Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

THUỐC NAM CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN THUỐC NAM Ở NƯỚC TA Dân tộc Việt Nam có trên bốn nghìn năm lịch sử, có nhiều truyền thống xây dựng đất nước, đánh giặc giữ nước, phát triển văn hoá. Nhân dân ta cũng có nhiều kinh nghiệm phòng và chữa bệnh bảo vệ sức khoẻ và có một nền y học dân tộc phát triển không ngừng qua các thời đại. Nói đến y học dân tộc Việt Nam, chúng ta tự hào nhắc đến những danh y như Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), Hải Thượng Lãn Ông (thế kỷ XVIII). Tuệ Tĩnh, tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, người xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ngày nay, thi đỗ tiến sĩ nhưng không làm quan, mà đi tu chuyên làm thuốc trị bệnh cứu người. Ông đã để lại cho hậu thế bộ Nam dược thần hiệu gồm 580 cây thuốc có trong nước, 3873 bài thuốc chữa 182 chứng bệnh khác nhau, bộ Hồng nghĩa giác y thư tóm tắt công dụng của 630 vị thuốc và y lý cơ bản của y học đân tộc. Tuệ Tĩnh là người nêu cao khẩu hiệu “thuốc nam chữa bệnh cho người Việt Nam” (Nam dược trị Nam nhân). Hải Thượng Lãn Ông, tên thật là Lươn

CÂY HOA CÂY THUỐC - BẢNG TRA CỨU CÁC BÀI THUỐC ỨNG DỤNG

1. Bài thuốc chữa cảm sốt: + Cúc hoa vàng + Hương nhu 2. Các bài thuốc chữa sốt khát nước, giải nhiệt, giải khát: + Định lăng + Hoa thiên lý

CÂY HOA CÂY THUỐC - XẠ CAN

Tên khác: Cây rẻ quạt. Cách trồng: Trồng bằng hạt hay bằng cách tách cây con vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Thân rễ tươi hay khô. Thu hái, chế biến: Vào mùa thu đào rễ và thân rễ cắt bỏ rễ con rửa sạch phơi khô. Công dụng: Dùng chữa viêm họng, yết hầu sưng đau, đờm nghẽn ở họng.

CÂY HOA CÂY THUỐC - VẠN NIÊN THANH

Tên khác: Co vo đính (Thổ). Cách trồng: Trồng bằng đoạn thân có mang rễ vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Thân và lá tươi. Thu hái, chế biến: Thu hái quanh năm. Công dụng: Chữa ho viêm họng, mụn nhọt, rắn rết cắn. Liều dùng: 40-50g cây tươi.

CÂY HOA CÂY THUỐC - TRINH NỮ HOÀNG CUNG

Tên khác: Hoàng cung trình nữ - Náng lá rộng - Tỏi lơi lá rộng. Cách trồng: Trồng bằng dò của thân hành vào mùa xuân, nơi đất tơi, xốp, ẩm. Từ thân hành đẻ ra rất nhiều cây con, tách cây con ra trồng tiếp. Tháng 8, tháng 8 ra hoa giống hoa loa kèn, cánh hoa màu trắng phớt hồng. Bộ phận dùng: Thân hành và lá tươi hoặc chế biến khô. Thu hái và chế biến: Lá tươi thu hái quanh năm. Cắt những lá đang độ phát triển phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 50°C đến khô. Công dụng: Trị nam giới phì đại tuyến tiền liệt và nữ giới u xơ tử cung lành tính. (90% người bệnh phì đại tuyến tiền liệt cải thiện mức độ tiểu tiện, giảm thể tích phì đại 33,3% kích thước tuyến tiền liệt trở lại bình thường).

CÂY HOA CÂY THUỐC - TRƯỜNG SINH

Tên khác: Sống đời - Diệp sinh căn - Cây lá bỏng. Lạc địa sinh căn. Cách trồng: Trồng bằng lá, ngắt lá dâm xuống đất, nơi răng cưa của lá sẽ mọc lên một cây khác. Bộ phận dùng: Lá tươi. Thu hái, chế biến: Thu hái quanh năm. Công dụng: Dùng chữa ho viêm họng, đắp lên các vết thương, làm mụn nhọt chóng lành. Liều dùng: Tùy ý.

CÂY HOA CÂY THUỐC - TRẦU KHÔNG

Tên khác: Trầu - Trầu hương - Phù lưu đằng - Mô lu (Khơ me) - Hsuê hang (Thượng) - Thược tượng - Thanh củ. Cách trồng: Trồng bằng đoạn thân cho leo lên tường đầu hồi nhà vào các tháng 3-5. Bộ phận dùng: Lá, rễ và thân. Thu hái, chế biến: Lá tươi và thân thu hái quanh năm. Rễ thân: Chọn những đoạn thân già và đào lấy rễ vào mùa thu. Rửa sạch phơi khô. Công dụng: Dùng chữa: Lở loét, viêm chân răng có mủ, hôi mồm, tê thấp. Liều dùng: 5-12gngày.

CÂY HOA CÂY THUỐC - TRẮC BÁ

Tên khác: Trắc bách - Trắc bách diệp. Cách trồng: Trồng bằng hạt. Mùa xuân gieo hạt vào nơi đất ẩm có nhiều mùn. Bộ phận dùng: Lá, cành nhỏ, hạt. Thu hái, chế biến: Lá và cành nhỏ thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào tháng 9, 11. Hạt trắc bá hái vào mùa thu và mùa đông, phơi khô, sát bỏ vỏ ngoài lấy nhân phơi khô dùng dần. Công dụng: - Lá trắc bá dùng chữa: nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ ra máu, đái ra máu, phụ nữ rong huyết. - Nhân hạt trắc bá dùng chữa: hồi hộp, mất ngủ hay quên, người yếu hay ra mồ hôi, táo bón.

CÂY HOA CÂY THUỐC - THIÊN LÝ

Tên khác: Hoa thiên lý - Dạ lài hương - Cây hoa lý. Cách trồng: Trồng bằng đoạn thân dài 0,8 - 1m, cuộn tròn, vùi chặt vào nơi đất xốp có nhiều mùn và làm giàn cho leo. Trồng vào mùa xuân tháng 2-3. Bộ phận dùng: Hoa, lá tươi. Thu bái, chế biến: Thu hái quanh năm. Công dụng: Dùng làm thuốc an thần, bổ, giải nhiệt, chữa tri, chữa sa dạ con. Liều dùng: 100 - 150g/ngày.

CÂY HOA CÂY THUỐC - THIÊN MÔN

Tên khác: Thiêm môn đông - Tóc tiên. Thiên đông. Cách trồng: Trồng bằng đoạn thân có rễ hay gieo hạt vào tháng 2-3. Bộ phận dùng: Rễ củ. Thu hái, chế biến: Tháng 9 - 10 đào lấy củ rửa sạch, đỗ chín, bỏ lõi, thái mỏng phơi khô. Công dụng: Chữa họ: ho ra máu, sốt nóng, tân dịch hao tổn, phiền khát, táo bón. Liều dùng: 10-15g/ngày.

CÂY HOA CÂY THUỐC - SỬ QUÂN TỬ

Tên khác: Cây quả giun - Quả nấc. Cách trồng: Trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu. Trồng bằng hạt hoặc bằng cành. Trồng bằng hạt: Chọn quả mập, chắc. Trước khi gieo ngâm nước nóng 45 độ C trong 1 ngày. Mỗi hốc gieo 2-3 quả. Cây con cao khoảng 15cm - 20cm đánh trồng vào nơi cố định. Trồng bằng cành: Chọn những cành to khoẻ cắt thành từng khúc dài 25cm - 30cm cắm nghiêng, đầu cành nhô khỏi mặt đất 3cm - 5cm. Chú ý: Trồng sử quân tử không yêu cầu diện tích rộng, chỉ cần có chỗ dựa là phát triển được. Sử quân tử được trồng làm cảnh. Bộ phận dùng: Nhân hạt. Thu hái, chế biến: Thu hái quả chín, phơi hay sấy khô. Khi dùng đập lấy nhân cắt bỏ 2 đầu nhọn và bóc hết màng, sao ròn vàng thơm. Công dụng: Chữa các chứng cam trẻ em, sát khuẩn, trị giun đũa.

CÂY HOA CÂY THUỐC - SÚNG

Tên khác: Củ súng. Khiếm thực nam - Thùy liên. Cách trồng: Trồng bằng thân rễ trong bùn ao vào tháng 11-12. Bộ phận dùng: Thân rễ (củ) phơi khô. Thu hái, chế biến: Thu hái thân rễ vào tháng 9-10 rửa sạch phơi khô, khi dùng tán nhỏ. Công dụng: Chữa: Đau nhức, đau lưng, môi gối, tai ù, di mộng tinh, tiểu tiện không chủ động. Liều dùng: 10-30g/ngày.