Chuyển đến nội dung chính

THUỐC NAM CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ SỬ DỤNG VÀ
PHÁT TRIỂN THUỐC NAM Ở NƯỚC TA
THUỐC NAM CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG
Dân tộc Việt Nam có trên bốn nghìn năm lịch sử, có nhiều truyền thống xây dựng đất nước, đánh giặc giữ nước, phát triển văn hoá. Nhân dân ta cũng có nhiều kinh nghiệm phòng và chữa bệnh bảo vệ sức khoẻ và có một nền y học dân tộc phát triển không ngừng qua các thời đại. Nói đến y học dân tộc Việt Nam, chúng ta tự hào nhắc đến những danh y như Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), Hải Thượng Lãn Ông (thế kỷ XVIII). Tuệ Tĩnh, tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, người xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ngày nay, thi đỗ tiến sĩ nhưng không làm quan, mà đi tu chuyên làm thuốc trị bệnh cứu người. Ông đã để lại cho hậu thế bộ Nam dược thần hiệu gồm 580 cây thuốc có trong nước, 3873 bài thuốc chữa 182 chứng bệnh khác nhau, bộ Hồng nghĩa giác y thư tóm tắt công dụng của 630 vị thuốc và y lý cơ bản của y học đân tộc. Tuệ Tĩnh là người nêu cao khẩu hiệu “thuốc nam chữa bệnh cho người Việt Nam” (Nam dược trị Nam nhân). Hải Thượng Lãn Ông, tên thật là Lương Hữu Trác, quê ở xã Liêu Xá, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên ngày nay, văn hay võ giỏi, không chịu làm quan, quyết tâm đi sâu nghiên cứu y học, chữa bệnh cho dân. Ông đã tổng hợp những thành tựu của y học phương Đông đến thế ký 18, áp dụng sáng tạo vào điều kiện tư nhiên và bệnh tật ở nước ta, tống kết và hoàn chỉnh từ lý luận đến các pBương pháp chữa bệnh thành bộ sách Hải thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, chia thành 66 quyển, bao gồm các vấn đề về vệ sinh phòng bệnh, lý luận cơ sở, chẩn đoán học, bệnh học, các phương pháp luận trị, đạo đức ngành y.... Ông luôn luôn chú ý đến việc giáo dục đạo đức người thầy thuốc, tính trung thực trong nghiên cứu y học ở tập Y huấn cách ngôn, đã tìm thêm trên 300 vị thuốc mới (quyển Lĩnh nam bản thảo), tổng hợp thêm 2. 854 bài thuốc kinh nghiệm và luôn khuyến khích các đồng nghiệp sử dụng các cây có và các vị thuốc có trong nước để chữa bệnh. Ông đã viết quyển Vệ sinh yếu quyết diễn ca, với lời lẽ nôm na, đễ hiểu, phố biến kinh nghiệm phòng bệnh, chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ về các mặt vệ sinh cá nhân, vệ sinh hoàn cảnh, vệ sinh ăn uống, thí dụ:
“Có câu: đau chóng, đỡ chày
Là vì không biết chữa ngay kịp thời
Thuốc thang sẵn có khắp nơi
Trong vườn, ngoài ruộng, trên đồi, dưới sông
Hàng ngàn thảo mộc, thú rừng
Thiếu gì thuốc bổ, thuốc công quanh mình...”
(Trích Vệ sinh yếu quyết diễn ca)

Ngoài các vị đại danh y trên, còn rất nhiều thầy thuốc giỏi nổi tiếng ở từng thời đại như lương y Nguyễn Chí Thành chữa khỏi bệnh tâm thần cho vua Lý Thần Tông (thế kỷ XI), Phạm Công Bán, làm thái y dưới thời vua Trần Nhân Tông (thế ký XIH), Nguyễn Đại Năng đã viết quyển châm cứu tiếp hiệu diễn ca dưới thời nhà Hồ (thế kỷ XV), Nguyễn Trực viết quyển Bảo anh lương phương chữa bệnh trẻ em bằng thuốc, châm cứu, xoa bóp thời Hau Lê (thế kỷ XVI), Nguyễn Gia Phan đã viết cuốn Liệu dịch phương pháp toàn tập về các bệnh dịch thời Tây Sơn (thế kỷ 19) v.v...

Đến thời đại ngày nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người quan tâm hơn ai hết đến vấn để phát triển y học dân tộc, kết hợp nên y học cổ truyền dân tộc với y học hiện đại để xây dựng một nền y học của Việt Nam. Trong thư gửi hội nghị toàn ngành y tế ngày 27 tháng 02 năm 1955, Người đã viết: Trong những năm bị nô lệ thì y học của ta cũng như các ngành khác bị kìm hãm, nay chúng ta đã độc lập tự do, cán bộ cần giúp đỡ đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu chữa bệnh của nhân dân ta. Y học cũng phải dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc, đại chúng... Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu phối hợp thuốc đông và thuốc tây...”.
*
*     *

THUỐC NAM LÀ GÌ?

Thuốc nam là nói chung những vị thuốc có trong nước ta bao gôm cả thực vật, động vật, nhân dân dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, bồi dưỡng sức khoẻ.

Cây thuốc nam là cây thuốc mọc ở trong nước để phân biệt với các loại thuốc được nhập từ phương bắc (Trung quốc, Triều tiên...) hoặc được di thực từ nước ngoài về trồng ở Việt Nam. Cần nhận rõ điều này vì các lương y chẩn mạch, bốc thuốc trong đó có lẫn lộn các vị thuốc nam đã chế biến và các vị thuốc nhập từ Trung quốc vào một thang thuốc và quen gọi chung là thuốc bắc.

Nước ta có khí hậu nhiệt đới, nhiều ánh sáng mặt trời suốt bốn mùa, do đó các cây ăn quả, các loại rau, cây thuốc mọc rất tốt và giàu hoạt chất nhờ nhiều ánh sáng. Một điều thú vị là hầu hết các cây ăn quả, các loại rau, nhiều cây làm cảnh và mọc tự nhiên trong nước đều có dược tính chữa bệnh. Cho nên khi cần, tìm bất cứ nơi đâu, trong vườn, ngoài đồng, trên đồi, bìa rừng cũng thấy có cây dùng làm thuốc chữa bệnh. Nếu biết được công dụng của mỗi loại cây để làm thuốc, thì nhân dân có thể tự giải quyết được nhiều chứng hoặc bệnh thông thường, nhất là ở nông thôn, miền núi, xa trạm y tế hoặc tìm được cán bộ y tế có nhiều khó khăn.

Nên xoá bỏ định kiến thuốc nam không có hiệu lực hoặc ít tác dụng so với thuốc bắc hoặc thuốc bào chế hiện đại mà nhiều người quen gọi là thuốc tây. Thật ra, trong ngành dược học và bào chế thuốc hiện đại ở phương tây, người ta vấn dùng các loại cây cỏ như rễ tranh, rau rná, cà độc được, nhãn, gừng, nghệ, tỏi, sả, bạc hà, vỏ quýt...để điều chế thuốc.

Ở nhiều nước phương tây, từ lâu đã có xu hướng khai thác thuốc từ thảo mộc và kinh nghiệm y học đân tộc các nước, vì thuốc bào chế tổng hợp từ hoá chất hay gây độc cho cơ thể và hay gây biến chứng do thuốc.

Theo y lý phương đông cũng như phương tây cơ thể người và hoàn cảnh tự nhiên và xã hội luôn luôn mâu thuẫn và thống nhất với nhau (y lý đông phương gọi là thiên nhân hợp nhất), những tác động xấu ở ngoài như thời tiết, nóng lạnh, vi khuẩn, sự kích động tỉnh thần… có thể gây bệnh, nhưng nếu điều chỉnh được những tác động đó hoặc sức đề kháng của cơ thể tốt thì chống lại được bệnh tật, trên cơ sở đó từ lâu người ta đã để ra phương pháp chữa bệnh toàn diện. Như vậy vai trò của cơ thể có tính quyết định chống lại bệnh tật: ăn được, ngủ được, tinh thần lạc quan, thì mọi chuyển hoá sinh học trong cơ thể sẽ được điều hoà và cũng dễ chuyển hoá thuốc khi uống vào cơ thể.

Trong một bài thuốc (đơn thuốc, toa thuốc) theo y học đân tộc thường gồm nhiều vị, đều là hợp chất thiên nhiên có tác dụng tổng hợp đối với cơ thể và đồng bộ, làm điều hoà tiêu hoá, kích thích ăn uống để nâng cao thể trạng kèm theo 1-2 vị chính chủ trị để chữa bệnh (người ta thường gọi là quân, thần, tá, sứ trong các vị của một đơn thuốc).

35 CÂY THUỐC NAM THÔNG THƯỜNG
DÙNG CHỮA BỆNH

Qua nhiều năm sưu tầm, phát triển các cây thuốc nam và qua kinh nghiệm sử dụng phổ biến những cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của nhân dân từ lâu đời, ngành y dược nước ta đã chọn lọc 35 cây thuốc nam thông thường, có tác dụng chữa trị 7 chứng và bệnh hay gặp. Ưu thế của các cây thuốc này là ngoài các hợp chất thiên nhiên chữa bệnh thì không độc, không gây phản ứng xấu cho cơ thể, lại đễ trồng, dễ tìm ở khắp nơi. Bộ y tế đã có chủ trương cho các trạm y tế xã cả nước tổ chức vườn thuốc nam có trồng những cây thuốc nói trên, đã phối hợp với ngành giáo dục khuyến khích các trường học tổ chức vườn thực vật có trồng các cây thuốc nam nói trên để dạy môn sinh vật và môn kỹ thuật nông nghiệp cho học sinh, giáo dục ý (hức tự lập, tự cường dân tộc và cũng góp phần gây quỹ cho trường bằng cách thu hái và bán những sản phẩm đó cho trạm y tế xã, phường để sản xuất thuốc. Những gia đình có đất làm vườn, nhất là ở nông thôn, nên trồng những cây thuốc nói trên, sẵn sàng có thuốc sử dụng khi có người đau ốm, đồng thời nhiều loại còn dùng làm gia vị hàng ngày như bạc hà, húng chanh, kinh giới, tía tô...

Tuỳ theo sinh thái của từng loại cây, ta có thể trồng xen kẽ chúng ở những vị trí thích hợp. Thí dụ dây leo như kim ngân thì trồng cạnh hàng rào hoặc cho giàn leo. Loại thích ẩm nhiều như bạc hà, sài đất, mã đề... thì trồng cạnh rãnh nước, bờ ao, loại ưa bóng râm như lá lốt, hv thiêm thì trồng dưới bóng cây to; ở bờ rào, bờ đậu thì trồng cà gai leo, đâu tầm cho hàng rào thêm kín. Nơi ẩm thấp, lối đi ra nhà vệ sinh thì trồng sả để diệt côn trùng, ruồi muỗi...

35 cây thuốc thông thường có thể dùng chữa trị các chứng và bệnh sau:
- Chữa cảm cúm, sốt có bạc hà, kinh giới, tía tô, sả, cúc hoa, hoắc hương, hương nhu.
- Chữa ho có cam thảo đây, dâu tầm, húng chanh, mạch môn, nhót, rẽ quạt, thiên môn,
- Chữa bệnh đường ruột có cỏ sữa, địa liền, gừng, khổ sâm, mơ tam thể, mức hoa trứng, cỏ nhọ nôi, riểng.
- Chữa dị ứng, tiêu độc có bồ công anh, ké đầu ngựa, kim ngân, sài đất, sâm đại hành.
- Chữa thấp khớp có cà gai leo, hy thiêm, ké đầu ngựa, lá lốt, ngưu tất.
- Chữa bệnh phụ nữ có ngải cứu. ích mẫu.

Đưới đây, giới thiệu 35 cây thuốc nam thông thường và tác dụng chữa bệnh của mỗi cây. Chú ý các cây thuốc này thường được dùng phối hợp với các cây thuốc khác hoặc dùng riêng một loại (có phần giới thiệu các bài thuốc riêng ở mục Sau):

Đây là cây mọc hoang hoặc trồng. Hoạt chất chủ yếu trong cây bạc hà là tỉnh đầu có 1-1,5%, trong tinh đầu bạc hà có chất mentol từ 40-50%. Dùng cây tươi hoặc khô. Vị thơm đễ uống:tác dụng ra mồ hôi, hạ sốt, chữa cảm mạo, ăn không tiêu. Tính dầu bạc hà còn dùng làm thuốc xoa bóp nơi sưng đau, sát trùng. Liều dùng: 6-12g ngày.

Bồ công anh là cây mọc hoang khắp nơi, ở bãi trống, ruộng hoang; dùng lá tươi hay khô. Tác dụng:tiêu độc, chữa mụn nhọt, viêm tuyên vú, vết thương nhiễm khuẩn. Liều dùng: mỗi ngày 20-30g ép lấy nước uống hoặc sắc uống.

3. Bạch đồng nữ: dùng cả cây, Tác dụng: chữa kinh nguyệt không đều, thanh nhiệt, giáng hoả. Liều dùng: 6-12g ngày.

4. Cát căn (sắn dây): cây leo, rễ củ nhiều bột, mọc hoang hoặc trồng. Dùng củ phơi khô, cắt lát móng. Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt, giải nhiệt, làm ra mồ hôi, khát nước, mụn nhọt. Liều dùng: 10-15g sắc uống, hoặc 5-10ø bột săn dây uống sống hoặc nấu chè.

5. Cúc hoa (kim cúc, hoàng cúc): cây trồng làm cảnh, lấy hoa ướp chè và làm thuốc. Tác dụng: giải cảm, chữa nhức đầu, sáng mắt. Liều dùng: 8-I6g, sắc uống hàng ngày, có thể ngâm rượu uống.

6. Cam thảo dây (dây cườm cườm, dây chỉ chỉ): cây leo, mọc hoang ở rừng núi, có thể trồng làm cảnh, làm thuốc. Dùng cả dây và lá tươi hoặc phơi khô. Tác dụng:trị ho, giải cảm, giải độc. Liều dùng: 8-18g ngày, sắc uống.

7. Cà gai leo (cà vạnh, cà gai dây): cây mọc hoang hoặc trồng. Dùng cả cây và rễ tươi hoặc phơi khô. Tác dụng: viêm đa khớp, đau lưng, viêm lợi, mủ chân răng, ho gà trẻ em. Liều dùng: 16-209 ngày.

8. Có nhọ nồi (cỏ mực, kim lăng thảo): cây thảo cao đến 80cm, mọc hoang kháp nơi. Dùng toàn cây tươi hoặc khô. Tác dụng: chữa ly ra máu, mũi, cầm máu, chảy máu cam, băng huyết. Liều dùng: 12-30g ngày, giã vắt nước uống, bã đấp lên vết thương.

9. Dâu (dâu tằm): cây được trồng lấy lá nuôi tằm. Dùng lá, vỏ, rễ, cành, quả. Tác dụng: lá chữa cảm mạo, sốt nóng nhức đầu; vỏ và rễ chữa ho, viêm họng, hen phế quản; quả dâu chín chữa suy nhược cơ thể, đau lưng, táo bón, phù do suy dinh dưỡng. Liều dùng: 20g ngày.

10. Địa liền: cây cỏ sống lâu năm, mọc hoang hoặc trồng. Dùng thân, rễ, củ phơi khô. Tác dụng: chữa cảm sốt, tiêu hoá kém, đau nhức xương: củ chữa phong thấp, nhức mỏi xương. Liều dùng: 4-12g ngày:

11. Gừng (sinh khương, can khương): gừng được trồng khắp nơi ở nước ta, dùng để ăn, làm gia vị, làm thuốc. Dùng củ tươi hoặc phơi khô. Gừng tươi có tác dụng cầm nôn, tiêu đờm, chữa ho, ngoại cảm, chướng bụng khó tiêu. Gừng khô chữa đau bụng đi ngoài, cảm nặng. Liều dùng: 3g gừng khô hoặc 5g gừng tươi. Rượu gừng Bào chế theo tỉ lệ 20% gừng khô trong 1 lít rượu, ngâm Ï tuần, vắt bỏ xác, rượu màu vàng nhạt, uống mỗi lần 1 thìa cà phê.

12. Hương nhu: cây cỏ, cao gần 1m, trồng làm thuốc. Dùng cả cây trừ rễ. Tác dụng: chữa cảm nắng, làm ra mồ hôi. Liều dùng: 6-!12g ngày, nấu nước xông cùng với là cúc tần, lá chanh, bưởi, bạc hà, sả...

13. Húng chanh (rau tần dày lá): cây cỏ, sống lâu năm, trồng làm gia vị và làm thuốc. Dùng lá tươi. Tác dụng: chữa cảm cúm (nấu nước xông cùng các lá khác), viêm họng, ho (lá tươi ngậm với muối nuốt nước hoặc giã nhỏ vắt nước uống ngày 2 lân. Liều dùng: 10-20g ngày.

14. Hoắc hương: cây cỏ, cao 40-70cm, trồng ở gia đình hoặc miền núi. Dùng cả cây trừ rễ, phơi khô. Tác dụng: chữa nôn mữa, tiêu chảy, đầy bụng, cảm nắng. Liều dùng:6-12g ngày, sắc uống.

15. Ích mẫu: dùng cả cây, Tác dụng: điều kinh, lọc máu. Liều đùng: 6-12g ngày. Thường bào chế cao ích mẫu, viên ích mẫu (80g ích mẫu, 60g nghệ đen, 40g hương phụ, 30g hương nhu, sao và tán bột thêm mật ong thành cao hoặc làm thành viên uống).

16. Kinh giới: cây nhỏ, cao 40-50cm, trồng làm gia vị và làm thuốc. Dùng cả cây và hoa. Tác dụng: cảm sốt, cúm, sởi, ngứa. Liều dùng: 4-12g ngày.

17. Kim ngân: cây leo, đài hàng mét, mọc hoang ở đồng bằng và miền núi, chỗ ẩm mát, gần nước hoặc trồng. Dùng dây và lá, hoa, phơi khô. Tác dụng: giải nhiệt, tiêu độc, trừ mẫn ngứa, rôm sảy, viêm mũi. Liều dùng: lá: 20-50s ngày; hoa khô: 6-12g ngày sắc uống hoặc hãm uống..

18. Khổ sâm: cây nhỏ, cao chừng lm, mọc hoang hoặc trồng. Dùng lá, phơi khô. Tác dụng: chữa ly, viêm loét hoành tá tràng, tiêu độc, mụn nhọt. Liều dùng: 20-40g ngày, sắc uống, chữa mụn nhọt nấu nước đặc rửa.

19. Ké đầu ngựa (thương nhĩ): cây cỏ, sống hàng năm, cao 40-70cm. Mọc hoang khắp nơi, ven đường, bãi trống, bờ ruộng hoặc trồng. Dùng quả (thương nhĩ tử) và cả cây. Tác dụng: chữa phong thấp, mun nhọt, chốc lở, viêm mũi dị ứng. Liều dùng: 10-20g sắc uống hàng ngày.

20. Lá lốt: cây cỏ, cao 20-30cm, mọc hoang ở rừng núi, chỗ ẩm mát hoặc trồng. Dùng cả cây và hoa. Tác dụng: chữa tê thấp, đau lưng, đầy hơi, chướng bụng, giải độc. Liều dùng: 8-12g ngày.

21. Mạch môn: cây cỏ, không có thân, rễ phình thành củ, hình chùm. Dùng củ, phơi khô, khi dùng ủ mềm, bỏ lối. Tác dụng: trị ho, tiêu đờm, sốt cao, táo bón. Liều dùng: 6-12g ngày.

22. Mơ tam thể (mơ lông): dây leo bằng thân quấn, mọc hoang khấp nơi ở bờ bụi, hàng rào, trồng ở các vườn thuốc. Dùng lá. Tác dụng: chữa kiết ly, tiêu chảy. Liều dùng: 12-20g ngày. Để chữa kiết ly, nhân dân hay hái một nắm (khoảng 30g lá tươi), thái nhỏ, trộn với lòng đỏ trứng gà đem hấp hoặc chưng cách thuỷ, chia hai lần để ăn .

23. Mã đề: cây cỏ, sống lâu năm, không có thân. Mọc hoang và được trồng, chỗ đất ẩm mát. Dùng cả cây, phơi khô. Tác dụng: lợi tiểu, chữa bí tiểu tiện, giảm ho. Liều dùng: 16-20g ngày.

24. Nhót: dùng lá khô, chữa ly, tiêu chảy. Liều lượng:10-20 lá khô ngày sắc uống.

25. Nghệ (nghệ vàng, uất kim): cây cỏ, cao khoảng 1m, được trồng để lấy thân, rễ làm gia vị, làm thuốc. Tác dụng: chữa đâu dạ dày, nôn ra máu, vàng da. Liều dùng:4-6g ngày. Bột nghệ khô hoà với mật ong uống hàng ngày chữa viêm loét đạ dày. Cú nghệ giã nát, lấy nước bôi lên vết mụn đang lên da non, sẽ mất sẹo.

26. Hy thiêm (cỏ đĩ): cây cỏ, cao 30-60cm, mọc hoang ở rừng núi, chỗ ẩm và mát. Dùng cả cây phơi khô. Tác dụng: chữa phong thấp, tay chân nhức mũi. Liều dùng:6-16g ngày, sắc uống.

27. Ngải cứu: cây có, sống lâu, cao 40-80cm, mọc hoang ở miền núi và được trồng làm thuốc. Dùng: lá và ngọn có hoa, phơi khô. Tác dụng: chữa kinh nguyệt không đều, an thai, rong kinh, đau bụng kinh. Còn dùng làm ngải để cứu các huyệt. Liều dùng: 4-8g ngày, sắc uống; thường phối hợp với ích mẫu và hương phụ.

28. Ngưu tất: cây cỏ, cao khoảng Im, trồng làm thuốc. Dùng rễ phơi hoặc sấy khô. Tác dụng: chữa phong thấp, tê mỏi, tiêu ung độc. Liều dùng: 6-12g ngày, sắc uống hay tán bột. Chế với rượu (ngâm rượu):mạnh gân cốt, bố can thận. Chú ý: phụ nữ khi có thai không nên dùng.

29. Riềng (cao lương khương): cây cỏ, cao khoảng 1m, được trồng làm thuốc và gia vị. Dùng: thân và củ (rễ). Tác dụng: chữa đau bụng do lạnh, ăn không tiêu, nôn mửa. Liều dùng:4-8g ngày

30. Sả: cây có, sống lâu năm, mọc thành bụi, trồng làm gia vị và làm thuốc. Dùng cả cây, có thể cất lấy tỉnh đầu (tỉnh dầu sả). Tác dụng: chữa đầy bụng ợ hơi, nôn mữa, cảm cúm do lạnh. Liều dùng 10-20g nấu nước xông chữa cảm lạnh, 6-8g ngày hoặc 3-6 giọt tỉnh dầu uống chữa đầy bụng, nôn mữa, cảm lạnh. Dầu sả còn có tác dụng trừ muỗi và các côn trùng.

31. Sài đất: cây có, mọc bò, dài khoảng 40-50cm, mọc hoang hoặc trồng. Dùng cả cây tươi hoặc khô. Tác dụng: chữa cảm sốt, tiêu mịn nhọt, sưng tấy, viêm họng, viêm phế quản. Liều lượng 20-40g ngày, dùng tươi, giã vắt nước uống hoặc khô thì sắc uống.

32. Sâm đại hành (tỏi Lào): cây cỏ, cao 30cm, trồng làm thuốc. Dùng củ tươi hoặc phơi, sấy khô. Tác dụng: bổ máu, an thần, tiêu độc, mệt mỏi. Liều dùng: 15-20g ngày. Có thế ngâm rượu uống.

33. Thiên môn (tóc tiên leo): cây nhỏ, mọc leo, mọc hoang ở vùng núi hoặc được trồng. Dùng củ (rễ) tươi hoặc phơi khô, khi dùng bỏ lõi, tầm rượu sấy khô. Tác dụng: chữa ho, suy nhược thần kinh. Liều dùng: 8-16g ngày, sắc uống.

34. Xạ can: dùng thân, rễ tươi hoặc phơi khô. Tác dụng: trị ho, viêm họng, sưng amiđan. Liều dùng: 3-6g ngày, sắc uống.

35. Tía tô: loại rau trồng làm gia vị và làm thuốc. Dùng cả cây tươi. Tác dụng: chữa cảm cúm, ra mồ hôi, hạ khí, tích đờm. Liều dùng: 10-20g ngày, sắc uống; nhân dân dùng tía tô ăn với cháo nóng chữa cảm cúm, dùng với các cây thuốc khác để xông.

Toa thuốc căn bản:

Toa thuốc căn bản là bài thuốc thông dụng nhất trong y học cổ truyền được sưu tầm và phố biến rộng rãi, vừa dùng chữa bệnh vừa phòng bệnh. Các vị thuốc nam trong toa căn bản là những cây có sẵn trong vườn, ngoài đồng ruộng, dễ tìm, không độc, chủ trị cảm lạnh (đông y gọi là cảm hàn), đầy bụng, nhuận tràng, nhuận gan, lợi tiểu, giải độc. Còn dùng với mục đích phòng cảm cúm, giải độc, kích thích tiêu hoá. Có thể dùng toa căn bản uống hàng ngày như uống trà với tác dụng phòng bệnh.

Thành phần toa căn bản gồm các vị:

- Rễ cỏ tranh ……………… 8g
- Rau má ………………….. 8g
- Lá muồng trâu …………... 4g
- Cỏ mần trầu …………….. 8g
- Cam thảo nam …………... 8g
- Cỏ nhọ nồi ………………. 8g
- Ké đầu ngựa …………….. 4g
- Gừng tươi ……………….. 2-4g
- Vỏ quýt khô …………….. 4g

Cách chế biến: Gừng tươi xắt lát mỏng, phơi qua nắng dịu, các vị còn lải cát hoặc chặt ngắn 2-3 cm. Đồ 600ml nước (khoảng 3 bát nước) đun sôi đến khi còn 1/3 (200ml). Uống 2 lần trong ngày. Nếu uống phòng bệnh hàng ngày có thể om như om trà.

Tính chất của các vị thuốc nam nói trên (theo cuốn “Dược liệu Việt Nam”, Bộ y tế) không độc, có tác dụng điều hoà ngũ tạng, khí huyết như rễ cỏ tranh (thông tiểu, trị đái buốt), rau má (giải nhiệt, lợi tiểu), cỏ mần trầu, cam thảo nam, ké đầu ngựa (chống phong hàn, hạ sốt, giải độc), gừng, vỏ quýt (chống đầy bụng, tiêu đờm, kích thích tiêu hoá).

Trong toa căn bản, tuỳ cây có có tại chỗ, có thể thay thế những vị sau:

- Thay rễ cỏ tranh bằng râu ngô, râu mèo hoặc mã đề.

- Thay rau má bằng rau đắng đất, dây khổ qua hoặc lá actisô.

Trích từ nguồn: THUỐC NAM CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG
(Tác giả: ThS. Phạm Ngọc Quế và BS. Trần Thị Sâm)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.