Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạ Huyết Áp

THUỐC PHÁ KHÍ GIÁNG NGHỊCH - THỊ ĐẾ (Tai quả hồng - Calyx Kaki)

Là tai hồng (đài quả) của cây hồng Diospyros Kaki L.ƒ. Họ thị Ebenaceae. Tính vị: vị đắng, chát. Tính bình Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

THUỐC HÀNH KHÍ GIẢI UẤT - MỘC HƯƠNG (Radix Sausurea lappae)

Là rễ của cây vân mộc hương Saussurea lappa Clarke. Họ Cúc – Asteraceae. Tính vị: vị cay, đắng, tính ấm. Quy kinh: vào kinh phế, can, tỳ.

THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN - LIÊN TÂM (Embrio Nelumbinis)

Là cây mầm có mầu xanh nằm trong hạt sen. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào kinh tâm.

THUỐC BÌNH CAN TẮT PHONG - CÂU ĐẰNG (Ramulus cum uncus Uncariae)

Dùng toàn thân có móc của cây câu đằng Uncaria rhynchophylla (Mig) Jaek. Họ cà phê Rubiaceae. Tính vị: vị ngọt. Tính hơi hàn. Quy kinh: vào kinh can, tâm và tâm bào lạc.

THUỐC THANH PHẾ CHỈ KHÁI - CÓC MẲN (Nga bất thực thảo, Thanh minh thái - Herba Centipedae)

Dùng toàn cây khi có hoa của cây cóc mẳn - Centipeda ninima L. Hạ Cúc Asteraceae. Thường thu hái khi cây ra hoa, trừ bỏ tạp chất có thể dùng tươi hoặc khô. Tính vị: vị đắng, cay, tính ấm. Quy kinh: phế, can.

THUỐC THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT - MẪU ĐƠN BÌ (Radix Paeoniae)

Dùng rễ của cây mẫu đơn Paeonia suffruticosa Andr. Họ Mao lương - Ranunculaceae. Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: vào 3 kinh tâm, can, thận.

THUỐC THANH NHIỆT TAO THẤP - THẢO QUYẾT MINH (Semen Cassiae)

Là hạt của cây thảo quyết minh, cây muồng ngủ: Cassia tora L. Hạ Vang - Caesalpiniaceae. Tính vị: vị ngọt, đắng. Tính hơi hàn. Quy kinh: can, đởm, thận.

THUỐC THANH NHIỆT TAO THẤP - LONG ĐỞM THẢO (Radix Gentianae)

Là rễ của cây long đởm Gentiana scabra Bge, G.manshurica Kitag. Họ long đởm - Gentianaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào kinh can, đởm, bàng quang.

THUỐC THANH NHIỆT GIÁNG HOẢ - HẠ KHÔ THẢO (Spica Prunellae)

Bông quả đã phơi sấy khô của cây hạ khô thảo Prunella vulgaris L. Họ Hoa môi - Lamiaceae. Tính vị: vị đắng, cay; tính hàn. Quy kinh: vào 2 kinh can, đởm.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - MÀN KINH TỬ (Fructus Viticis)

Dùng quả chín phơi khô của cây màn kinh tử Vizex trifolia L. Họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae Tính vị: vị đắng, cay. Tính hơi hàn Quy kinh: vào 3 kinh can, phế, bàng quang

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - CÁT CĂN (Radix Pueraiae)

Dùng rễ đã qua chế biến, khô của cây sắn dây Pueraria thomsoni Benth. Họ Đậu Fabaceae. Tính vị: vị ngọt, cay, tính bình. Cát căn mọc hoang tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh tỳ vị.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - CÚC HOA (Flos Chrysanthemi)

Dùng hoa của cây cúc Chrysanthemum indicum L. Họ Cúc - Asteraceae. Có thể dùng cả hai loại hoa trắng và hoa vàng. Thông thường dùng loại cúc hoa vàng Tính vị: vị ngọt, đắng, tính bình. Quy kinh: phế, can, tâm, đởm, vị, tỳ, đại tràng, tiểu tràng, 8 kinh.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - TANG DIỆP (Folium Mori)

Lá cây dâu: Morus alba L. họ dâu tằm Moraceae. Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kinh can, phế, thận. Công năng chủ trị: - Giải cảm nhiệt, dùng đối với bệnh cảm nhiệt, biểu hiện miệng khát, sốt cao, đau đầu, ho khan, có thể dùng với các vị khác; trong bài tang cúc ẩm như: tang diệp 2g, liên kiều 12g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, lô căn 20g, sắc uống. - Cố biểu, liễm hãn: dùng trong các trường hợp nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm, ra mồ hôi ở lòng bàn tay, có thể dùng tang diệp 300g, mẫu lệ (nung) 150g.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Lạc

a. Thành phần và tác dụng Lạc là loại hạt giàu dinh dưỡng, chứa khoảng 26% protein, gấp đôi lúa mì, gấp 3 lần gạo tẻ. Lạc giàu chất béo, chứa khoảng 40%, trong đó chủ yếu là các axit béo chưa no gồm: axit dầu, axit lạc, axit dầu cọ, chất béo glyxerin, tạo thành dầu thực vật cần thiết trong ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, trong lạc còn chứa vitamin C, các chất khoáng, canxi, lân, sắt. Nhiệt lượng mà lạc cung cấp cao hơn các loại thực phẩm khác. Lạc so với sữa cao 20%, so với trứng gà cao hơn 40%. Ngoài ra các chất vitamin B₂, canxi, lân, đều cao hơn sữa, trứng gà và thịt. Chất lân, vitamin, axit amin, kiềm mật đều cao. Protein trong lạc có chứa axit amin mà cơ thể cần thiết, tỷ lệ sử dụng đạt được trên 98%, trong đó axit amin có thể ngăn cơ thể sớm lão hoá và nâng cao trí lực cho trẻ, axit amin ngũ cốc và axit amin thiên môn đông, có thể thúc đẩy tế bào não phát triển và làm tăng trí nhớ. Theo nghiên cứu, trong dầu lạc chứa nhiều vitamin E, có khả năng phân giải cholesterol thành ...

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Quả Hồng

a. Thành phần và tác dụng Theo Đông y, quả hồng vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng chữa tiêu chảy, trĩ, đái dầm, háo khát, ho có đờm và các chứng nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất... Tai hồng (còn gọi là thị đế) vị đắng chát, tính ấm, không mùi, chất cứng giòn chứa trong tai hồng là tanin. Vỏ, rễ  thân cây hồng còn được dùng làm thuốc cầm máu. Quả hồng chín có tỷ lệ đường rất cao, khoảng 14 - 20%, các muối sắt, canxi, phot pho, vitamin A, B, C... Đặc biệt, lượng tanin rất cao ở quả hông còn xanh. Chất shibuol chứa trong quả hồng là hỗn hợp của axit gallic và phloroglaciol, có tác dụng làm hạ huyết áp. Đông y dùng quả hồng làm thuốc chữa tiêu chảy, ho, đái đầm. Vỏ, rễ, thân cây hồng được dùng làm thuốc cầm máu. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Chuối Tiêu

a. Thành phần và tác dụng Chuối tiêu là một loại quả giàu dinh dưỡng, hương vị thơm ngon. Trong một quả chuối có 22% gluxit, 1,5% protein, 0,4% axit hữu cơ, các vitamin B₁, B₂, Pₚ và muối khoáng như phot pho, sắt. Đặc biệt năng lượng do chuối tạo ra khá lớn, cao hơn mỳ, gạo, 1 kg thịt quả  chuối cho 1200 calo. Theo các chuyên gia, chuối tiêu là thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa ung thư đường ruột. Chuối làm lương thực bổ sung cho các loại ngũ cốc. Chuối chín ăn tươi vừa vệ sinh, lại bổ, dễ tiêu, nên dùng để bồi dưỡng cho người già yếu, trẻ chậm lớn rất tốt. Về mùa đông da nứt nẻ dùng chuối tiêu bôi 3 - 5 lần là có tác dụng. Chuối tiêu chín thái mỏng pha nước trà uống thường xuyên giảm được huyết áp. Chuối còn chế biến đồ hộp, bánh kẹo... Theo một số chuyên gia, chuối tiêu cung cấp đủ năng lượng cho vận động viên khi luyện tập liên tục 90 phút sau khi ăn 2 quả chuối chín. Chuối tiêu chống thiếu sắt vì trong chuối có chất sắt.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Dưa Hấu

a. Thành phần và tác dụng Dưa hấu là loại quả mùa hè, giàu đường glucose, đường hoa quả, đường mía, vitamin, axit táo, chất dính và glucoza, đó là các chất cần thiết cho sức khoẻ con người. Các loại đường trong đưa hấu có tác dụng hạ huyết áp, lượng muối ít chứa trong dưa hấu lại có tác dụng chữa các bệnh về thận. Vỏ quả dưa hấu sau khi phơi khô là một vị thuốc Đông y có tác dụng tiêu nhiệt, lợi tiểu, nước đưa hấu, cùi, vỏ, hạt đều có thể dùng làm thuốc, trong dân gian đã có câu: "Mùa hè nửa quả dưa, thuốc men chẳng phải mua", mọi bệnh có tính nhiệt ăn dưa hấu đều có hiệu quả. Dưa hấu ngoài ăn tươi ra còn có thể chế biến thành mứt dưa, dưa muối, rượu đưa... Tuy muối vô cơ trong dưa hấu không nhiều hơn các loại quả khác, nhưng do thể tích lớn có thể ăn được. nhiều cho nên muối vô cơ cũng được nhiều hơn. Dưa hấu là nguồn bổ sung muối vô cơ cho cơ thể (do ra mồ hôi quá nhiều nên bị mất muối). b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Nho

a. Thành phần và tác dụng Nho là loại quả giàu dinh dưỡng. Lượng đường chứa trong nho đạt từ 15 - 30%, chủ yếu là đường glucose và đường hoa quả mà cơ thể dễ hấp thụ và tiêu hoá, ngoài ra còn có tửu thạch toan, axit táo, axit chanh, nhựa hoa quả, nên vừa chua vừa ngọt. Trong nho còn có nhiều vitamin, chất protein, axit amin, chất béo, canxi, lân, sắt, mangan, kali... trong đó axit amin có tới hơn 10 loại, nho là loại quả khá giàu chất dinh dưỡng. Nho được sử dụng khá rộng rãi, nho tươi là loại quý trong các loại quả, nước nho tươi là nước uống cao cấp lại có thể nấu thành rượu nho, kem nho, đồ hộp nho... Đông y cho rằng, nho vị ngọt tính bình, nhập kinh can, tỳ, thận, là vị thuốc có tác dụng ích khí bổ huyết, mạnh gân, thông lạc, kiện tỳ hoà vị, trừ phiền, giải khát, lợi tiểu, hạ huyết áp. Nho còn có một số hoạt tính của vitamin P. Nho, rượu nho, nước nho đều có tác dụng ức chế vi khuẩn, nho và nước nho có tác dụng mạnh hơn rượu nho, nho khô có thể tăng cường tiết dịch của dạ dày, giúp...

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Cà Chua

a. Thành phần và tác dụng Cà chua là loại quả giàu dinh dưỡng, chứa rất nhiều vitamin C, cứ 100g cà chua có chứa 94g nước, 2,2g protein, 2,9g đường, ngoài ra còn có lân, kali, axit oxalic, vitamin A, vitamin B. Cà chua ăn vào dạ dày, có tác dụng phân giải chất béo, có thể phối hợp ăn với thịt, nếu ăn thịt quá nhiều, dạ dày không tiêu hoá kịp, ăn một ít cà chua có thể giúp cho tiêu hoá. Vitamin C là thành phần dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể, nếu thiếu vitamin C thì kết cấu của cơ thể dễ bị tổn thất. Mà kết cấu của cơ thể phần lớn tập trung ở xương sụn, thành mạch mắu, dây chằng và bộ phận hạ tầng của xương, kết cấu cơ thể có tác dụng làm co giãn những bộ phận nói trên, nhất là thành mạch máu muốn được giãn nở tự nhiên phải giữ được tính đàn hồi bình thường. Vitamin C trong cà chua rất dễ được cơ thể hấp thụ, để bổ sung cho cơ thể lượng vitamin cần thiết. Với người do nóng nhiệt trong cơ thể dẫn đến táo bón thì nên ăn cà chua để được nhuận tràng, thông tiện. Nếu ăn quá nhiều thịt, h...

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Cà Rốt

a. Thành phần và tác dụng Cà rốt còn có tên là củ cải đỏ, trong dân gian được gọi là "tiểu nhân sâm". Cà rốt có nguồn gốc xuất xứ ở vùng cao nguyên khô và rét ở châu Âu. Có các loại cà rốt đỏ, cà rốt vàng, cà rốt vàng màu quất. Hàm lượng đường trong cà rốt cao hơn các loại rau khác, lại có mùi thơm riêng, chứa nhiều chất caroten khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A. Trong cà rốt còn chứa vitamin B₁, B₂, B₆ và các chất khoáng, canxi, lân, sắt, đồng, magie, mangan, coban, là những chất mà cơ thể không thể thiếu được. Đường chứa trong cà rốt là đường đơn và đường kép, trong đó có tinh bột và đường mía, dưới tác dụng của men tiêu hoá ruột và dạ dày có thể biến thành loại đường đơn như: đường nho, đường hoa quả, được cơ thể hấp thụ trở thành một trong các nguồn nhiệt lượng của cơ thể. Chất protein trong cà rốt cứ 500g thì có 7g, ngoài ra còn có 9 loại axit amin và rất nhiều loại men đều là những chất rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể trong quá trình trao đổi chất. Cà rốt ...