Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêu Sưng

THUỐC THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT - MẪU ĐƠN BÌ (Radix Paeoniae)

Dùng rễ của cây mẫu đơn Paeonia suffruticosa Andr. Họ Mao lương - Ranunculaceae. Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: vào 3 kinh tâm, can, thận.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (Herba Oldenlandiae)

Vị thuốc là toàn cây của cây bạch hoa xà thiệt thảo - Oldenlandia difusa (Willd) Roxb. Họ Cà phê Rubiaceae. Tính vị: vì ngọt, nhạt, tính lương.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Gấc

a. Thành phần và tác dụng Đông y gọi hạt gấc là "mộc miết tử" (con ba ba gỗ). Hạt gấc dẹt, hình gần như tròn, vỏ cứng, mép có răng cưa. Hai mặt có những đường vân lõm xuống, trông tựa như con ba ba nhỏ. Theo các sách cổ, nhân hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào 2 kinh can và đại tràng. Màng đỏ của hạt quả gấc chín có những thành phần: Nước, protein, lipit, gluxit, xơ, beta caroten. Đặc biệt thành phần vitamin A rất quan trọng trong việc đề phòng các bệnh do thiếu vitamin A, bệnh khô mắt, quáng gà, loét giác mạc, cận thị, chậm lớn ở trẻ em, ung thư gan nguyên phát. Vitamin A còn tham gia vào quá trình hoạt động sinh lý trong cơ thể, tác động đến quá trình biệt hoá tế bào, sinh sản tinh trùng, phát triển bào thai, kích thích sinh trưởng, tăng sức để kháng, đáp ứng miễn dịch của cơ thể và hoạt động của các cơ quan thính giác, vị giác. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Dẻ

a. Thành phần và tác dụng Hạt đẻ rất giàu dinh dưỡng, chất protein chiếm 5,7 - 10,7%, chất béo 2,7%, đường và tinh bột 60 - 70%, ngoài ra còn có các vitamin A, B₁, B₂, C, D và caroten, canxi, lân, sắt, kali. Hạt dẻ có thể ăn tươi, cũng có thể nấu chín làm thức ăn như: dùng hạt dẻ hầm gà, hầm thịt, gà quay hạt dẻ, gà nấu hạt dẻ, thịt dê quay với hạt dẻ, canh hạt dẻ... Hạt dẻ ngoài ăn tươi khô còn được làm thành bột, trộn mật ong, ngâm rượu, làm tương hạt dẻ, làm chao, làm nhân bánh, đóng hộp. Đường rang hạt dẻ rất được mọi người ưa thích. b. Bài thuốc phối hợp

Cây Hoa Chữa Bệnh - TỬ HOA ĐỊA ĐINH

Tên khác: Cẩn thái địa định, Hoa tím Yedo. Tên khoa học: Violayedoensis Makino. Họ Hoa Tím (Violaceae). Nguồn gốc: Cây gốc ở châu Á, phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản. Cây thường mọc tự nhiên trên gò đồi, bên lề đường, trên bãi cỏ trong vườn. Yedo là tên trước đây của Tokyo Nhật Bản, xuất sử của cây này.

Cây Hoa Chữa Bệnh - SƠN TRÀ HOA

Tên khác: Hồng trà hoa, Trà hoa, Bạch trà (cây). Tiên khoa học: Camellia japonica L. Họ Chè (Theaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc ...), tên La tinh Camellia xuất xứ từ Camelli; tên Ý của nhà truyền giáo G.J. Kamel (1661-1706) người xứ Moravi, đi giảng đạo ở Viễn Đông và đã mang về châu Âu cây Sơn trà này. Thế kỷ 19, nhà văn người Pháp Alexandre Dumas fils (1824 - 1895) trong tác phẩm “Trà hoa nữ" (La Dame aux Camelias) cũng dùng đến danh từ Trà hoa của đất Phù Tang, người Phù Tang, Á Đông.

Cây Hoa Chữa Bệnh - NGHỆ TÂY

Tên khác: Tây Hồng hoa; Phiên Hồng hoa, Tạng Hồng hoa. Tên khoa học: Crocus sativus L. Họ La dơn (Iridaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Nam Âu, Tiểu Á và Iran. Trung Quốc, Indonesia có trồng. Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm, có thân hành; đáng đẹp. Hoa màu tím đẹp, hình ống; sau đột nhiên nở rộng ra. Cây thường ra hoa trước khi ra lá. Lá hình dải hẹp, hợp lại thành bó. Quả nang. Mùa hoa: tháng 11.

Cây Hoa Chữa Bệnh - NÁO DƯƠNG HOA

Tên khác: Hoa cây Dương trích trục; Ngọc chi; Hoàng đỗ quyên. Tên khoa học: Rhododendron molle (B1) G. Don. Họ Đỗ quyên (Ericaceae). Nguồn gốc: Cây được trồng ở Trung Quốc; phân bố ở Hà Nam, Giang Tô, An Huy, Triết Giang, Quảng Đông, Quảng Tây v.v...

Cây Hoa Chữa Bệnh - MAI KHÔI HOA

Tên khác: Hoa Hồng, Hoa Hường (có vân, nếp nhăn). Tên khoa học: Rosa rugosa Thunb. Họ hoa Hồng (osaceae). Nguồn gốc: Cây hoa Hồng nguồn gốc (châu Á) phương Đông (Syri: Damas). Ở Trung Quốc cũng có trồng loài hoa Hồng ở Nam châu Âu. Là cây cảnh cỡ nhỏ, cùng họ với Mận, Đào; thân có gai; lá kép lông chim lẻ, mép lá có răng cưa, có lá kèm; hoa gồm nhiều cánh màu trắng, hồng, đỏ hoặc vàng v.v... có hương thơm nức. Là loài cây hoa có nhiều chủng. Đế hoa hình chén; hoa thường có nhiều cánh, do nhị đực biến thành. Quả bế, tụ nhau trong đế hoa, dày lên thành quả (giả), Cây trông lấy hoa để trang trí và lấy tinh dầu thơm, quý giá, làm nguyên liệu nước hoa. Cây hoa Hồng được trồng từ lâu đời ở các nước phương Đông, được tôn là hoa hậu các loài hoa, được gây trồng tạo giống rất công phu. Trong số vài vạn chủng tạo ra, có vài trăm chủng là có giá trị thương phẩm. Những chủng nổi tiếng có: Hồng hoa to như Hồng nhung (R. Villosa), Hồng đỏ, Hồng  trắng, Hồng vàng, Hồng thơm. Hoa Hồng Damas có tới 0

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA NGŨ SẮC

Tên khác: Cây hoa Cứt lợn, Cỏ hôi, Thắng Hồng kế. Tên khoa học: Ageratum conyzoides L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc châu Mỹ nhiệt đới, được trồng ở Đông Nam Á như ở Việt Nam, Indonesia. Ở Indonesia, cây mọc hoang và được trồng ở Java. Cây thảo, cao tới 1,2 m, hoa tím, trắng, lá có mùi hôi, cây được dùng trong y học cổ truyền. Ở Việt Nam, cây mọc hoang khắp mọi nơi, ở bò ruộng, bên lề đường, bãi cỏ; có nơi mọc tập trung nhiều, từng đám rộng lớn.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HIÊN

Tên khác: Huyền thảo, Kim châm thái, Hoàng hoa thái. Tên khoa học: Hemecrocallis fulva L. Họ Hoa hiên (Hemerocallidaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc Đông Nam Âu, Tây Á, mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, di thực ở Họa Kỳ (phía Đông), được trồng ở châu Âu, Đông Nam Á (Indonesia, Việt Nam...). Indonesia trồng cây này ở miền núi, dùng làm cây cảnh và rau ăn, làm phẩm màu; cây mọc hoang và được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi; trồng bằng mầm rễ vào mùa xuân, mùa thu. Mùa hoa: tháng 6 - 8.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY LAY ƠN

Tên khác: Cây hoa Dơn Tên khoa học: Gladiolus communis L. Họ Lay ơn (Iridaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc ở Đông Nam châu Phi, được trồng và tạo giống ở châu Âu, nhập vào Việt Nam ở đầu thế kỷ 20, Chỉ Lay ơn gladiolus gồm nhiều loài được trồng nhiều ở châu Âu, châu Á như ở Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia. Trung Quốc có giống Gladiolus yunnanensis Van Houtt. Ở Indonesia có trồng Gladiolas odoratus indicus Rumph. Việt Nam trồng nhiều Gladiolus communis.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA PHỔI (HOA BỔ PHỔI)

Tên khác: Mao Nhụy Hoa (cây), Ngưu Nhĩ Thảo, Đại Mao Diệp. Tên khoa học: Verbascum thapsus L. Họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Âu và Trung Á. Từ lâu đời, cây được dùng làm thuốc trong dân gian. Cụm hoa hình bông, hoa hình phễu màu vàng đẹp, lá to với lông đen, mịn, trắng xám. Mô tả: Cây sống 2 năm, to, khoẻ, cao, có lông dài như sợi bông, màu trắng xám, lá to hình bầu dục, dày; khía tai bèo. Hoa to màu vàng tượng đối đều, mọc thành cụm hoa là bông dài mọc ở ngọn. Quả nang hình cầu.

Cây Hoa Chữa Bệnh - BÔNG GẠO

Tên khác: Mộc miễn Tên khoa học: Gossampinus malabarica (DC.) Merr. Họ Bông gạo (Bom bacaceae). Nguồn gốc và mô tả: Cây nguồn gốc ở Ấn Độ, được trồng ở Đông Nam Á, (ở độ cao 1 - 900 m) như Việt Nam, Indonesia. Ở Indonesia, cây Bông gạo là loại cây gỗ to, cao tới 15 m; hoa to màu đỏ, có khi chuyển thành da cam hay màu vàng. Vỏ và thân cây chứa tanin và sợi. Cây Bông gạo ở Việt Nam, mọc hoang ở miền đồi núi và được trồng ở 2 bên đường; cây lấy gỗ và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - BỒ HOÀNG (PHẤN HOA)

Tên khác: Cỏ nến, Bông nến, Hương bồ, Bồ hoàng bao dài (Trường bao hương bồ) Tên khoa học: Typha angustata Bory et Chaub. Họ Cỏ nến (Typhaceae). Nguồn gốc: Cỏ nến mọc hoang khắp nơi trên thế giới; ở Việt Nam cỏ nến mọc hoang nhiều ở bờ ao, ven hồ và đầm lầy.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU NGỔ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau ngổ vị cay thơm, có tác dụng chữa các chứng viêm tấy, đầy trướng. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng viêm tấy: Khi có chỗ bị viêm tấy thì lấy rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát rôi đắp lên những chỗ sưng đau. + Trị chứng ăn không tiêu, đầy tức bụng: Lấy rau ngổ tươi và Mộc hương nam (mua ở hiệu thuốc nam) sắc với gần 1 lít nước còn khoảng 1/4 lít, chia làm 2 lần uống trong ngày.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - ĐINH LĂNG CHỮA BỆNH ĐAU DẠ CON

* Đặc tính: - Cây định lăng được nhiều gia đình trồng làm cây cảnh, lá dùng để ăn sống kèm với các món ăn. - Cây định lăng cao khoảng 1 - 1,5m, thân nhỏ, xù xì. Lá định lăng nhỏ, nhọn ở đuôi lá, có vị bùi, đắng thơm, hơi mát. Rễ, củ định lăng vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY SI LÀM TAN Ứ MÁU

* Đặc tính: - Cây si được mọi người trồng làm cây cảnh trong các gia đình hoặc trong các chùa miếu. - Cây sĩ cao, thường có nhiều rễ phụ đâm ra từ thân cây. Lá cây si tròn, một mặt nhẵn, một mặt thô ráp. Thân cây to nhưng rất dẻo dai, có thể uốn cong theo ý muốn. Nhựa si trắng và khi ngắt lá hoặc chặt cành thì nhựa si chảy ra nhiều và thành dòng. Si có hoa vàng, quả đỏ.