Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Bệnh Ở Miệng

Cây Hoa Chữa Bệnh - KIM NGÂN HOA

Tên khác: Nhẫn đông hoa; Boóc kim ngân (Tày), Chừa giang khằm (Thái); Ngân hoa; Quan hoa; Lưỡng bảo hoa; Ngân đằng. Tên khoa học: Lonicera Japonica Thunb; Họ Kim ngân (Caprifoliaceae). Mô tả: Dây leo bằng thân quấn, chất gỗ, thường xanh, thân rỗng, cảnh già màu nâu nhạt, trơn bóng, không có lông, cành non màu lục, có lông màu vàng, mềm. Lá mọc đối, phiến dày, hình trái xoan, gốc tròn, đầu nhọn, dài 3 - 8cm; lá non 2 mặt đều có lông mềm vàng, lá già hầu như không có lông. Cụm hoa là xim hai hoa, mọc ở đầu ngọn. Đầu mùa hạ, hoa nở, mọc đôi ở kẽ lá, hoa dạng ống; khi mới nở màu trắng, hương thơm, sau chuyển thành màu vàng kim cho nên được gọi là hoa vàng hoa bạc (Kim ngân hoa): họa có lông mịn. Quả mọng hình cầu màu đen bóng. Hái hoa khi mới nở. Mùa hoa: tháng 3 - 5. Mùa quả: tháng 6 - 8. Có thể hái dây Nhẫn đông với lá già quanh năm. Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở những vùng rừng núi ưa ẩm và ánh sáng, thường leo lên cây bụi, cây gỗ ven rừng đá vôi, rừng thứ sinh hay đồi cây bụi, gần nguồ

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HỒNG ĐỎ

Tên khác: Hoa Hồng Pháp Tên khoa học: Rosa gallica L.; Họ hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc Phương Đông và Nam Âu; (Rosier de provins ở Pháp, Vùng Paris và Anjou có trồng). Hoa Hồng đỏ là một trong số ít loại hoa Hồng (trên tổng số 10.000 chủng hoa Hồng) được dùng làm thuốc. Hoa Hồng được tôn vinh là Hoa hậu của các loài hoa. lịch sử của hoa Hồng gắn liền với lịch sử của loài người. Có lẽ đây là cây hoa đầu tiên được con người đem trồng. Hoa Hồng còn liên quan đến đa số các tôn giáo; đến các tập tục, nghi lễ thờ cúng linh thiêng từ Ấn Độ đến các nước theo đạo Cơ đốc. Trải qua các thời kỳ cổ Hy Lạp, La Mã v.v...có người chiến binh ở Tây Âu khi ra trận không đội mũ sắt mà chỉ đội trên đầu một vòng hoa Hồng đỏ để tỏ rõ lòng can đảm của mình. Hoa Hồng cũng đã chứng kiến những cuộc chiến tranh lịch sử như ở nước Anh, cuộc nội chiến “Nhị Hồng” (Guerre de Deux Roses 1455 - 1485); một phái chỉ mang biểu tượng hoa Hồng bạch, một phái mang biểu tượng hoa Hồng đỏ. Phái Hồng bạch

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 2)

+ Trị rụng tóc: Dùng một trong những cách sau: - Lấy ống nứa nhỏ vát nhọn một đầu, cắm vào thân cây chuối tiêu dốc xuống cho nước chảy vào chai hứng sẵn, đem gội đầu liên tục 3 ngày liền. - Hàng ngày dùng lá cỏ mực đun sôi để nguội đem gội. - Hàng ngày nấu nước lá dâu và lá trắc bá diệp cho sôi kỹ, gội 5 - 7 ngày liền.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CỦ CẢI

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Ngoài việc dùng để làm rau ăn, cải củ còn dùng để chữa bệnh, nước ép củ cải có tác dụng kháng khuẩn chống nấm và hình thành sỏi mật. Củ cải sống có vị cay tính lạnh, củ cải chín thì có vị ngọt, ôn bình. Củ cải có tác dụng hóa đờm nhiệt, hạ khí giải độc trị ho có đờm mất tiếng, chống đầy bụng, chảy máu cam, thổ huyết (ho ra máu) tiêu khát, lỵ, giải độc rượu, giải độc than, giải độc cá và làm tan máu tụ (ứ huyết). Dùng bên trong thì lấy khoảng 50-150g giã lấy nước uống hoặc nấu canh, dùng bên ngoài thì giã đắp vào chỗ đau. Hạt củ cải cũng là một vị thuốc có công hiệu chữa trị rất tốt: làm hạ khí không bị thở hổn hển, trị trứng ho đờm, ăn không tiêu gây đây bụng tức ngực. Khi cây củ cải già hạt chín, cắt lấy cả cây phơi rồi vò lấy hạt, hạt cải sống có vị hơi cay ngọt, tính bình, hạt đã sao qua thì tính ôn. Có thể nấu nước hạt cải hoặc sao lên tán bột viên lại thành viên rồi uống.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU MUỐNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau muống tính mát, vị ngọt nhạt, có tác dụng giải độc sinh da thịt.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CỎ LÁ TRE (ĐẠM TRÚC DIỆP) CHỮA SƯNG LỢI

* Đặc tính: Có lá tre có vị ngọt nhạt. tính mát, được dùng như lá tre. * Công dụng: Chữa sốt nóng, sốt cao đột, mê sảng, co giật, viêm đường tiết niệu, nước tiểu đỏ, miệng lỏ, răng đau, lợi sưng. - Có lá tre 10 - 16g - Bột thạch cao 12g - Bột sắn dây 20g Tất cả sắc lấy nước thuốc uống.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - RAU MÙI CHỮA LOÉT NIÊM MẠC LƯỠI

* Đặc tính: - Rau mùi còn gọi là rau ngò ta, phân biệt với ngò tây (ngò gai). - Rau mùi được gieo trồng làm rau thơm ăn sống hoặc làm gia vị trong các món ăn. - Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc tiêu thực, thông đại tiểu tiện, trị chứng phong tà làm đậu sởi mọc được.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - NHỮNG VỊ THUỐC TỪ HẠT RAU CẢI BẸ

* Đặc tính: - Rau cải tiếng Hán gọi là giới thái, còn hạt được gọi là giới tử. - Rau cải vị cay, tính ấm, không độc, thông lợi, làm khoan khoái trong hông, ngực yên thận, thông khiếu lợi đàm, trừ ho đốc. - Hạt cải có vị cay, tính nhiệt, không độc, khoan khoái, trị được cái chứng phong hàn, ho đàm suyễn, đau họng tê dại, mụn nhọt. Hạt cải có tác dụng chữa nhiều hơn rau cải.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HOA HỒNG CHỮA LỞ MIỆNG

* Đặc tính: - Hoa hồng là loài hoa được nhiều người ưa thích, dùng để làm cảnh trong gia đình, hoặc những nơi công cộng. - Hoa hồng có vị ngọt, mùi thơm ngát, tính lành.

RAU XANH CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - VIÊM NIÊM MẠC MIỆNG, HÔI MIỆNG

Khi bị ảnh hưởng bởi sức ép công việc, ăn uống không điều độ, ngủ ít đều dễ khiến cơ thể bốc hỏa, cơ quan chịu ảnh hưởng trực tiếp là khoang miệng xuất hiện mùi hôi, niêm mạc miệng bị viêm làm cho người ta đau đớn khó chịu, rất bất tiện trong sinh hoạt. Nếu ăn một số loại rau có tính mát sẽ giúp cơ thể hạ hỏa, thanh nhiệt, giải độc, miệng hết hôi, tinh thần sang khoái.