Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuốc Bổ-Bồi Dưỡng

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - HÀ THỦ Ô

Xuất xứ:  Khai Bảo Bản Thảo. Tên gọi: Vị thuốc này trong bản thảo không có, vì ông Hà thấy ban đêm dlây quấn vào nhau như là giao hợp, họ Hà thấy vậy, đào rễ lấy củ ăn, nhờ thế mà khỏe mạnh, sau đó ngươí ta bắt chước ăn cũng thấy có hiệu quả, nên lấy người đầu tiên dùng nó mà gọi tên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khác: Giao đằng, Dạ hợp, Địa tinh (Bản Truyện), Trần tri bạch (Khai Bảo Bản Thảo), Đào liễu đằng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Sơn nô, Sơn ca, Sơn bá Sơn ông, Sơn tinh (Đồ Kinh Bản Thảo), Xích cát (Đẩu Môn), Mã can thạch, Cửu chân đằng, Sang chửu (Bản Thảo Cương Mục), Hồng nội tiêu (Ngoại Khoa Tinh Nghĩa), Giao hành, Dã miêu, Kim Hương Thảo (Hòa Hán Dược Khảo), Chế thủ ô, Tiên Thủù Ô (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Dây sùng bò, Dây sữa bò, Hà thủ ô nam (Dược Liệu Việt Nam).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - DÂM DƯƠNG HOẮC

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên khác: Cương tiền (Bản Kinh), Tiên linh tỳ (Lôi Công Bào Chích Luận), Tam chi cửu diệp thảo (Bản Thảo Đồ Kinh), Phỏng trượng thảo, Khí trượng thảo, Thiên lưỡng kim, Can kê cân, Hoàng liên tổ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Tiên linh tỳ (Liễu Liễu Châu Tập), Khí chi thảo, Hoàng đức tổ, Thác dược tôn sư, Đình thảo (Hoà Hán Dược Khảo), Thiên hùng cân (Quốc Dược Đích Dược Lý Học), Dương hoắc (Tứ Xuyên trung Dược Chí), Ngưu giác hoa, Đồng ty thảo (Quán Châu Dân Gian Phương Dược Tập), Tam thoa cốt, Tam thoa phong, Quế ngư phong, Phế kinh thảo, Tức ngư phong (Hồ Nam Dược Vật Chí), Dương giác phong, Tam giác liên (Toàn Quốc Trung Thảo Dược Hối Biên), Kê trảo liên (Trung Thảo Dược - Nam Dược).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - DI ĐƯỜNG

Xuất xứ:  Biệt Lục.  Tên Việt Nam:  Đường Nha, Kẹo Nha, Mạch Nha, Kẹo Mầm, Kẹo Mạ. Tên Hán Việt khác: Đường (Bản Thảo Cương Mục). Bô, Nhuyến đường, Đường phí (Hòa Hán Dược Khảo), Giao đi Gi đường (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - CÂU KỶ TỬ

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên Việt Nam:  Kỷ tử, Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử, Khủ khởi. Tên Hán Việt khác: Cẩu kế tử (Nhĩ Nhã), Cẩu cúc tử (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Khổ kỷ tử (Thi Sơ), Điềm thái tử (Bản Thảo Đồ Kinh), Thiên tinh tử (Bảo Phát), Địa cốt tử, Địa tiết tử (Bản Kinh), Địa tiên tử (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Khước lão tử, Dương nhủ tử, Tiên nhân trượng tử, Tây vương mẫu trượng tử, Cẩu kỵ tử, (Biệt Lục), Xích bảo, Linh bàng tử, Nhị thi lục, Tam thi lục, Thạch nạp cương, Thanh tinh tử, Minh nhãn thảo tử, Tuyết áp san hô (Hòa Hán Dược Khảo).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - CAM THẢO

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên khác: Quốc lão, Linh thảo, Lộ thảo (Bản Kinh), Mỹ thảo, Mật cam (Biệt Lục), Thảo thiệt (Thiệt Tịch Thông Dụng Giản Danh), Linh thông (Ký Sự Châu), Diêm Cam thảo, Phấn cam thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Điềm căn tử (Trung Dược Chí), Điềm thảo (Trung Quốc Dược Học Thực Vật Chí), Phấn thảo (Quần Phương Phổ), Bổng thảo (Hắc Long Giang Trung Dược), Cam thảo bắc (Dược Liệu Việt Nam).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BẠCH BIỂN ĐẬU

Xuất xứ: Danh Y Biệt Lục. Tên Hán Việt khác: Duyên ly đậu, Nga mi đậu (Bản Thảo Cương Mục), Dang song, Bạch biển đậu, Bạch nga mi đậu, Sương mi đồng khí (Hòa Hán Dược Khảo), Nam biển đậu (Trấn Nam Bản Thảo), Bạch mai đậu, Sao biển đậu, Biển đậu y, Biển đậu hoa (Đông Dược Học Thiết Yếu), Trà đậu (Giang Tô Thực Vật Chí), Thụ đậu (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương), Bạch biển đậu tử (Yếu Dược Phân Tễ), Đậu ván trắng, Biển đậu, Bạch đậu, Đậu bàn trắng, Đậu ván (Việt Nam), Thúa pản khao (Tày nùng), Tập Bẩy Pẹ (Dao).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BA KÍCH THIÊN

- Xuất xứ:  Bản Kinh. - Tên khác: Ba kích (Bản Thảo Đồ Kinh), Bất điêu thảo (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Ba cức, Diệp liễu thảo, Đan điền lâm vũ, Lão thử thích căn, Nữ bản (Hòa Hán Dược Khảo), Kê nhãn đằng, Đường đằng, Tam giác đằng, Hắc đằng cổ (Trung Dược Đại Từ Điển), Kê trường phong (Trung Dược Chí), Tam mạn thảo (Đường Bản Thảo), Thỏ tử trường (Trung Dược Tài Thủ Sách), Dây ruột gà (Việt Nam).

CÂY HOA CÂY THUỐC - SÚNG

Tên khác: Củ súng. Khiếm thực nam - Thùy liên. Cách trồng: Trồng bằng thân rễ trong bùn ao vào tháng 11-12. Bộ phận dùng: Thân rễ (củ) phơi khô. Thu hái, chế biến: Thu hái thân rễ vào tháng 9-10 rửa sạch phơi khô, khi dùng tán nhỏ. Công dụng: Chữa: Đau nhức, đau lưng, môi gối, tai ù, di mộng tinh, tiểu tiện không chủ động. Liều dùng: 10-30g/ngày.

CÂY HOA CÂY THUỐC - SEN

Tên khác: Liên - Quy. Cách trồng: Trồng bằng đoạn thân rễ trong bùn ao vào tháng 11-12. Bộ phận dùng: Ngó sen, nhị sen, lã sen, gương sen, hạt sen, tâm sen, hoa sen. Thu hái, chế biến: Thu hái vào các tháng 7-9. Công dụng: - Hạt sen (tươi hay khô) dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, thanh tâm (nhẹ tim), chữa: lỵ ỉa chảy do tỳ hư, thần kinh suy nhược, di mộng tinh, phụ nữ ra nhiều khí hư. - Tâm sen chữa các chứng: tâm phiền tức ngực, đau nhói ở tim, khó chịu sốt nóng, mất ngủ, di mộng tinh. - Gương sen chữa: tiểu tiện ra máu, phụ nữ đau bụng do ứ mắu, rong huyết. - Ngó sen chữa các chứng: nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện, tiểu tiện ra máu, lỵ, rong huyết, đái dắt, đi tinh, hoạt tinh. - Cánh hoa sen làm thuốc: cầm máu, an thần, đẹp nhan sắc. - Nhị sen làm thuốc chữa: mất ngủ, hồi hộp, di mộng tinh. - Lá sen chữa: phù thũng, nôn ra máu, lỵ ra máu, chảy máu cam, rong huyết.

CÂY HOA CÂY THUỐC - KIM ANH

Tên khác: Thích lê – Đường quân. Cách trồng: Trồng bằng cách dâm cành vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Quả ương sắp chín. Thu hái, chế biến: Hái quả vào các tháng 8-10 đem phơi khô cho se rồi cho vào thúng dùng gậy khuấy cho gẫy hết gai đem bổ dọc loại bỏ hết hạt rồi phơi khô. Công dụng: Chữa di, mộng và hoạt tinh; người già đi tiểu luôn; trẻ em đái đầm; phụ nữ nhiều khí hư; suy nhược thần kinh. Liều dùng: 6-12g/mgày.

CÂY HOA CÂY THUỐC - ĐINH LĂNG

Tên khác: Cây gỏi cá - Nam dương sâm. Định lăng lá nhỏ. Cách trồng: Trồng bằng đoạn thân vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Lá và rễ. Thu hái, chế biến: Lá tươi thu hái quanh năm. Rễ chọn cây đã trồng được từ 3 năm trở lên. Vào mùa thu đào lấy rễ rửa sạch phơi khô. Công dụng: Dùng làm thuốc tăng sức khoẻ, lợi sữa, thông tiểu tiện, viêm họng, giải khát.

CÂY RAU CÂY THUỐC - THỔ CAO LY SÂM

Tên khác: Giả nhân sâm - Thổ nhân sâm - Sâm thảo - Sâm đất - Đông dương sâm. Cách trồng: Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Lá tươi và củ khô. Thu hái, chế biến: Lá tươi thu hái quanh năm. Trồng được 3 năm đào lấy củ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, đồ chín phơi khô. Công dụng: Được dùng làm thuốc bổ tỳ, vị, kích thích tiêu hoá, an thần. Liều dùng: 20 - 30g/ngày.

CÂY RAU CÂY THUỐC - KỶ TỬ

Tên khác: Khởi tử - Rau khởi - Câu kỷ - Rau củ khởi - Rau khủ khởi - Câu khởi. Cách trồng: Trồng bằng hạt hay giâm cành nơi đất ẩm nhiều mùn. Bộ phận dùng: Lá, quả, vỏ, rễ (địa cốt bì). Thu hái, chế biến: Lá hái quanh năm (dùng tươi). Quả chín hái vào mùa hạ và mùa thu, hái lúc sáng sớm và chiều mát, tãi móng phơi trong râm mát tới khi da quả se nhăn lại mới phơi nắng đến thật khô. Rễ đào vào mùa thu, rửa sạch phơi khô. Công dụng: Dùng làm thuốc bổ toàn thân; chữa chân tay yếu mỏi, mắt mờ, di mộng tinh, ho, phiền nhiệt, tiêu khát. Liều dùng: Quả rễ: 6 - 13g/ngày.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - VÚ SỮA

Tên khác: Caimitiê - Mác nắm (Tày). Cách trồng: Trồng bằng hạt hoặc chiết cành. Trồng nơi đất có nhiều mùn. Bộ phận dùng: Quả chín, vỏ cây phơi khô. Thu hái, chế biến: Quả chín hái về, nắn cho quả mềm ra (làm cho lớp thịt tiết ra chất sữa), sau đó bổ đôi dùng thìa xúc ăn. Có thể nắn cho quả mềm ra, khoét quanh cuống một lỗ rồi mút. Công dụng: Bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hoá. Liều dùng: Vỏ cây 10 -20g.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - TRÂU CỔ

Tên khác: Cây xộp - Vẩy ốc - Xộp xộp - Bị lệ - Sộp. Cách trồng: Cây mọc hoang nhưng cũng được trồng bằng đoạn thân dây leo. Bộ phận dùng: Lá, cành và quả. Thu hái, chế biến: Lá, cành thu hái quanh năm. Quả thu hái vào các tháng 8-9, hái về bổ dọc phơi khô. Công dụng: Có tác dụng bổ dưỡng kích thích tiêu hoá, chữa di tinh, liệt dương, đau lưng, chân tay tê mỏi, phụ nữ ít sữa. Liều dùng: 15 - 30/ngày.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - SẦU RIÊNG

Tên khác: Thu ren (Khơ me) - Durio. Cách trồng: Trồng bằng hạt hay chiết cành. Bộ phận dùng: Lá, vỏ quả, rễ. Thu hái, chế biến: Lá, rễ thu hái quanh năm. - Quả thu hái vào các tháng 8 -10, bổ lấy vỏ quả phơi khô. Công dụng: - Quả chín ăn có tác dụng kích thích sinh dục. - Lá, rễ và vỏ quả được dùng chữa sốt, vàng da viêm gan, ỉa chảy. Liều dùng: 12 - 16g/ngày.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - HỒNG XIÊM

Tên khác: Sabôchi - Sabôchê - Sacôchê. Cách trồng: Phổ biến là trồng bằng chiết cành. Vào mùa xuân đào hố sâu 60-70 cm, đường kính 50-70 cm đổ đầy phân mùn và đất tơi xốp, đặt vầng hồng xiêm chiết cành xuống vùi chặt, tưới nước. Bộ phận dùng: Quả và vỏ thân. Thu hái, chế biến: Mùa quả hái lấy quả còn xanh thái mỏng phơi khô, thu hái vỏ thân vỏ cành vào mùa thu tách lấy những đoạn vỏ phơi khô. Công dụng: Quả hồng xiêm chín bổ tỳ, vị. Quả xanh và vỏ thân có tác dụng chữa: ỉa chảy, rối loạn tiêu hoá.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - GẤC

Tên khác: Mộc biệt tử - Mộc tất tử - Mắc khấu (Tày) - Ma khấu (Thái) - Mộc miết -Mộc miết đằng. Cách trồng: Trồng bằng hạt (dùng hạt đã đồ xôi) hay giâm đoạn thân vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Dầu gấc và nhân hạt gấc, rễ gấc. Thu hái, chế biến: - Quả: Từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau. Thu hái những quả gấc chín. Ngày nắng ráo bổ gấc lấy hết hạt còn bọc trong màng đỏ phơi khô. Sau đó tách lấy màng đỏ để riêng chế dầu gấc, còn hạt đen phía trong tiếp tục đem phơi khô. - Rễ: Sau khi thu hái hết quả, cắt dây, đào lấy rễ rửa sạch thái mỏng phơi khô.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - DƯA HẤU

Tên khác: Dưa đỏ - Tây qua - Thuỷ qua - Hạ qua – Qua lường (Tày). Cách trồng: Trồng bằng hạt nơi đất thịt pha cát nhiều màu. Bộ phận dùng: Quả, hạt, vỏ quả giữa. Thu hái, chế biến: Quả thu hái khi chín, ăn tươi. Hạt thu nhặt khi ăn quả, phơi khô. Vỏ quả giữa (cùi) thu nhặt khi ăn quả, cạo bỏ hết lớp vỏ xanh và thịt đỏ, phơi hay sấy khô.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - CHUỐI HỘT

Tên khác: Chuối lá- chuối tây - Chuối chát - Chuối sứ - Ba tiêu. Cách trồng: Trồng bằng cây non, nơi đất có nhiều mùn ẩm. Bộ phận dùng: Quả xanh và chín. Thu hái, chế biến: Quả xanh hoặc chín thái phơi sấy khô tán bột. Công dụng: - Quả xanh chữa rối loạn tiêu hoá. - Quả chín bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hoá, giải khát.