quả gồm 4 quả hạch con hình tháp.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - LƯỠI RẮN

Còn gọi là Vỏ chu, Mai hồng, Vương thái tô (hedyotis corymbosa (L.) Lam.) thuộc họ Cà phê (Nubiaceae). Mô tả: Cây thảo sống hàng năm, mọc thẳng đứng cao 20 - 30cm, phân nhánh nhiều, nhẵn. Thân non màu lục, có 4 cạnh, sau tròn lại. Lá nhỏ, hình dải hay hình trái xoan dài, mọc đối, không có cuống hoặc cuống rất ngắn, chỉ có gân chính là nối rõ, lá kèm mềm, chia thùy ở đỉnh. Hoa tập trung thành xim 2 ngã ở kẽ lá, gồm 2 - 4 hoa nhỏ màu trắng hay hồng. Hoa có 4 lá đài, 4 cánh hoa hợp, 4 nhị, bầu dưới 2 ô. Quả nang hình bán cầu, chứa nhiều hạt hình tam giác.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DỪA CẠN

Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don) thuộc họ Trúc đào (Apocynuceae). Mô tả: Cây thảo cao 0,40 - 0,80m, phân nhiều cành. Lá mọc đối, hình thuôn dài, dài 3 - 8cm, rộng 1 - 1,5cm. Hoa mọc đơn độc ở nách các lá phía trên, màu hồng hay trắng (cv. albus Lawrenee). Đài 5, hợp thành ống ngắn. Tràng 5, dạng chèn. Nhị 5, thọt vào trong ống tràng. Nhụy gồm 2 lá noãn hợp nhau ở vòi. Quả là một cặp 2 đại, mỗi cái chứa 13 - 20 hạt nhỏ hình trứng, màu nâu nhạt, xếp thành 2 dãy.

HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ

Bài thuốc chữa khối u thông dụng Thành phần: Cùi nhãn 10-25 gam, chè xanh 1-1,5 gam. Cách chế: Nhãn hấp chín, cho vào cốc to cùng với chè xanh, đổ 100 ml nước sôi. Công hiệu: Có tác dụng điều trị bổ trợ đối với các bệnh u bướu. Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần uống lúc nước còn ấm nóng.

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - VIỄN CHÍ

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên khác: Khổ viễn chí (Trấn Nam Bản Thảo), Yêu nhiễu, Cức quyển (Nhĩ Nhã), Nga quản chí thống, Chí nhục, Chí thông, Viễn chí nhục, Chích viễn chí, Khổ yêu, Dư lương, A chỉ thảo, Tỉnh tâm trượng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - LÔ HỘI

Xuất xứ:  Dược Tính Bản Thảo. Tên khác: Chân Lô Hội, Dương Lô Hội, Lô Khoái, Nội Hội, Nột Hôi, Quỷ Đan, Tượng Hội, Tượng Đởm (Bản Thảo Thập Di), Lưỡi Hổ, Hổ Thiệt, Nha Đam (Dược Liệu Việt Nam).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO

Xuất xứ: Quảng Tây Trung Dược Chí. Tên khác: Giáp mãnh thảo, Xà thiệt thảo, Nhị Diệp Luật (Trung Dược Học), Xà thiệt thảo, Ải cước bạch hoa xà lợi thảo (Quảng Tây Trung Dược Chí), Mục mục sinh châu dược Tiết tiết kết nhụy thảo, Dương tu thảo (Quảng Đông Trung Dược), Xà tổng quản, Hạc thiệt thảo Tế diệp liễu tử (Phúc Kiến Trung Thảo Dược), Tán thảo, Bòi ngòi bò, Bòi ngòi bò (Việt Nam).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BÍ ĐỎ

- Từ đâu có tên bí đỏ? - Gọi bí đỏ vì thịt quả có thể chất giống bí đao nhưng màu vàng đỏ. - Tại sao còn gọi là bí ngô? - Vì thịt quả có loại màu vàng như ngô vàng (loại thực phẩm gia súc)

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BÁN CHI LIÊN

Tên Việt Nam: Hoàng cầm râu. Tên Hán Việt khác: Nha loát thảo, Tinh dầu thảo, Hiệp diệp, Hàn tín thảo (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách).