Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đại Danh Y

CÂY RAU LÀM THUỐC

Nhân dân ta thường sử dụng nhiều loại thức ăn thực vật. Ngoài gạo là loại thực phẩm chính hàng ngày, chúng ta còn sử dụng các loạt hoa màu phụ như Ngô, Khoai, Đậu, Sắn (Mì), Kê … có loại là củ, có loại là hạt của các loài cây để ăn nguyên chất thay cơm hoặc ăn nướng hay rang, luộc ăn như Ngô, Khoai lang, Khoai sọ, Sến, Lạc, … có khi xay thành bột để làm bánh. Trong bữa ăn, thông thường không thể thiếu món rau và không thể thiếu các loại quả cây, hoặc dùng làm thức ăn kèm với cơm hoặc dùng để làm món ăn tráng miệng.

THUỐC NAM CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN THUỐC NAM Ở NƯỚC TA Dân tộc Việt Nam có trên bốn nghìn năm lịch sử, có nhiều truyền thống xây dựng đất nước, đánh giặc giữ nước, phát triển văn hoá. Nhân dân ta cũng có nhiều kinh nghiệm phòng và chữa bệnh bảo vệ sức khoẻ và có một nền y học dân tộc phát triển không ngừng qua các thời đại. Nói đến y học dân tộc Việt Nam, chúng ta tự hào nhắc đến những danh y như Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), Hải Thượng Lãn Ông (thế kỷ XVIII). Tuệ Tĩnh, tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, người xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ngày nay, thi đỗ tiến sĩ nhưng không làm quan, mà đi tu chuyên làm thuốc trị bệnh cứu người. Ông đã để lại cho hậu thế bộ Nam dược thần hiệu gồm 580 cây thuốc có trong nước, 3873 bài thuốc chữa 182 chứng bệnh khác nhau, bộ Hồng nghĩa giác y thư tóm tắt công dụng của 630 vị thuốc và y lý cơ bản của y học đân tộc. Tuệ Tĩnh là người nêu cao khẩu hiệu “thuốc nam chữa bệnh cho người Việt Nam” (Nam dược trị Nam nhân). Hải Thượng Lãn Ông, tên thật là Lươn

DANH Y - Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác

HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG - LÊ HỮU TRÁC NHÀ ĐẠI DANH Y DÂN TỘC, NHÀ KHOA HỌC LỚN, ĐỒNG THỜI LÀ NHÀ TƯ TƯỞNG, NHÀ VĂN LỖl LẠC CỦA NƯỚC TA  Ở THẾ KỶ THỨ XVIII (1) Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác, quê tại thôn Văn Xá, làng Lưu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên)(2). Lê Hữu Trác xuất thân từ một gia đình (ông, cha, chú, bác, anh, em) đều học giỏi, đỗ cao, làm quan to của thời vua Lê chúa Trịnh. Cha là Lê Hữu Mưu đỗ đệ tam giáp tiến sĩ và làm quan dưới triều Lê Dụ Tôn tới bậc thượng thư. Mẹ là Bùi Thị Thưởng quê ở xứ Bầu Thượng, xã Tình Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Biệt hiệu Hải Thượng do hai chữ đầu tiên tỉnh (Hải Dương) và tên phủ (Thượng Hồng), nhưng cũng có thể do chữ Bầu thượng là quê mẹ và là nơi Hải Thượng ở lâu nhất, từ năm 26 tuổi đến khi mất. Hải Thượng Lãn Ông có nghĩa là ông lười ở Hải Thượng. Nhưng thực tế chúng ta sẽ thấy lười ở đây là lười với công danh phú quý, nhưng rất ch

DANH Y - Đại danh y Tuệ Tĩnh

THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ĐẠI DANH Y  THIỀN SƯ TUỆ TĨNH  (1623?-1713) (Những điều được mọi người thống nhất đồng tình) Để đánh giá, chúng tôi so sánh những điều được mọi người thống nhất về thân thể và sự nghiệp của đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh với một vị danh y khác cũng của nước ta: Hải Thượng Lãn Ông (HTLO) Lê Hữu Trác: 1. Về mặt thời gian mà xét thì Tuê Tĩnh sống và hoạt động trước Hải Thượng Lãn Ông ít nhất môt thế kỷ (100 năm) nếu ta theo những người cho Tuệ Tĩnh sống và hoạt động ở thế kỷ 17, hoặc là trước Hải Thượng Lãn Ông 4 thế kỷ nếu theo truyền thuyết Tuệ Tĩnh sinh và hoạt động ở thế kỷ 14. Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791) sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh tý (1720) (Theo báo cáo của Hội thảo về HTLO ở Hài Hưng 1993 thì HTLO sinh năm 1724 và mất 1791 - Tạp chí Sống vui khỏe số 18 năm 1995, tr.12) và mất ngày 15 tháng giêng năm Tân hợi (1791) còn Tuệ Tĩnh sinh vào năm 1623 hoặc 1633 và mất vào năm 1713 (thọ 90 hoặc 80 tuổi).