Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Chữa Cảm Sốt - Đậu Sị

Còn gọi là đạm đậu sị, đỗ đậu sị, hăm đậu sị . Tên khoa học Semen Sojae praeparatum. Đậu sị hay đạm đậu sị là đậu đen chế biến và phơi hay sấy khô.

Chữa Cảm Sốt - Cúc Tần

Còn gọi tà từ bi, cây lức, nan luật (Viêntian), pros anlok, pras anlok (Cămpuchia). Tên khoa học Pluchea indica (L.) Less.  Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

Chữa Cảm Sốt - Cúc Mốc

Còn gọi là ngải phù dung, nguyệt bạch, ngọc phù dung. Tên khoa học Crossostephium chinense (L.) Mak., Crossostephium artemisioides Less. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

Chữa Cảm Sốt - Củ Khỉ

Còn gọi là vương tùng, hồng bì núi, xì hắc, cút khí. Tên khoa học Murraya tetramera Huang - Murraya glabra Guill.Clausen dentata (willd) Roem. Thuộc họ Cam Rutaceae.

Chữa Cảm Sốt - Canh Kina

Canhkina là tên phiên âm tiếng Pháp của cây quinquina. Bản thân tên này lại do tên địa phương một nước miền nam châu Mỹ là kina-kina có nghĩa là vỏ, tên khoa học Cinchona do tên nữ chúa Del Chinchon (đọc là Canhcon) là vợ một vị phó vương nước Pêru bị sốt rét nặng rồi được chữa khỏi bằng vỏ cây này lần đầu tiên làm cho người ta chú ý đến cây này (1638). Từ đó người ta đặt tên khoa học cho cây này là Cinchona. Năm 1639, nữ chúa mua bí mật thuốc chữa sốt rét bằng vỏ cây này rồi đem phổ biến về Tây Ban Nha với tên “bột của nữ chúa”. Nhưng gần đây thuyết này bị bác bỏ. Năm 1946, Duran Raynals cho biết nữ chúa Del Chinchon chết trước khi về tới Tây Ban Nha và cây này được giáo sĩ tên là Calanche mô tả lần đầu tiên vào năm 1633. Dù sao tính chất chữa bệnh của vỏ cây canhkina cũng được Tây Ban Nha là nước châu Âu đầu tiên biết, sau đó phổ biến sang nước Anh, rồi đến Pháp vằ một số nước khác. Lúc đầu, cây thuốc này vẫn là bí mật của nhiều thầy thuốc. Một thầy thuốc người Anh tên là Talbor