Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Giải Độc

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - TÍA TÔ (Folium Perillae)

Gồm các vị: tô diệp (lá tía tô), tô ngạnh (cành tía tô), tô tử (hạt tía tô), thu hái từ cây tía tô Perilla frutescens (L.) Britt. Họ Hoa môi Lamiaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: 2 kinh tỳ và phế

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - KINH GIỚI (Herba Elsholtziae cristatae - Herba E. clliatae)

Dùng lá tươi hoặc khô ngọn có hoa (kinh giới tuệ) của cây kinh giới - Elsholtzia critata Willd (E. ciliata Thunb) Hyland. Họ Hoa mội Lamiaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh phế và can.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - SINH KHƯƠNG (Gừng tươi - Rhizoma Zingiberis)

Thân rễ của cây gừng Zinagiber officinale Rose. Họ Gừng - Zingiberaceae; tươi là sinh khương, khô là can khương, qua bào chế là bảo khương, sao cháy là thán khương. Tính vị: vì cay, tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh phế, vị, tỳ.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đậu Đen

a. Thành phần và tác dụng Trong 100g đậu đen thì có chứa 24,3g protein, l,7g lipit, 53,3g gluxit. Muối khoáng: canxi 56mg, phot pho 35mg, sắt 6,1mg, caroten 0,06mg. Vitamin B₁ 0,51mg, B₂ 0,21mg, Pₚ 1,8mg, C 3mg. Hàm lượng axit amin trong đậu đen cao như lysin, methionin, tryptophan,  leucin... Với tính chất đặc biệt về dinh dưỡng nên đậu đen được chế biến thành nhiều món ăn độc đáo như xôi đậu đen, chè đậu đen (đậu đen nấu với mật hoặc đường) vừa ngon, vừa bổ, vừa mát, vừa có tác dụng giải khát. - Trong Đông y, người ta dùng đậu đen để chế cùng hà thủ ô nhằm làm cho thuốc có chất lượng hơn, đậu đen có thể nấu nước uống tăng cường sức khoẻ và giải khát. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đậu Xanh

a. Thành phần và tác dụng Đâu xanh còn gọi là thanh tiểu đậu đã được sử dụng hơn 2000 năm. Giá trị dinh dưỡng của đậu xanh rất cao, trong 100g đậu xanh có chứa 23,8g protein, 0,5g chất béo, 58,5g đường, 80mg canxi, 6,8mg sắt, 0,22g caroten, 0,52g vitamin B, 0,12mg B₂,1,8mg axit nicotin. Giá trị thực phẩm của đậu xanh cũng hơn các loại đậu khác. Có nhiều cách chế biến đậu xanh. Có thể nấu cháo đậu xanh, cơm đậu xanh, rượu đậu xanh, cũng có thể xay thành bột, lọc lấy bột, làm bánh hấp, làm vỏ bọc bánh... b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Mã Đề

a. Thành phần và tác dụng Hạt Mã Đề còn có tên là xa tiền tử. Về thành phần hoá học, hạt mã đề chứa nhiều chất nhầy, các axit succumic, adenine và cholin. Theo Đông y, hạt mã đề vị ngọt, tính hàn, không có độc quy kinh can, thận, bàng quang, phế. Có tác dụng lợi niệu thanh nhiệt, chữa các chứng tả, lỵ. Thuốc có công năng làm mạnh phần âm, ích tinh khí, mát gan, sáng mắt. Hạt mã đề là vị thuốc khá thông dụng được sử dụng phổ biến trong dân gian. Chủ trị các chứng thấp nhiệt gây tiểu buốt, tiểu dắt, thuỷ thũng, phù nề, vàng da. Chữa ho, thông đờm trong viêm phế quản, các bệnh tả lỵ, bệnh đau mắt đỏ, nhức mắt, nước mắt chảy nhiều. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Quả Trám

a. Thành phần và tác dụng Trám có 2 loại là trám trắng có vỏ màu xanh lục và trám đen màu tím thẫm. Quả trám vị chua, tính ấm, có tác dụng giải khát, thanh giọng, giải độc cá, giải say rượu mê man, nhức đầu. Trám dùng làm thuốc thường là trám trắng. Cùi trám giàu protein, đường, một số vitamin, đáng chú ý là vitamin C và các khoáng chất như canxi, phot pho, kali, magie, sắt, kẽm...

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Khoai Lang

a. Thành phần và tác dụng Khoai lang là loại củ giàu chất định dưỡng. Khoai lang chứa nhiều vitamin A (dưới dạng beta caroten), một nguồn đáng kể của vitamin C và mangan, một nguồn chất xơ rất tốt cho cơ thể, lượng cao vitamin B₆, kali và sắt. Khoai lang là thực phẩm chống viêm nhiễm có tác dụng phòng và chữa trị bệnh. Cả hai dạng beta caroten và vitamin C có tiểm năng lớn giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do. Thành phần các gốc tự do có hoá chất gây thiệt hại cho các tế bào, màng tế bào và chúng kết hợp với sự phát triển của các điều kiện như atherosclerosis gây ra bệnh tiểu đường, bệnh tim, ung thư ruột. Điều này có thể giải thích tại sao cả beta caroten và vitamin C giúp ích hiệu quả để ngăn ngừa các gốc tự do.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Muống

a. Thành phần và tác dụng Rau muống còn gọi là vô tâm thái, ung thái, uông thái. Tính hàn, vị ngọt. Thành phần chính trong rau muống là canxi, phot pho, sắt, caroten, vitamin B₂, axit nicotic. Trong rau muống đỏ có chứa chất giống như chất insulin. Người bị tiểu đường có thể ăn thường xuyên. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc. Thông tiện lợi thuỷ. Ngưng chảy máu, hoạt huyết. Chủ yếu dùng cho chảy máu mũi, đại tiện ra máu, phân cứng, nước tiểu đục, mưng nhọt, bị ngã, rắn cắn. Cách dùng: đun canh mà ăn hoặc xào khô, xào cho nước. Đun nước rửa hoặc giã nát đắp bên ngoài.

Cây Hoa Chữa Bệnh - TỬ HOA ĐỊA ĐINH

Tên khác: Cẩn thái địa định, Hoa tím Yedo. Tên khoa học: Violayedoensis Makino. Họ Hoa Tím (Violaceae). Nguồn gốc: Cây gốc ở châu Á, phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản. Cây thường mọc tự nhiên trên gò đồi, bên lề đường, trên bãi cỏ trong vườn. Yedo là tên trước đây của Tokyo Nhật Bản, xuất sử của cây này.

Cây Hoa Chữa Bệnh - THU HẢI ĐƯỜNG

Tên khác: Hiện nhục Hải đường, Tứ quý Hải đường. Tên khoa học: Begonia semperflorens Link. et Otto. Họ Thu Hải đường (Begoniaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Mỹ nhiệt đới. Từ Begonia được đặt ra là xuất xứ từ tên Pháp M. Bégon (1638 - 1710) Thống đốc cảng Santo Domingo thủ phủ của xứ Dominica [nay là nước cộng hoà Dominica ở đảo Haiti (Mỹ châu)]. Bégon bảo trợ cho nhà nghiên cứu khoa học nên giới thực vật học đã đặt tên chi loài cây này là Begonia. Cây ra hoa suốt năm. B. semperflorens được trồng làm cây cảnh vì bộ lá rất đẹp, duyên dáng và hoa sặc màu rực rỡ.

Cây Hoa Chữa Bệnh - SEN CẠN

Tên khác: Cây Hạn liên hoa, Kim liên hoa, Hạn kim liên. Tên khoa học: Tropaeolum majus L. Họ Sen cạn (Tropaeolaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc ở đãy núi Andes Nam Mỹ. Những châu Mỹ; quân của F. Pizarre (Thế ký 16) đi chinh phục Perou mang cây thuốc này về Tây Ban Nha, châu Âu, cùng với những kho vàng cướp được của các vua, chúa vương quốc Quichua ở Perou Nam Mỹ (Thời kỳ tìm ra châu Mỹ). Tên đặt cho cây thuốc là  Tropaeolum, xuất xứ bởi từ Tropalon có nghĩa là “chiến tích”; vì hoa và lá cây này giống hình mũ sắt và khiên, có trên tượng đài và các bức tường trang trí, chiến tích (mũ và khiên). Còn cựa cánh hoa lại giống hình chiếc mũ chùm đầu (gắn liền với áo), hoặc mũ thầy tu (capuce, capuchon) nên tên là “capucine”. Còn tiếng Việt gọi tên cây là cây Hạn liên, Sen cạn.

Cây Hoa Chữa Bệnh - NGUYÊN HOA

Tên khác: Lão thử hoa. Tên khoa học: Daphne genkwa Sieb. et Zucc. Họ Trầm (Thymelaeaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á và châu Âu. Nguyên hoa được trồng hoặc mọc hoang ở Trung Quốc. Cây thuộc chi Daphne L, họ Trầm; một số loài Daphne được trồng ở châu Á (Indonesia) và ở châu Âu (Daphne mezerium).

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA PHÙ DUNG

Tên khác: Mộc Phù dung, Địa Phù dung (Hoa). Tên khoa học: Hibicus mutabilis L. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây có thể nguồn gốc từ Trung Quốc, mọc hoang và được trồng ở Việt Nam, Indonesia và Đông Nam Á. Ở Indonesia (Java), cây được trồng ở độ cao 1 - 900 m, cây bụi cao 2 - 4 m, hoa to màu đỏ, được trồng làm cảnh và làm thuốc trị bệnh. Cây được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Philpin, Nhật Bản... Ở Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng ở mọi nơi để làm cây cảnh và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA NGŨ SẮC BỒNG ỔI

Tên khác: Cây Cứt lợn; Bông ổi; hoa Tứ thời; Trám ổi, Mã anh đan; Ngũ sắc mai; Thiên lan thảo, Thổ hồng hoa. Tên khoa học: Lantana camara L. Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Nguồn gốc: Chi Lantana L. mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở châu Mỹ nhiệt đới, Á nhiệt đới và các nước châu Á như: Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Sumatra. Cây mọc ở độ cao 1.700m. Ở Việt Nam, Bông ổi mọc hoang ở khắp nơi, ở ven đường, hoặc được trồng làm cảnh làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA NGŨ SẮC

Tên khác: Cây hoa Cứt lợn, Cỏ hôi, Thắng Hồng kế. Tên khoa học: Ageratum conyzoides L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc châu Mỹ nhiệt đới, được trồng ở Đông Nam Á như ở Việt Nam, Indonesia. Ở Indonesia, cây mọc hoang và được trồng ở Java. Cây thảo, cao tới 1,2 m, hoa tím, trắng, lá có mùi hôi, cây được dùng trong y học cổ truyền. Ở Việt Nam, cây mọc hoang khắp mọi nơi, ở bò ruộng, bên lề đường, bãi cỏ; có nơi mọc tập trung nhiều, từng đám rộng lớn.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA DIỄN

Tên khác: Hoa Xôn đỏ, hoa Tây dương hồng, hoa Nhất xuyến hồng. Tên khoa học: Salvia splendens Ker-Gawl. Họ Hoa môi (Lamiaceae). Nguồn gốc: Từ Brazin Nam Mỹ; Việt Nam nhập vào từ thế kỷ 20 và trồng làm cây cảnh ở công viên, ở khắp nơi; cây Xôn đỏ có thể dùng làm thuốc và phẩm màu dưới tên là hoa Diễn.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY TỬ VI

Tên khác: Ngũ tráo kim hoa (cây), Tường vị, Tử kinh Tên khoa học: Lagerstroemia indica L. Họ Tử vị (Lythraceae) Nguồn gốc: Cây nguyên sản ở Trung Quốc, Nhật Bản, phân bố ở Trung Quốc từ vùng sông Hoàng Hà xuống tới phương Nam. Cây mọc hoang ở sườn núi, hoặc ven đường. Cây được trồng ở Đông Nam Á, (Việt Nam, Indonesia) làm cây cảnh, và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA SỮA

Tên khác: Mùa cua, Mò cua, Tượng bì mộc Tên khoa học: Alstonia scholaris (L.) R. Br. Họ Trúc đào (Apocynaceae). Nguồn gốc: Chi cây này được phân bố từ vùng nhiệt đới Tây Phi tới quần đảo Marquesas (quần đảo thuộc Polynesia), ở vùng cực đông (nam) Thái Bình Dương và từ vùng Himalaya, ở phía Bắc tới vùng New South - Wales ở phương Nam. Trong số 40 loài thuộc chi Alstonia R.Br; cây Sữa được phân bố ở Srilanka, Ấn Độ, Malaysia, lục địa Đông Nam Á, và miền nam Trung Quốc. Ở Indonesia, cây Sữa mọc ở rừng tạp giao và rừng gỗ Tếch hoặc một số làm cây tại làng xã; ở độ cao 1 - 1050 m. Ở Việt Nam, cây Sữa mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Ở thành phố, làm cây bóng mát. các đường phố ở Hà Nội vào mùa thu thơm nồng mùi Hoa Sữa. Cây còn được trồng làm thuốc và lấy gỗ.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY LAY ƠN

Tên khác: Cây hoa Dơn Tên khoa học: Gladiolus communis L. Họ Lay ơn (Iridaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc ở Đông Nam châu Phi, được trồng và tạo giống ở châu Âu, nhập vào Việt Nam ở đầu thế kỷ 20, Chỉ Lay ơn gladiolus gồm nhiều loài được trồng nhiều ở châu Âu, châu Á như ở Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia. Trung Quốc có giống Gladiolus yunnanensis Van Houtt. Ở Indonesia có trồng Gladiolas odoratus indicus Rumph. Việt Nam trồng nhiều Gladiolus communis.