Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Làm Thuốc Ngủ-An Thần-Trấn Kinh

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Cần

a. Thành phần và tác dụng Rau cần là loại rau thông dụng, không chỉ dùng làm thực phẩm mà còn có tác dụng chữa bệnh. Rau cần có giá trị dinh dưỡng cao, cứ 100g rau cần, chứa 26g protein, canxi 160mg, phot pho 61mg, trong đó hàm lượng protein cao hơn gấp vài lần so với rau quả khác. Hàm lượng sắt, canxi cao gấp 20 lần so với cà chua. Rau cần thường sử dụng phần cành to và non, giàu mùi thơm. Có thể xào chay, xào mặn, luộc chín, cũng có thể làm nhân. Lá và hoa của rau cần cũng có thể ăn. Rau cần chứa tinh dầu đã bay hơi, mùi thơm, giúp ăn ngon miệng, tăng tuần hoàn máu. Ngoài ra còn có tác dụng kiện não ích trí và trị các bệnh tim mạch.

Cây Hoa Chữa Bệnh - NGHỆ TÂY

Tên khác: Tây Hồng hoa; Phiên Hồng hoa, Tạng Hồng hoa. Tên khoa học: Crocus sativus L. Họ La dơn (Iridaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Nam Âu, Tiểu Á và Iran. Trung Quốc, Indonesia có trồng. Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm, có thân hành; đáng đẹp. Hoa màu tím đẹp, hình ống; sau đột nhiên nở rộng ra. Cây thường ra hoa trước khi ra lá. Lá hình dải hẹp, hợp lại thành bó. Quả nang. Mùa hoa: tháng 11.

Cây Hoa Chữa Bệnh - MẬT MÔNG HOA

Tên khác: Mông hoa, Lão mông hoa. Tên khoa học: Buddleia officinalis Maxim. Họ Mã tiền (Loganiaceae). Nguồn gốc: Cây nhỏ, cành non mang nhiều lông. Lá thuôn dài, đầu nhọn, mép nguyên hay có răng cưa nhỏ; dài 6 - 11 cm, rộng 2 - 4cm; mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn. Cụm hoa hình chuỳ, mọc ở ngọn, gồm nhiều xim có cuống; nhiều hoa màu ngà, mọc sít nhau. Quả nang mang đài còn lại ở phía dưới. Mùa hoa: tháng 2 - 3; mùa quả: tháng 7 - 8. Cây mọc hoang ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Bác Thái, trên núi đá vôi.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA XÔN

Tên khác: Dương tô Tên khoa học: Salvia farinacea Benth. Họ Hoa môi (Lamiaceae). Nguồn gốc: Vùng Địa Trung Hải, từ Tây Ban Nha, bờ biển Adriatic (Nam Tư cũ). Cây hoa Xôn còn gọi là cây cỏ thiêng, mọc trong vườn và được trồng ở các lục địa; là vị thuốc dân gian nổi tiếng và được sử dụng ở phương Tây. Xôn vừa là cây thuốc vừa là cây cảnh, vừa là cây gia vị thơm, đẹp dùng để làm thơm thực phẩm: thịt, pho mát v.v...

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA SEN

Tên khác: Liên, Ngẫu (Tày), Bó pua (Thái). Lim ngó (Dao). Tên khoa học: Nelumbo nucifera Gaertn [Nelumbium nelumbo (L.) Druce]. Họ Sen (Nelumbonaceae). Nguồn gốc: Cây Sen nguồn gốc châu Á lục địa. Hoa Sen là vật linh thiêng tượng trưng của, Ấn Độ giáo và Phật giáo, tương tự như họa Sen Ai Cập, hoa trắng (Nymphea lotus) là hoa linh thiêng của Ai Cập. Cây Sen được trồng từ lâu đời ở Việt Nam; Sen được trồng ở nhiều nơi để ăn, làm mứt, làm thuốc, làm cây cảnh. Có hai giống Sen được trồng phổ biến: 1) Sen hồng, cao, khoẻ, hoa màu hồng, to, thơm; 2) Sen trắng, cây cao, hoa trắng, yếu hơn. Ngoài ra còn trồng Sen sẻ, cây thấp hoa bé, thường trồng trong bể, trong chậu. Sen được trồng bằng mầm, ngó Sen. Trồng vào giữa mùa xuân, thời tiết ấm; trồng xong cho nước vào ao, hồ từ từ cho ngập đến 2/3 thân cây, giữ mực nước như vậy khoang 3 - 4 tháng, Mùa hè năm sau cây ra hoa; mùa đồng cây tàn, mùa xuân lại mọc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HỢP HOAN HOA VÀ HỢP HOAN BÌ

Tên khác: Dạ hợp bì, Nhung hoa thụ, Mã anh hoa, Dạ quan môn, Nghi nam. Tên khoa học: Flos Albiziae, Cortex Albiziae (Albizia julibrissin Durazz). Họ Đậu (Fabaceae). Mô tả: Cây gỗ to, rụng lá, cao từ 10m trở lên, mọc ở hang núi (sơn cốc), trong rừng xanh hoặc ở nơi sườn núi, hướng dương, cành cây màu trọ, đen, hoặc xám thẫm, trên mặt có các lỗ vỏ màu nâu vàng, trên cành nhỏ có gai, lá kép lông chim chẵn, hai lần; lá mọc so le, lá chét to có 2 đôi, lá chét nhỏ cấp 2, có 10 - 30 đôi. Các tiểu diệp này dạng liềm, ban đêm hoặc khi trời nóng bức thì cụp lại (khép lại). Phấn hoa màu đỏ, dạng lông nhung, hoa mọc đầu cành. Quả giác (quả đậu) hình chùy dài; hạt hình trái xoan (chùy viên) dẹt. Thu hái búp hoa mới nở. Hái mùa hạ, thu; cưa các cảnh nhỏ, bóc vỏ, cắt đoạn, phơi khô.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA NHÀI

Tên khác: Cây hoa Lài; Nhài đơn; Nhài kép; Mạt lị hoa Tên khoa học: Jasminum sambac (L) Ait. Họ Nhài (Oleaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á lục địa vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới, kể cả các đảo như Srilanka, Indonesia và các nước như Việt Nam, Trung Quốc... Indonesia trồng Nhài để lấy hoa làm chất hương vị cho thực phẩm; chữa sốt. Việt Nam trồng Nhài làm cây cảnh, lấy hoa thơm tiếp trà (chè hoa Nhài) và cho thêm vào thức ăn (như tào phở) với nước đường thơm hoa Nhài. Miền Nam Việt Nam trồng nhiều Nhài để dùng ở trong nước và xuất khẩu hoa Nhài.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HUBLÔNG

Tên khác: Hốt bố, Hương bia, Hoa bia. Tên khoa học: Humulus lupulus L.; Họ Gai dầu (Cannabinaceae). Nguồn gốc: Cây mọc hoang ở bờ bụi, hàng rào, bờ sông, bìa rừng. Là cây leo cuốn, có hương thơm: được trồng chủ yếu để lấy hoa cái để điều chế rượu bia. Là cây ôn đới thường sống ở vĩ độ 40 - 50 độ bắc; chịu rợp trong thời kỳ đầu, ưa nắng khi ra hoa; ưa đất sâu tầng và thấm nước tốt. Đây là loài cây khác gốc (đực, cái riêng gốc); sống lâu năm, có thể sống 100 năm. Cây trồng giữ được 10 - 20 năm; thân ra hàng năm; thân cuốn theo chiều kim đồng hồ, vươn cao đến 10m. Hoa đực mọc thành chùm, mọc đối. Hoa cái ra từng cặp đôi, ở kẽ lá, dưới dạng nón hình trứng, mỗi nón 20 - 60 hoa. Ở gốc mỗi lá bắc, có những hạch màu vàng tiết ra thứ nhựa dầu, đem phơi nắng hoặc cho sấy khô; cho chất bột thơm lupulin, dùng trong công nghệ rượu bia. Chỉ có cây Hoa bia cái mới có giá trị kinh tế. Năng suất cây trồng, mỗi héc ta: 8 - 10 tạ nón khô (kể từ năm thứ ba). Ở Việt Nam đã trồng thí nghiệm tại Sơn La, Lạ

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HỒNG DAMAS

Tên khác: Hồng Đa Mát Tên khoa học: Rosa damascena Miller; Họ hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Hoa Hồng nói chung có nguồn gốc ở Nam Âu và phương Đông, còn hoa Hồng Damas nguồn gốc ở Tiểu Á (Á châu) vùng Damaskus, thuộc nước Syria. Vùng Hồng, cổ thành Damas hiện nay là đất ở Tây Nam thủ đô hiện đại Damas. Cổ thành Damas đã có từ lâu đời, khoảng 4.000 năm nay (2.000 năm trước Công nguyên), nơi sản sinh ra loài hoa Hồng nổi tiếng và là tổ của những loài hoa Hồng lai tạo truyền tới ngày nay.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HIÊN

Tên khác: Huyền thảo, Kim châm thái, Hoàng hoa thái. Tên khoa học: Hemecrocallis fulva L. Họ Hoa hiên (Hemerocallidaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc Đông Nam Âu, Tây Á, mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, di thực ở Họa Kỳ (phía Đông), được trồng ở châu Âu, Đông Nam Á (Indonesia, Việt Nam...). Indonesia trồng cây này ở miền núi, dùng làm cây cảnh và rau ăn, làm phẩm màu; cây mọc hoang và được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi; trồng bằng mầm rễ vào mùa xuân, mùa thu. Mùa hoa: tháng 6 - 8.

Cây Hoa Chữa Bệnh - DƯƠNG KIM HOA

Tên khác: Hoa cây Cà độc được, Cà điên, Cà lục lược (Tây), Man đà la (Hán), Sùa tùa (H’ Mông) Piồn khíu (K’ ho), Hia kia piêu (Dao). Tên khoa học: Flos Daturae (Datura metel) L. Họ Cà (Solanaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc châu Á (Ấn Độ), còn cây Cà độc dược Datura stramonium L. mới di thực vào Việt Nam là cây nguyên sản ở châu Mỹ nhiệt đới được trồng ở châu Âu. Cà D. metel mọc hoang và được trồng ở Việt Nam từ lâu đời, cây thường mọc ở chỗ đất mùn hơi ẩm; mọc nhiều ở Vĩnh Phú, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Cây còn được phân bố ở Lào, Campuchia, Indonesia (Đông Nam Á).

Cây Hoa Chữa Bệnh - DƯƠNG CAM CÚC

Tên khác: Mẫu cúc; Xuân bạch cúc, Ca mô mi. Tên khoa học: Matricaria chamomilla L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Ở Trung Âu (nhất là Hungari, Đức), sau lan ra Tây Á và được nhập nội vào Bắc Mỹ, Ôxtrâylia. Mô tả: Cây thảo, sống hàng năm, cao 20 - 50 cm, thẳng đứng, nhẵn, phân cành nhiều, cây ưa đất vôi. Lá kép 2 lần hình lông chim, phân chia ra rất nhỏ. Cụm hoa ở ngọn là những đầu, trên các cuống mảnh; đầu có đường kính 1 - 1,5 cm. Hoa hình lưỡi nhỏ màu trắng, xếp thành 1 vòng chu vi ngoài cùng; nhiều hoa hình ống màu vàng xếp ở giữa, trên 1 đế hoa hơi lõm: mùi hoa thơm. Mùa hoa: tháng 5 - 10.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC KIM TIỀN

Tên khác: Cúc xu xi, cây hoa Xu xi, Cúc chén vàng, Kim trản cúc. Tên khoa học: Calendula officinalis L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây được trồng ở châu Âu, nguồn gốc từ Nam Âu và phương Đông, sau đó phổ biến trồng ở nơi khác như Việt Nam. Mô tả: Cây thảo, sống hàng năm hoặc 2 năm, thân có góc cạnh, có lông và phân cành; lá mọc so le, hình thuôn dài, dài 2,2 - 7,8 cm màu lục nhạt, hình thìa. Cụm hoa hình đầu; đường kính 3,3 - 7,8 cm; hoa màu vàng đậm hoặc da cam. Đường kính hoa kép 3 - 8 cm, có điểm đen ở chính giữa; thường quay hướng về phía mặt trời. Quả bế, gần hình vòng; có gai. Thu hái hoa thường vào mùa thu, nếu trồng kéo dài 2 năm thì hái hoa vào mùa xuân. Cây thấp, thường trồng thành thảm ở các vườn hoa, công viên; có 3 giống: hoa kép, cây cao 30 - 35 cm; hoa đơn, cây cao 20 - 25 cm, cây ưa khí hậu mát; chịu rét; kém chịu nắng hạn. Trồng bằng gieo hạt (1 g = 160 hạt) từ tháng 7 đến tháng 11 gieo 4 - 5 ngày thì mọc, sau 15 ngày nhổ cây đem ươm ở vườn thêm 30 ngày, rồi bứn

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA TU LÍP

Tên khác: Cây hoa Vành Khăn, Uất kim hương. Tiên khoa học: Tulipa gesneriana L.; họ Huệ tây (Liliaceae). Nguồn gốc: Cây nguyên sản ở châu Âu, sau được phổ biến trồng ở các nước châu Á như Trung Quốc. Ngoài hoa Uất kim hương còn 2 loài hoa khác: Tulipa eduls Bak và Tulipa illienses Reg. Cả 3 loài Tulipa này đều là cây cảnh và cây thuốc. Tên Tulip xuất xứ từ Tulbend Thổ Nhĩ Kỳ, có nghĩa là khăn xếp đội đầu, là vành. Từ “Tulbend” chuyển thành “Tulipan” - Tulipe - Tulip là cây hoa với hoa hình vành khăn. Tulip là cây hoa cảnh đẹp họ Huệ tây, có thân hành, có lá dài, rộng, nhọn đầu; có một hoa đơn độc hình tách chén và giống vành khăn. Hoa Tulip có nhiều màu sắc khác nhau và thường nở vào mùa xuân. Ở châu Âu trồng nhiều Tulip; nhất là ở Hà Lan, rất coi trọng cây hoa này và gây trồng tạo ra rất nhiều giống có hoa đẹp nổi tiếng trên thế giới.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ - HÀ THỦ Ô TRẮNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hà thủ ô (đỏ và trắng) làm thuốc bổ máu, trị suy nhược thần kinh, phong thấp tê bại, lưng đau gối mỏi, nam di tinh, nữ bạch đới, ỉa ra máu, tóc bạc hay rụng. Ngày dùng 12 - 20g sắc, tán bột hoặc ngâm rượu uống. Khi uống, kiêng ăn hành và nếu là người hay bị táo bón cũng không nên dùng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY VÔNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Vông có vị đắng, tính bình, có tác dụng an thần, chữa mất ngủ do lo âu, hồi hộp. Liều dùng 8 - 16g lá khô sắc uống hoặc nấu canh. Thường phối hợp với lạc tiên (lồng đèn, nhãn lồng), lá dâu...  Bột lá vông đã rửa sạch với thuốc tím khi rắc lên vết thương sẽ chống nhiễm khuẩn và mau lành.  Người ta dùng vỏ cây vông chữa phong thấp, lưng gối đau nhức, ngày dùng 5 - 10g sắc, nấu cao hoặc ngâm rượu uống.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY Ô RÔ (Ô RÔ NƯỚC)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rễ ô rô có vị mặn, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, long đờm. Toàn cây có vị hơi mặn, tính mát, có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau, tan đờm, hạ khí. Toàn cây thường dùng làm thuốc hưng phấn, trị đau lưng nhức mỏi, tê bại, hen suyễn, ho đờm. Rễ và lá ô rô dùng trị thủy thũng, đái buốt, đái rắt, thấp khớp. Đọt non ô rô phối hợp với rễ hoặc lá quao trị đau gan. Rễ ô rô được dùng để trị viêm gan, gan lách sưng to, hen suyễn, đau đạ đày. Liều dùng 30 - 60g ngày. Nếu phối hợp với thuốc khác thì dùng ít hơn. + Làm mát gan, an thần, kích thích tiêu hóa: Với liều lượng như sau: Lá cách 6 - 8g, vông nem 8 - 12g, quao nước 8 - 12g, ô rô nước 20 - 30g, sắc với 750ml nước còn 200ml chia làm 2 lần uống trong ngày, trước bữa ăn 1-2 giờ. Mỗi đợt điều trị trong 30 ngày.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY SEN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Toàn bộ cây sen từ củ đến hạt đều là thuốc quý và không hề gây độc. +) Ngó sen (liên ngẫu): là phần thêm rễ hình trụ mọc trong bùn dùng làm thức ăn và thuốc cầm máu trong các trường hợp đại tiểu tiện ra máu, nôn ra máu, máu cam, tử cung xuất huyết. Ngày dùng 6 - 12g dưới dạng sắc.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU DIẾP

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau diếp vị đắng, tính hàn, không độc có tác dụng điều hòa kinh mạch, dễ ngủ, chữa các chứng ung độc, sưng tấy và đau mắt.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY TÁO CHUA TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN, AN THẦN

* Đặc tính: Cây táo chua hay còn gọi là táo ta, cho quả nhỏ, vị chua chát, không ngọt như những loại táo lai tạo mới, nhưng lại mang đến vị thuốc công hiệu chữa trị một số bệnh phổ biến. Lá táo chua có tác dụng long đờm, giảm ho. Hạt dùng làm thuốc an thần.