Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa bệnh Mắt Tai Răng Họng

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - KHƯƠNG HOẠT

Xuất Xứ:  Thần Nông Bản Thảo. Tên Khác: Hồ Vương Sứ Giả, Khương Thanh (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển), Tây Khương Hoạt, Xuyên Khương Hoạt (Đông Dược Học Thiết Yếu).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - HỒNG HOA

Xuất xứ:  Khai bửu. Tên Việt Nam:  Cây Rum. Tên Hán Việt khác: Hồng lam hoa, Đỗ hồng hoa, Mạt trích hoa, Hồng hoa thái, Tạng hồng hoa, Kết hồng hoa, Sinh hoa, Tán hồng hoa, Hồng lan hoa, Trích hoa, Thạch sinh hoa, Đơn hoa, Tiền bình hồng hoa, Tây tạng hồng hoa, Lạp hồng hoa, Nguyên hồng hoa, Hoàng lan hoa, Dương hồng hoa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - HỒ ĐÀO

Hồ đào hay Hạnh đào có tên khoa học là Juglans regia, họ Hồ đào Juglandaceae. Cây Hạnh đào cho ta những vị thuốc sau đây: - Lá = Hồ đào diệp - Vỏ quả = Hồ đào xác = Thanh long y - Hạt còn vỏ cứng = Hạch đào - Màng mềm giữa vỏ và nhân hạt = Phân tâm mộc - Nhân hạt = Hồ đào nhân = Hạnh đào nhân.

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - HẢI PHIÊU TIÊU

Xuất xứ:  Bản kinh. Tên Việt Nam:  Nang mực, Mai mực. Tên Hán Việt khác: Mặc ngư cốt (Bản Thảo Cương Mục), Lãm ngư cốt (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Hải nhược bạch sự tiểu lại (Bản Thảo Đồ Kinh), Bạch long, Nhu cốt, Ô tặc giáp, mặc ô ngư, Ô ngư (Hòa Hán Dược Khảo), Ô tặc cốt. (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - HƯƠNG PHỤ TỬ

Xuất xứ:  Danh Y Biệt Lục. Tên Hán Việt khác: Sa thảo, Phu tu (Biệt Lục), Bảo linh cư sĩ, Bảo tuyết cư sĩ (Ký Sự Châu), Nguyệt tuy đa (Kim Quang Minh Kinh), Tam lăng thảo, Tước đầu hương (Đường Bản Thảo), Thảo phụ tử, Thủy hương lăng, Thủy ba kích, Thủy sa, Sa kết, Tục căn thảo (Bản Thảo Đồ Kinh), Hạo, Đài, Hầu sa (Nhĩ Nhã), Địa mao (Quang Nhã), Địa lại căn, Lôi công đầu (Cương Mục), Hương lăng, Phụ mễ, Thử sa, Hồi đầu thanh, Tước não hương (Hòa Hán Dược Khảo), Chế hương phụ, Thất hương bĩnh, Thủy tam lăng, Hương phụ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Cỏ cú, Củ gấu, Cỏ gấu (Dược Liệu Việt Nam).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - HƯƠNG NHU

Xuất xứ:  Danh Y Biệt Lục. Tên Hán Việt khác: Nhu (Thổ Thiên) Hương nhung (Thực Liệu Bản Thảo), Bạch hương nhu (Bản Thảo Đồ Kinh), Hương thái (Thiên Kim Phương), Mật phong thảo (Bản Thảo Cương Mục) Hương nhu, Hương đu, Mậu dược, Thạch giải, Sơn ông, Nhưỡng nhu, Cận như, Nô dã chỉ, Thanh lương chủng (Hòa Hán Dược Khảo) Trần hương nhụ, Hương nhự (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hương nhu trắng, Hương nhu tía, É tía (Dược Liệu Việt Nam).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - HOÀNG CẦM

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên gọi: 1- Hoàng là vàng, cầm là kiềm (màu vàng sẫm). Vị thuốc có màu vàng sẫm nên gọi là Hoàng cầm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). 2- Khi phơi khô ruột xốp nhẹ, nên gọi tên Nội hư, Khô trường, Hủ trường, Khô cầm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên Hán Việt khác: Hủ trường (Bản Kinh), Không trường, Túc cầm (Biệt Lục), Hoàng văn, Kinh cầm, Đỗ phụ, Nội hư, Ấn dầu lục (Ngô Phổ Bản Thảo), Khổ đốc bưu (Ký Sự), Đồn vĩ cầm, Thử vĩ cầm (Đường Bản Thảo), Điều cầm (Bản Thảo Cương Mục), Khô cầm, Bắc cầm, Phiến cầm, Khô trường, Lý hủ thảo, Giang cốc thụ, Lý hủ cân thảo (Hòa Hán Dược Khảo), Điều cầm, Tử cầm, Đạm tử cầm, Đạm hoàng cầm, Tửu cầm, Đông cầm, Hoàng kim trà, Lạn tâm hoàng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - DẠ MINH SA

Tên Việt Nam:  Phân con dơi Tên Hán Việt khác: Thiên thử thỉ, Thử pháp, Thạch can (Bản Kinh), Hắc sa tinh (Bản Thảo Cương Mục), Thử chân, Thiên lý quang, Thiên thử thỉ, Hắc sát ốc, Lạn sa tinh, Lạn tử tinh (Hòa Hán Dược Khảo), Phi thử thỉ (Sinh Sản Biện), Phục dực thỉ (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - CÚC HOA

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên Hán Việt khác: Tiết hoa (Bản Kinh), Nữ tiết, Nữ hoa, Nữ hành, Nhật tinh, Cảnh sinh, Truyền duyên niên, Âm thành, Chu doanh (Biệt Lục), Trị tưởng (Nhĩ Nhã), Kim nhị, Mẫu cúc (Bản Thảo Cương Mục), Nữ hoa (Hòa Hán Dược Khảo), Kim nhụy (Bản Thảo Cương Mục), Dược cúc (Hà Bắc Dược Tài), Cam cúc hoa (Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ), Bạch cúc hoa (Dược Liệu Việt Nam).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - CÂU KỶ TỬ

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên Việt Nam:  Kỷ tử, Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử, Khủ khởi. Tên Hán Việt khác: Cẩu kế tử (Nhĩ Nhã), Cẩu cúc tử (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Khổ kỷ tử (Thi Sơ), Điềm thái tử (Bản Thảo Đồ Kinh), Thiên tinh tử (Bảo Phát), Địa cốt tử, Địa tiết tử (Bản Kinh), Địa tiên tử (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Khước lão tử, Dương nhủ tử, Tiên nhân trượng tử, Tây vương mẫu trượng tử, Cẩu kỵ tử, (Biệt Lục), Xích bảo, Linh bàng tử, Nhị thi lục, Tam thi lục, Thạch nạp cương, Thanh tinh tử, Minh nhãn thảo tử, Tuyết áp san hô (Hòa Hán Dược Khảo).

THUỐC NAM CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - CHỮA MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA NGƯỜI GIÀ

Tăng huyết áp:  Bài 1:  Hoa hoè ………………… 12g  Ngưu tất …………………12g  Tang ký sinh …………….12g  Câu đằng ……………….. 12g  Trạch tả ………………… 12g  Sa tiền ………………….. 12g  Thảo quyết minh ……….. 12g  Lá vông ………………… 12g  Sắc với 600ml nước, đun cạn còn 200ml. chia 2 lần uống trong ngày. Uống 10 ngày, nghỉ 10 ngày, uống lại. 

THUỐC NAM CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - Các bài thuốc chữa đau mắt, bong gân, cầm máu

Các bài thuốc chữa viêm màng tiếp hợp (đau mắt đỏ do phong nhiệt): Bài 1: Kim ngân hoa …………… 16g Chỉ tử ……………………. 12g Hoàng đằng ……………… 8g Kinh giới ………………… 12g Bạc hà …………………… 6g Lá dâu …………………… 16g Chút chít ………………… 12g Cúc hoa …………………. 12g Sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

CÂY HOA CÂY THUỐC - TRẦU KHÔNG

Tên khác: Trầu - Trầu hương - Phù lưu đằng - Mô lu (Khơ me) - Hsuê hang (Thượng) - Thược tượng - Thanh củ. Cách trồng: Trồng bằng đoạn thân cho leo lên tường đầu hồi nhà vào các tháng 3-5. Bộ phận dùng: Lá, rễ và thân. Thu hái, chế biến: Lá tươi và thân thu hái quanh năm. Rễ thân: Chọn những đoạn thân già và đào lấy rễ vào mùa thu. Rửa sạch phơi khô. Công dụng: Dùng chữa: Lở loét, viêm chân răng có mủ, hôi mồm, tê thấp. Liều dùng: 5-12gngày.

CÂY HOA CÂY THUỐC - SỬ QUÂN TỬ

Tên khác: Cây quả giun - Quả nấc. Cách trồng: Trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu. Trồng bằng hạt hoặc bằng cành. Trồng bằng hạt: Chọn quả mập, chắc. Trước khi gieo ngâm nước nóng 45 độ C trong 1 ngày. Mỗi hốc gieo 2-3 quả. Cây con cao khoảng 15cm - 20cm đánh trồng vào nơi cố định. Trồng bằng cành: Chọn những cành to khoẻ cắt thành từng khúc dài 25cm - 30cm cắm nghiêng, đầu cành nhô khỏi mặt đất 3cm - 5cm. Chú ý: Trồng sử quân tử không yêu cầu diện tích rộng, chỉ cần có chỗ dựa là phát triển được. Sử quân tử được trồng làm cảnh. Bộ phận dùng: Nhân hạt. Thu hái, chế biến: Thu hái quả chín, phơi hay sấy khô. Khi dùng đập lấy nhân cắt bỏ 2 đầu nhọn và bóc hết màng, sao ròn vàng thơm. Công dụng: Chữa các chứng cam trẻ em, sát khuẩn, trị giun đũa.

CÂY HOA CÂY THUỐC - HƯƠNG NHU

Tên khác: Hương nhu tía (É tía) - Hương nhu trắng (É lá lớn). Cách trồng: Gieo hạt vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Cây, lá tươi hay khô. Thu hái, chế biến: Lá tươi thu hái quanh năm hoặc trồng được 6 tháng thì cắt cây phơi trong râm đến khô. Công dụng: Dùng chữa đau bụng ỉa chảy do ăn thức ăn lạnh, chữa sốt (sợ lạnh không ra mồ hôi, nhức đầu). Liều dùng: 5-8g/ngày.

CÂY HOA CÂY THUỐC - DÀNH DÀNH

Tên khác: Chi tử - Sơn chỉ tử. Hồng chỉ tử - Thủy chi tử Cách trồng: Vào mùa xuân đánh cành có lẫn gốc rễ đem trồng. Dành dành ưa nước nên trồng ở bên bờ ao, cạnh rãnh nước. Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô và lá tươi. Thu hái, chế biến: Vào tháng 8-11 quả chín hái về bỏ cuống đem phơi khô. Khi dùng có thể để sống hoặc sao vàng hay sao đen. Công dụng: Dùng chữa sốt cao vật vã, bí đái, đái ra máu; vàng da, chảy máu cam, viêm dạ dày, viêm màng tiếp hợp (đau mắt đỏ). Liều dùng: 4-12g/ngày.

CÂY RAU CÂY THUỐC - GIẤP CÁ

Tên khác: Cây diếp cá - Cây lá giấp - Ngư tinh thái, Ngư tinh thảo, Co chào pia (Tày), Rau diếp tanh, Râu trầu (H’mông), Chờ hờ mía (Dao), Co vầy mèo (Thái). Cách trồng: Trồng bằng thân rễ, nơi đất ẩm, nhiều mùn. Bộ phận dùng: Toàn cây tươi hay khô. Thu hái, chế biến: Thu hái quanh năm. Cắt phần cây trên mặt đất, bó thành từng bó nhỏ phơi khô trong râm mát. Công dụng: Dùng chữa đau mắt đỏ, mụn nhọt, trĩ. Liều dùng: 8-12g/ngày hay hơn nữa.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - KHẾ

Tên khác: Dương đào - Ngũ liễm - Ngũ lãng. Cách trồng: Trồng bằng cách chiết cành vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Lá, hoa và quả. Thu hái, chế biến: Dùng tươi. Thu hái quanh năm. Công dụng: Dùng chữa dị ứng, lở loét, lở sơn sưng đau, làm nước giải khát, trừ các mùi hôi tanh. Liều dùng: Không kể liều lượng.

GAI CHỐNG (Bạch tật lê) - Cây thuốc có thể thay thế Viagra?

Viagra được xem là một viên thuốc đã đem đến một cuộc 'cách mạng' trong vấn đề sinh hoạt 'tình dục'. Rất nhiều bài viết trên các tạp chí thông thường cũng như tập san chuyên môn đã đề cập đến Viagra tuy nhiên hiện vẫn còn câu hỏi được nhiều người chờ giải đáp là ‘có dược thảo nào thay thế được Viagra không’? Trong tạp chí Natural Health số tháng 9-10 năm 1998, BS Rob Ivker D.O, khi trả lời bạn đọc trên mục Man to Man có đề cập đến 2 dược thảo Yohimbine, và 'Puncture Vine' hay Tribulus terrestris. Yohimbine là cây thuốc quen thuộc với giới Y-dược, nhưng Tribulus terrestris mới thật sự là cây thuốc đáng chú ý vì rất dễ tìm tại Việt Nam và quả thật có tác dụng không kém Viagra! 

Chữa bệnh Mắt Tai Răng Họng - Tất Bạt

Còn gọi là tiêu lốt, tiêu hoa tím. morech ton sai (Cămpuchia). Tên khoa học Piper longum L. Thuộc họ Hồ tiêu Piperaceae.