Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Quai Bị

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Muống

a. Thành phần và tác dụng Rau muống còn gọi là vô tâm thái, ung thái, uông thái. Tính hàn, vị ngọt. Thành phần chính trong rau muống là canxi, phot pho, sắt, caroten, vitamin B₂, axit nicotic. Trong rau muống đỏ có chứa chất giống như chất insulin. Người bị tiểu đường có thể ăn thường xuyên. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc. Thông tiện lợi thuỷ. Ngưng chảy máu, hoạt huyết. Chủ yếu dùng cho chảy máu mũi, đại tiện ra máu, phân cứng, nước tiểu đục, mưng nhọt, bị ngã, rắn cắn. Cách dùng: đun canh mà ăn hoặc xào khô, xào cho nước. Đun nước rửa hoặc giã nát đắp bên ngoài.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC VẠN THỌ

Tên khác: Cây Vạn thọ. Tên khoa học: Tagetes erecta L.: Cúc Vạn thọ (cây cao). Tagetes patula L.: Cúc Vạn thọ (lùn) (cây xoè, vươn ra = Đằng Cúc). Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cúc Vạn thọ cây làm cảnh; cây sống 1 năm, trồng phổ biến ở Việt Nam. Cây có nhiều cành; lá xẻ lông chim. Hoa màu vàng hoặc vàng thẫm; cụm hoa hình đầu, quả bế dài nhỏ. Các loài Cúc Vạn thọ được trồng quanh năm; nhưng chính vụ là đông xuân. Cây dễ trồng, không kén đất, nhưng không chịu được thấp, trũng; cớm bóng; trồng bằng gieo hạt hay giâm ngọn. Cây gieo hạt, từ khi trồng đến khi ra hoa là 70 - 75 ngày; cây giâm ngọn, cần 30 - 35 ngày. Có nhiều giống Cúc Vạn thọ; ở đây chỉ nêu 2 loài Cúc Vạn thọ vừa là cây cảnh vừa là cây làm thuốc.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 8)

+ Lợi sữa: - Lá mít sắc kỹ uống thường xuyên thay chè. - Thường xuyên ăn cơm với thức ăn chế biến từ quả mít non. - Móng giò heo nấu cháo với gạo nếp hoặc nấu với đu đủ xanh. - Dùng hạt mè nấu cháo thật nhừ, thêm muối vừa mặn cho ăn. - Vảy con trút (tê tê, xuyên sơn giáp) khoảng 20 30 cái rang với cát cho phồng, tán bột trộn cháo nếp mà ăn. - Nếu thiếu sữa do tắc tia sữa thì dùng 2 viên men rượu nghiền nhỏ, hòa với 1 lỵ rượu trắng, lấy vải mềm nhúng vào rồi bóp lên hai bầu vú cho nóng. Có thể dùng 1 nắm lá chanh sắc đặc uống dần.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY BỒ KẾT

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Quả bồ kết là một vị thuốc có tính ấm, thông khiếu, tiêu đờm, trừ phong, tiêu chất cứng tích tụ trong người.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - ĐẬU XANH CHỮA CÁC LOẠI TRÚNG ĐỘC

* Đặc tính: - Đậu xanh còn được gọi là lục đậu. Có 2 loại đậu xanh: loại quan lục xanh màu cành liễu, loại đậu lục xanh láng như bôi dầu. - Theo sách "Nam dược thần hiệu" của đại danh y Tuệ Tĩnh, đậu xanh vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, giải độc, có thể làm sạch, mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - ĐẬU ĐỎ CHỮA BỆNH THIẾU MÁU

* Đặc tính : - Đậu đồ tên chữ Hán là "Xích tiểu đậu" hay "Xích đậu”. Theo đại danh y Tuệ Tĩnh, đậu đó vị ngọt chua, tính bình không độc. về mặt dưỡng tính kiêm cả “công” lần "bổ", trị được cả chứng mụn lở, đi tả, đau buốt cơ thể, đái tháo, nôn mửa, có tác dụng bổ huyết và lợi tiểu, là thức ăn lý tưởng cho người mắc bệnh thiếu máu. Những người thiếu máu không dám ăn gan lợn nhưng đậu đỏ khắc phục được điều đó. Từ đậu đỏ có thể chế ra nhiều món khác tuỳ theo khẩu vị như hái lá non của cây đậu đỏ, rửa sạch, luộc chín, trộn với dầu và muối ăn thay được cơm, hoặc trái đậu non luộc ăn. Thời cổ, phụ nữ trước khi sinh nở thường ăn canh đậu xanh hoặc bánh đậu xanh để làm sạch máu. Sau khi đẻ nhất định phải ăn đậu đỏ tăng cường máu. Đối với sự điều tiết của cơ thể thì đậu xanh và đậu đỏ đều là thức ăn có tác dụng như nhau. Nhưng đối với phụ nữ cần hiểu rõ nét khác biệt để có cách sử dụng hiệu quả. Dùng đậu đỏ trong thời kỳ sinh con có tác dụng rất tốt. Cơ thể người mẹ kh

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - KHOAI TÂY CHỮA LOÉT HÀNH TÁ TRÀNG

* Đặc tính và thành phần dinh dưỡng của khoai tây: - Theo y học cổ truyền, khoai tây có vị cam tính bình, có tác dụng hoà vị, điều trung, kiện tỳ, ích khí. - Còn theo y học hiện đại, khoai tây có lượng thành phần và giá trị dinh dưỡng cao. Chỉ cần 600 - 700g khoai tây với một quả trứng gà có thể cung cấp toàn bộ lượng protein cần thiết cho một cơ thể trưởng thành trong một ngày. Người ta tính rằng trong 100g khoai tây có 2,3g protein; 0,1g chất béo; 16,5g chất đường bột; 11mg B1; 0,03mg B2; 0,4mg vitamin PP; 16mg vitamin C ; chứa nhiều lysine; 224mg kali. * Công dụng: