Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cầm Máu

CÂY HOA CÂY THUỐC - HUYẾT DỤ

Tên khác: Phất dụ - Thiết dụ. Long huyết Cách trồng: Trồng bằng hạt hay đoạn thân. Bộ phận dùng: Lá tượi hay khô. Thu hái, chế biến: Thu hái những lá bánh tẻ quanh năm để tươi hay phơi khô. Công dụng: Chữa rong huyết, thổ huyết, đái ra máu ho ra máu, trĩ ra máu.

Nếu MAI không nở - Anh đâu biết Xuân vê hay chưa

Cùng với Đào, Mai được xem là một cây hoa biểu tượng cho mùa Xuân và là một cây hoa không thể thiếu để chưng trong nhà, bày bên bàn thờ mỗi khi Tết đến (nhất là tại miền Nam Việt Nam). Hoa mai được xếp hạng đứng đầu trong ‘tứ hữu’: mai, lan, cúc, trúc bốn loại cây được xem là quý, là ‘bạn’ với Người và cũng được các văn nhân, nghệ sĩ vịnh thơ, vẽ họa nhiều nhất. Hoa mai thuần khiết và thanh tân đã được dùng làm biểu tượng cho người quân tử, ngoại diện khắc khổ, nhưng tâm hồn sâu sắc, có đôi chút lăng mạn. Cao bá Quát đã từng viết: ‘Nhất thân đề thử bái mai hoa’ (Đời người, chỉ cúi đầu trước hoa Mai.)

LAN HUỆ (AMARYLLIS) - Cây hoa trong héo ngoài tươi?

Ca dao Việt Nam có nhiều câu nói đến Lan Huệ, dành để đánh dấu những mối tình không trọn vẹn, xa nhau nhưng vẫn thương nhớ: ‘Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo Lan Huệ sầu tình trong héo ngoài tươi..’

HOA HÒE - Vị thuốc cầm máu - Hy vọng mới cho Bệnh nhân sưng gan do Siêu vi C?

Trong bài ‘Thảo mộc trong cổ văn Việt Nam’, (Nguyệt San Việt Nam Canada) nhà văn Vỏ Kỳ Điền đã viết về một số cây cỏ, trong đó Ông đã chú ý đến một cây hoa, được nhắc nhở khá nhiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: đó là Cây Hòe. Tiếng sen sẻ động giấc hòe Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần hay Thừa gia chẳng nết nàng Vân Một cây cù mộc, một sân quế hòe và. Sân hòe đôi chút thơ ngây Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình

CỎ MỰC-Cây thuốc bổ gan, trị rắn cắn?

Cỏ mực, một cây thuốc Nam rất thông thường mọc hoang hầu như khắp nơi, hiện là một dược liệu đang được nghiên cứu về khả năng bảo vệ gan và trừ được nọc độc của một số loài rắn nguy hiểm. Tại Ấn độ, Cỏ mực là một trong mười cây hoa bổ ích (Dasapushpam), đã được dùng trong các mỹ phẩm thoa tóc, bôi da từ thời xa xưa đồng thời làm nguyên liệu để lấy chất phẩm đen nhuộm tóc. 

CẦM MÁU - Địa Du

Còn gọi là ngọc trát (Trung Quốc), sanguisorbe officinale, grande pimprenelle (Pháp), Pimpernel (Anh) . Tên khoa học Sanguisorba officinalis L. Tên địa du vì địa là đất, du là cây du. Cây địa du lúc mới mọc lên, lá giống cây du, lan khắp trên mặt đất, nên đặt tên như vậy.

CẦM MÁU - Cây Vạn Tuế

Còn gọi là thiết thụ, phong mao tùng, phong mao tiêu . Tên khoa học Cycas revoluta Thunb . Thuộc họ Tuế Cycadaceae .

CẦM MÁU - Thiến Thảo

Còn gọi là tây thảo, mao sáng (mèo), thiên căn, thiến căn . Tên khoa học Rubia cordifolia L . Thuộc họ Cà phê Rubiacae .

CẦM MÁU - Rau Ngổ

Còn gọi là rau ngổ thơm, rau ngổ trâu, cúc nước, phak hom pom (Lào) . Tên khoa học Enydra fluctuans Lour . (Hingtsha repens Roxb. Tetractis paludosa Blume) . Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae) .

CẦM MÁU - Bách Thảo Sương

Còn gọi là oa đề khôi, nhọ nồi . Bách thảo sương (Pulvis Fumicarhonisatus) là chất mịn màu đen bám vào các đáy nổi, chảo đun bằng rơm rạ hay cỏ khô. Có thể thu hoạch quanh năm.

CẦM MÁU - Cây Mào Gà Đỏ

Còn có tên bông mồng gà đỏ, kê quan hoa, kê đầu, kê quan . Tên khoa học Celosia cristata L.(Celosia argentea var cristata (L.) O.Kuntze . Thuộc họ Giền Amaranthaceae .

CẦM MÁU - Cây Mào Gà Trắng

Còn có tên bông mồng gà trắng, đuôi lươn, dã kê quan, thanh tương tử . Tên khoa học Celosia argentea L. (c.linearis Sw.) . Thuộc họ Giền Amaranthaceae . Ta dùng vị thanh tương tử (Semen Celosiae) là hạt chín phơi hay sấy khô của cây mào gà trắng.

CẦM MÁU - Cây Tam Thất

Còn có tên kim bất hoán, nhân sâm tam thất, sâm tam thất . Tên khoa học Panax Pseudo-ginseng (Burk).  F. H.Chen. Thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae . Tam thất (Radix pseudo-ginseng) là rễ phơi khô của cây tam thất. Tên kim bất hoán (vàng không đổi) có nghĩa là vị thuốc rất quý, vàng không đổi được.

CẦM MÁU - Cây Trắc Bách Diệp

Còn có tên là bá tử nhân . Tên khoa học Thuja orientalis L. (Biota orientalis Endl.) . Thuộc họ Trắc bách Cupressaceae . Ta dùng cành và lá phơi hay sấy khô (Folium et Ramulus Biotae) của cây trắc bách diệp. Cây này còn cho vị thuốc bá tử nhân (Semen Thujae orientalis) là nhân phơi hay sấy khô của trác bách diệp.

CẦM MÁU - Cây Huyết Dụ

Tên khoa học Cordyline terminalis Kunth (Dracaena terminalis Jacq.) . Thuộc họ Hành Alliaceae . Ta dùng lá của cây huyết dụ - Folium Cordyline.

CẦM MÁU - Long Nha Thảo

Còn có tên tiên hạc thảo . Tên khoa học Agrimonia nepalensis D.Don (Agrimonia eupatoria auct. non L.) . Thuộc họ Hoa hồng Rosaceae . Ta dùng toàn cây phơi hay sấy khô (Herba Agrinmoniae) của cây long nha thảo.

CẦM MÁU - Cây Cỏ Nến

Còn có tên bồ thảo, hương bồ thảo, bồ hoàng . Tên khoa học Typha orientalis G.A.Stuart . Thuộc họ Hương bồ Typhaceae . Người ta dùng bồ hoàng (Pollen Typhaè) là phấn hoa sấy hay phơi khô của hoa đực cây cỏ nến. Tên cỏ nến vì cụm hoa của nó giống cây nến.

CẦM MÁU - Cây Nghể

Còn có tên là thủy liễu, rau nghể . Tên khoa học Polygonum hydropiper L. Persicaria hydropiper (L.) Spoch . Thuộc họ Rau răm Polygonaceae . Nghể (Herba Polygoni hydropiperis) là toàn cây phơi hay sấy khô của cây nghể (Polygonum hydropiper L.).

CẦM MÁU - Cỏ Nhọ Nồi

Còn có tên là cây cỏ mực, hạn liên thảo . Tên khoa học Eclipta alba Hassk. (Eclipta erecta Lamk.) . Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae ) . Ta dùng toàn cây nhọ nồi (Herha Ecliptae) tươi hoặc khô.