Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Kiết Lỵ

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đậu Xanh

a. Thành phần và tác dụng Đâu xanh còn gọi là thanh tiểu đậu đã được sử dụng hơn 2000 năm. Giá trị dinh dưỡng của đậu xanh rất cao, trong 100g đậu xanh có chứa 23,8g protein, 0,5g chất béo, 58,5g đường, 80mg canxi, 6,8mg sắt, 0,22g caroten, 0,52g vitamin B, 0,12mg B₂,1,8mg axit nicotin. Giá trị thực phẩm của đậu xanh cũng hơn các loại đậu khác. Có nhiều cách chế biến đậu xanh. Có thể nấu cháo đậu xanh, cơm đậu xanh, rượu đậu xanh, cũng có thể xay thành bột, lọc lấy bột, làm bánh hấp, làm vỏ bọc bánh... b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Sung

a. Thành phần và tác dụng Trong dân gian, quả sung còn được gọi là vô hoa quả, thiên sinh tủ, ánh nhật quả, văn tiên quả,... Theo nghiên cứu, quả sung có chứa glucose, axit oxalic, axit xitric, axit malic, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali.. và một số vitamin C, B₁,... Quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư. Trong Đông y, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp... b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Lựu

a. Thành phần và tác dụng Lựu còn được gọi là thạch lựu, nhược lựu. Quả lựu giàu dinh dưỡng, khi chín trong hạt chứa 10 - 11% axit hoa quả, axit cam quýt, vitamin C nhiều gấp 1 - 2 lần lê, táo. Lượng đường rất cao, có vị chua. Vỏ lựu chứa kiềm, cồn ngũ cốc, cồn glyxerin đắng chát có thể sát trùng, có tác dụng chữa giun đũa, giun kim, thận kết sỏi, chứng nước tiểu đục do tiểu đường. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Quả Trám

a. Thành phần và tác dụng Trám có 2 loại là trám trắng có vỏ màu xanh lục và trám đen màu tím thẫm. Quả trám vị chua, tính ấm, có tác dụng giải khát, thanh giọng, giải độc cá, giải say rượu mê man, nhức đầu. Trám dùng làm thuốc thường là trám trắng. Cùi trám giàu protein, đường, một số vitamin, đáng chú ý là vitamin C và các khoáng chất như canxi, phot pho, kali, magie, sắt, kẽm...

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hành Tây

a. Thành phần và tác dụng Hành tây là loại củ có vị cay hăng, giàu dinh dưỡng, theo phân tích cứ 100g hành tây chứa 1,8g protein, 8g hợp chất cacbon, 40mg canxi, 56mg lân, 1,8mg sắt, 8mg vitamin C. Ngoài ra hành tây còn có chứa một ít caroten, sunfua, nicotin. Hành tây không chứa chất béo, trong tinh dầu còn chứa các hỗn hợp, hợp chất lưu hoá có thể làm giảm mỡ trong máu. Hành tây chứa những chất có tác dụng quan trọng làm thư giãn mạch máu, hạ huyết áp, nên là loại củ tốt cho những người bị bệnh về tim mạch, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ. Dùng củ hành tây, bóc vỏ ngoài ép lấy nước có thể dùng chữa vết thương, chỗ giập ngã, phòng choáng, làm giảm nhẹ các vết bỏng, trị nhức đầu, giảm bớt lên cơn động kinh, cũng có thể làm thuốc giải độc hoặc làm thuốc bôi chống loét kẽ chân.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Củ Cải

a. Thành phần và tác dụng Củ cải được xếp vào hàng các thực phẩm ít năng lượng nhất. Trong 100g củ cải chỉ cung cấp 15 kilocalo. Protein và chất béo trong củ cải chiếm một vị trí hết sức khiêm tốn. Tuy nhiên, củ cải lại rất giàu chất khoáng và các nguyên tố vi lượng. Hàm lượng kali cao trong củ cải có tác dụng bài niệu tốt (lượng natri thấp trong củ cải càng phát huy tác dụng lợi tiểu). Hàm lượng canxi cũng rất cao. Tỉ lệ canxi/phot pho lớn hơn 1, tạo thuận lợi cho việc đồng hoá canxi. Sự có mặt của magie và lưu huỳnh, kẽm, flo, iốt và selen cũng rất đáng kể. Củ cải còn là một nguồn vitamin C dồi dào bởi 100g củ cải chứa 23mg vitamin C, nghĩa là 1/3 lượng vitamin C được khuyên dùng cho mỗi người lớn mỗi ngày (80mg). Củ cải có thể ăn sống, nên không sợ mất vitamin C trong quá trình nấu nướng. Người ta còn tìm thấy trong củ cải nhiều vitamin nhóm vitamin B (nhất là vitamin B₉ hoặc axit folic, vitamin B₃; hoặc Pₚ và vitamin B₆) và một lượng nhỏ caroten.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Tỏi

a. Thành phần và tác dụng Từ ngàn năm nay, tỏi được người Trung Quốc và Hy Lạp cổ sử dụng như là một kháng sinh thiên nhiên điều trị những bệnh liên quan đến hô hấp, bệnh do ký sinh trùng và nhiều bệnh khác, vì trong tỏi có selen và các nguyên tố vì lượng chứa kháng khuẩn làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm huyết áp cao, chống tắc nghẽn mạch máu giống aspirin, nó còn có hoạt tính làm hạn chế việc sinh ra các gốc tự do gây tổn thương tổ chức khớp, dưỡng nhan, ích thọ nhờ khả năng làm chậm quá trình lão hoá tế bào, làm giảm sung huyết và tiêu viêm, hết mệt mỏi, phục hồi nhanh thể lực. Thành phần chính của củ tỏi gồm có: protein 6%, chất đường bột 23,5%, các chất vitamin B₁, B₂, C và anlixin (là chất có tác dụng diệt khuẩn mạnh, được xem là kháng sinh tự nhiên). Cần biết, tôi có vỏ đỏ (tỏi tía) có tác dụng diệt khuẩn mạnh hơn tỏi vỏ trắng. Trong củ tỏi có iốt, selen là chất vi lượng chống oxy hoá, nên có tác dụng chống suy lão rất tốt. Ăn tỏi thường xuyên có thể đề ph

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Diếp Cá

a. Thành phần và tác dụng Rau diếp cá còn có tên là cây lá giấp, ngư tinh thảo, rau vẹn, tập thái. Rau diếp cá có vị chua, cay, mùi tanh, tính mát, không độc; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, sát khuẩn. Thành phần trong diếp cá có nước, protein, xenlulô, canxi, phot pho, tinh dầu. Diếp cá tính mát. Nhân dân ta thường dùng diếp cá kết hợp với các rau như xà lách, giá đỗ, rau mùi chấm nước sốt vang.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Cải Cúc

a. Thành phần và tác dụng Cải cúc là loại rau giàu dinh dưỡng. Trong rau cải cúc chứa 1,85% protit 2,57% gluxit, 0,43% lipit và còn có nhiều vitamin B, C và một số vitamin A. Người ta còn tìm thấy các chất khác như adenin, chlonin. Theo Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau khai vị giúp ăn ngon, trợ tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt. Cải cúc có thể dùng ăn sống như xà lách, chế dầu giấm, ăn với lẩu, nấu canh, dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày và chữa đau mắt. Ở Ấn Độ, người ta dùng cải cúc phối hợp với hồ tiêu để chữa bệnh lậu.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Dền

a. Thành phần và tác dụng Rau dển còn gọi là dền, dền gai, dền thanh hương, hiện thái, thuộc thực vật họ rau đền, tính mát, vị ngọt. - Đông y sử dụng rau dền như vị thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu, sát trùng, trị độc và điều trị những chứng bệnh khác. Thân và lá dền đều có vị ngọt, chứa beta caroten, vitamin B₁₂, vitamin C, axit nicotic, đặc biệt hàm lượng chất sắt cao gấp nhiều lần so với các loại rau củ khác nên rau dền có thể phòng ngừa được các bệnh thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch. Những người bị loãng xương nên ăn loại rau này vì chứa nhiều canxi. Thành phần này khi đi vào cơ thể được tận dụng và hấp thụ tối đa, thúc đẩy quá trình phát triển của cơ thể (tốt cho trẻ em), giúp xương gãy mau lành. Trong được liệu, rau dền đỏ tía là tốt nhất.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Lá Lốt

a. Thành phần và tác dụng Lá lốt thuộc họ hồ tiêu, là loại cây mềm mọc hoang ở nơi ẩm thấp trong rừng núi và cũng được trồng ở nhiều nơi, lấy lá dùng làm gia vị và làm thuốc, lá hái quanh năm, có thể dùng thân, hoa, hay rễ. Trong lá lốt chứa nhiều tinh dầu, vị nồng, hơi cay, có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau, nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Sam

a. Thành phần và tác dụng Rau sam còn có tên là mã sĩ hiện (rau răng ngựa vì có lá hình giống răng ngựa) và nhiều tên khác như trường thọ thái (rau trường thọ). Có 2 loại thân màu tím thẫm và nhạt (loại thẫm dùng làm thuốc tốt hơn). Rau sam là loại rau giàu chất dinh dưỡng, chất lượng thay đối tuỳ nơi mọc. Trong 100g rau sam có 1,4g protein, 3g đường, 100mg chất béo, 700mg chất xơ, 85g canxi, 56mg phot pho, 1,5mg sắt, 68mg magie, 494mg kali, 1.920 UI caroten... và một số vitamin B₁, B₂, Pₚ, C, E. Các axit béo đặc biệt là omega 3 với tỷ lệ cao nhất so với các thực vật khác. Các axit hữu cơ như axit glutamiec, axit nicotinic, axit malic... Còn chứa các chất noradrenalin, dopamin, flavonoid.

Cây Hoa Chữa Bệnh - THƯỢC DƯỢC

Tên khác: Bạch thược. Tên khoa học: Peonia lactiflora Pall. Họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Nguồn gốc: Bạch thược nguồn gốc Trung Quốc, trên thế giới chi Peonia có 35 chủng, có 51 loài mọc ở Trung Quốc, trong đó có Bạch thược; vùng trồng chủ yếu ở Tây Nam và Tây Bắc. Việt Nam, giáp giới Tây Nam Trung Quốc, đã trồng thử Bạch thược ở Sa Pa (Lào Cai) có kết quả vào những năm 1960 - 1970.

Cây Hoa Chữa Bệnh - SƠN TRÀ HOA

Tên khác: Hồng trà hoa, Trà hoa, Bạch trà (cây). Tiên khoa học: Camellia japonica L. Họ Chè (Theaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc ...), tên La tinh Camellia xuất xứ từ Camelli; tên Ý của nhà truyền giáo G.J. Kamel (1661-1706) người xứ Moravi, đi giảng đạo ở Viễn Đông và đã mang về châu Âu cây Sơn trà này. Thế kỷ 19, nhà văn người Pháp Alexandre Dumas fils (1824 - 1895) trong tác phẩm “Trà hoa nữ" (La Dame aux Camelias) cũng dùng đến danh từ Trà hoa của đất Phù Tang, người Phù Tang, Á Đông.

Cây Hoa Chữa Bệnh - RÂM BỤT

Tên khác: Dâm bụt; Bông bụt; Bông cẩn, Mộc cẩn. Tên khoa học: Hibiscus rosa - sinensis L. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Quốc, mọc hoang và trồng phổ biến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Philippin, Malaysia. Ở Indonesia, Râm bụt cao 1 - 4m; có hoa đỏ, vàng, trắng, hồng; trồng làm cây cảnh và làm thuốc. Ngoài ra, ở Indonesia còn dùng lá và thân Râm bụt trong công nghệ giấy. Ở Việt Nam,  cây được trồng làm cảnh, làm hàng rào và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - KIM NGÂN HOA

Tên khác: Nhẫn đông hoa; Boóc kim ngân (Tày), Chừa giang khằm (Thái); Ngân hoa; Quan hoa; Lưỡng bảo hoa; Ngân đằng. Tên khoa học: Lonicera Japonica Thunb; Họ Kim ngân (Caprifoliaceae). Mô tả: Dây leo bằng thân quấn, chất gỗ, thường xanh, thân rỗng, cảnh già màu nâu nhạt, trơn bóng, không có lông, cành non màu lục, có lông màu vàng, mềm. Lá mọc đối, phiến dày, hình trái xoan, gốc tròn, đầu nhọn, dài 3 - 8cm; lá non 2 mặt đều có lông mềm vàng, lá già hầu như không có lông. Cụm hoa là xim hai hoa, mọc ở đầu ngọn. Đầu mùa hạ, hoa nở, mọc đôi ở kẽ lá, hoa dạng ống; khi mới nở màu trắng, hương thơm, sau chuyển thành màu vàng kim cho nên được gọi là hoa vàng hoa bạc (Kim ngân hoa): họa có lông mịn. Quả mọng hình cầu màu đen bóng. Hái hoa khi mới nở. Mùa hoa: tháng 3 - 5. Mùa quả: tháng 6 - 8. Có thể hái dây Nhẫn đông với lá già quanh năm. Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở những vùng rừng núi ưa ẩm và ánh sáng, thường leo lên cây bụi, cây gỗ ven rừng đá vôi, rừng thứ sinh hay đồi cây bụi, gần nguồ

Cây Hoa Chữa Bệnh - HƯỚNG DƯƠNG

Tên khác: Cây Quỳ, cây Hoa mặt trời, Hướng nhật quỳ. Tên khoa học: Helianthus annuus L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Bắc Mỹ, được nhập nội trồng ở châu Âu, châu Á, Trung quốc, Indonesia, Việt Nam. Hướng dương được trồng chủ yếu ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới; trồng để lấy hạt ép dầu, có giá trị thực phẩm cao, hoặc trồng làm cảnh vì có hoa to, đẹp. Xưa kia, người da đỏ (Indian) Bác Mỹ, trồng lấy hạt, lấy dầu ăn và chất nhuộm; người Tây Ban Nha đưa về trồng ở châu Âu từ thế kỷ 16; Trung Quốc nhập trồng từ đời Nhà Minh. Việt Nam nhập trồng đã từ lâu, ở các vùng núi cao phía Bắc; gần đây, lại trồng một số giống mới năng suất cao, trong mùa khô ở Tây Bắc và Đông Nam Bộ. Cây con chịu rét kém ngô, cây lớn chịu hạn khoẻ hơn ngô.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA NHÀI

Tên khác: Cây hoa Lài; Nhài đơn; Nhài kép; Mạt lị hoa Tên khoa học: Jasminum sambac (L) Ait. Họ Nhài (Oleaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á lục địa vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới, kể cả các đảo như Srilanka, Indonesia và các nước như Việt Nam, Trung Quốc... Indonesia trồng Nhài để lấy hoa làm chất hương vị cho thực phẩm; chữa sốt. Việt Nam trồng Nhài làm cây cảnh, lấy hoa thơm tiếp trà (chè hoa Nhài) và cho thêm vào thức ăn (như tào phở) với nước đường thơm hoa Nhài. Miền Nam Việt Nam trồng nhiều Nhài để dùng ở trong nước và xuất khẩu hoa Nhài.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HỒNG ĐỎ

Tên khác: Hoa Hồng Pháp Tên khoa học: Rosa gallica L.; Họ hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc Phương Đông và Nam Âu; (Rosier de provins ở Pháp, Vùng Paris và Anjou có trồng). Hoa Hồng đỏ là một trong số ít loại hoa Hồng (trên tổng số 10.000 chủng hoa Hồng) được dùng làm thuốc. Hoa Hồng được tôn vinh là Hoa hậu của các loài hoa. lịch sử của hoa Hồng gắn liền với lịch sử của loài người. Có lẽ đây là cây hoa đầu tiên được con người đem trồng. Hoa Hồng còn liên quan đến đa số các tôn giáo; đến các tập tục, nghi lễ thờ cúng linh thiêng từ Ấn Độ đến các nước theo đạo Cơ đốc. Trải qua các thời kỳ cổ Hy Lạp, La Mã v.v...có người chiến binh ở Tây Âu khi ra trận không đội mũ sắt mà chỉ đội trên đầu một vòng hoa Hồng đỏ để tỏ rõ lòng can đảm của mình. Hoa Hồng cũng đã chứng kiến những cuộc chiến tranh lịch sử như ở nước Anh, cuộc nội chiến “Nhị Hồng” (Guerre de Deux Roses 1455 - 1485); một phái chỉ mang biểu tượng hoa Hồng bạch, một phái mang biểu tượng hoa Hồng đỏ. Phái Hồng bạch

Cây Hoa Chữa Bệnh - ĐÀO PHAI

Tên khác: Đào, May phắng (Tày), Cơ tào (Thái), Phiếu kiao (Dao), Mao đào. Tên khoa học: Amygdalus persica L. [Prunus persica (L.) Batsch]; Họ hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây Đào có nguồn gốc ở Trung Quốc và Ba Tư từ lâu đời và được ưa trồng ở các nơi trên thế giới như: Việt Nam, Nhật Bản Thái Lan, Hoa Kỳ, vùng Địa Trung Hải... Ở Việt Nam, Đào được trồng từ lâu đời, tại các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng, nhất là các làng quanh Hồ Tây, Hà Nội nổi tiếng về Đào cảnh, Đào hoa. Đào quả mọc tốt ở miền núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai (Sapa), Hoàng Liên Sơn, Hà Giang... Cây Đào mọc tốt ở nơi có khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới. Đào phát triển tốt trên đất thịt pha, cao ráo, dễ thoát nước; pH 6 - 7. Gây giống bằng hạt hay ghép cành. Có thể điều khiển cho cây ra họa bằng cắt tỉa cành, hãm cây (khía vỏ, tuốt lá dần) hay bón thúc nếu hoa nở chậm. Trồng Đào ăn quả, thường dùng phương pháp ghép mắt. Nếu muốn nhân các giống Đào có phẩm chất tốt, người ta thường dùng c