Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

CÂY RAU CÂY THUỐC - RAU RĂM

Tên khác: Thủy liễu - Thủy lục. Cách trồng: Đoạn thân rễ trồng ở nơi bùn nước. Bộ phận dùng: Lá và thân rễ. Công dụng: Kích thích tiêu hoá làm ăn ngon cơm, chữa sốt, chữa rắn cắn, làm thuốc giảm tình dục. Liều dùng: 20-30g/ngày.

CÂY RAU CÂY THUỐC - RAU MÁ

Tên khác: Tích tuyết thảo - Liên tiền thảo - Băng đại uyển - Phắc chèn (Tày). Cách trồng: Mọc hoang và trồng khắp nơi. Trồng bằng đoạn thân rễ, nơi đất nhiều mùn ẩm ướt như ven bờ sông, suối, kênh rạch, ruộng vườn... Bộ phận dùng: Toàn cây. Thu hái, chế biến: Thu hái quanh năm, dùng tươi hay sao vàng. Công dụng: Giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, lợi sữa, mát gan. Liều dùng: Ngày dùng 30-40g tươi.

CÂY RAU CÂY THUỐC - RAU NGÓT

Tên khác: Bù ngót - Bồ ngót - Hắc diện thần. Động phong thái. Cách trồng: Trồng bằng đoạn thân (20-30cm), nơi đất tơi, xốp, ẩm vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Lá tươi. Thu hái, chế biến: Lá tươi thu hái quanh năm. Công dụng: Chữa tưa lưỡi trẻ em và phụ nữ đẻ sót nhau. Liều dùng: 20-50g lá tươi.

CÂY RAU CÂY THUỐC - NGHỆ

Tên khác: Khương hoàng - Nghệ vàng - Khả lẳng (H’mông). Cách trồng: Trồng bằng củ vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Củ (thân rễ) và rễ. Thu hái, chế biến: Mùa thu đào củ. Cắt rễ để riêng, thân rễ để riêng. Rửa sạch đem đồ rồi phơi khô, khi dùng tẩm giấm thanh. Công dụng: Dùng chữa phụ nữ sản hậu, suy nhược cơ thể, đau dạ dày, vàng da, mụn nhọt, làm chóng lên da non. Liều dùng: 4-6g/ngày.

CÂY RAU CÂY THUỐC - MƯỚP ĐẮNG

Tên khác: Khổ qua - Hương qua - Mướp mủ. Cách trắng: Gieo hạt vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Lá quả tươi và hạt phơi khô. Thu hái, chế biến: Hái quả vào các tháng 5-7, tách lấy hạt phơi khô. Công dụng: Dùng làm thuốc giải nhiệt trừ rồm sảy, chữa sốt, chữa ho, chữa đái tháo đường. Liều dùng:  Quả tươi ………………… 2-3 quả. Hạt khô …………………. 3-4g/ngày.

CÂY RAU CÂY THUỐC - MƯỚP

Tên khác: Mướp hương - Ty qua. Cách trồng: Gieo hạt vào cuối xuân bên hàng rào hoặc làm giàn cho leo. Bộ phận dùng: Lá, quả tươi và xơ quả (xơ mướp). Công dụng: Lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, cầm máu (xơ mướp sao đen). Liều dùng: 10-20g/ngày hay hơn nữa.

CÂY RAU CÂY THUỐC - MÙI

Tên khác: Rau mùi - Ngò trí - Hồ tuy - Rau ngò - Khắc hom (Tây) - Ngò – Mùi ta – Ngổ thơm – Hương tuy - Nguyên tuy. Cách trồng: Gieo hạt vào các mùa thu - đồng và đông - xuân, nơi đất tợi xốp, ẩm mát, nhiều mùn. Bộ phận dùng: Toàn cây khô và quả. Thu hái, chế biến: Khi cây già, quả gần chín, cắt cả cây phơi nắng cho khô. Công dụng: Kích thích tiêu hoá, sát khuẩn, thúc ban sởi mọc, thông đại tiểu tiện, long đờm, thông sữa, da mịn màng.

CÂY RAU CÂY THUỐC - MƠ TAM THỂ

Tên khác: Dây mơ lông - Dây mơ tròn - Dây thối địt - Ngưu bì đống - Tất mã lài (Tày). Cách trồng: Trồng bằng đoạn thân cho leo lên bờ rào, bờ giậu. Bộ phận dùng: Lá tươi. Thu hái, chế biến: Hải lá tươi, dùng quanh năm. Công dụng: Chữa lị trực khuẩn (đau bụng đột ngột nhất là ở hai hố chậu, sốt 39 - 40 độ C, rét run, nôn, biếng ăn; sau đau quặn bụng muốn đi ngoài luôn, có khi đi tới hàng chục lần ngày, mót rặn, mỗi lần đi ra một ít, như bãi đờm hoặc nhày lẫn máu hoặc nước hung hung đỏ như nước rửa thịt. Bệnh nhân mất nước, xuống cân nhanh, mệt lờ đờ). Liều dùng: Lá tươi 30-50g/ngày.

CÂY RAU CÂY THUỐC - MỒNG TƠI

Tên khác: Mùng tơi - Mồng tơi đỏ - Mông tơi tía - Lạc quỳ. Cách trồng: Trồng bằng hạt vào mùa xuân cho leo vào hàng rào, nơi đất tợi xốp, nhiều màu, ẩm. Bộ phận dùng: Lá, thần non và quả chín. Thu hái, chế biến: Hái thân, lá vào mùa hạ. Mùa thu hái quả chín. Quả chín có màu tím đen. Công dụng: Dùng làm thuốc giải nhiệt, chữa bí đái, táo bón. Liều dùng: 100-150g/ngày.