Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Tê Thấp và Đau Nhức

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - ĐẬU ĐEN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Đậu đen vị ngọt, tính hàn, không độc, có công hiệu trừ được phong, thấp, nhiệt, giải được các chất độc, làm tăng sinh lực, nhuận da thịt. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị thương hàn: Lấy đậu đen sao chín bốc mùi thơm thì cho ngay vào rượu và uống khi còn đang nóng. Uống thấy nôn ra, lại uống tiếp đến khi vã mồ hôi thì ngưng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU HUYÊN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hoa rau huyện vị ngọt tính mát, lợi tiểu tiện, tiêu thức ăn, chữa vàng da do rượu, an thai, chữa vú sưng đau, trừ thấp nhiệt.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY ĐINH LĂNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây định lăng có 2 loại: Định lăng lá xẻ và định lăng lá tròn. Trong định lăng lá xẻ cũng có loại lá xẻ to và lá xẻ nhỏ. Chỉ có loại định lăng lá xẻ nhỏ mới được sử dụng làm thuốc. Rễ củ và cành lá đinh lăng được sử dụng làm thuốc. Lá phải hái ở cây có độ tuổi từ 3 năm trở lên. Lá, cành phải sao riêng, cành nhỏ thì thái nhỏ và sao vàng thơm. Rễ cây đỉnh lăng rửa sạch thái thành từng đoạn ngắn sao vàng. Định lăng có công hiệu sau: - Tác dụng bổ dưỡng, làm cho người suy yếu chóng hồi phục, ăn ngon, ngủ tốt và tăng cân. - Tăng lực, tăng khả năng lao động, chống mệt mỏi, chóng phục hồi sau lao động mệt mỏi. - Làm tăng khả năng thích nghỉ của cơ thể đối với nhiệt độ nóng, rối loạn tiền đình, nhiễm ký sinh trùng sốt rét, trạng thái stress. - Đinh lăng gây hoạt hóa nhẹ và đồng bộ ở các tế bào thần kinh, tăng biên độ điện thế vỏ não, tăng hoạt động của các tế bào thần kinh, tăng độ nhớ. Một số nơi dùng đình lăng làm thuốc chữa ho thông tiểu, thông sữa và chữa kiết lỵ: Dùng

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY TẦM GỬI (CHÙM GỬI)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Tầm gửi là các giống cây ký sinh trên các cây lớn có thân cứng. Trong các đơn thuốc xưa nay chỉ thấy ghi rõ một giống tầm gửi là tầm gửi trên cây dâu tằm, gọi là tang ký sinh. Tang ký sinh có tác dụng trừ phong thấp, nhức mỏi, tê bại, đau lưng mỏi gối, chữa động thai, đau bụng. Trên thực tế, tầm gửi dâu rất hiếm nên người ta còn dùng cả tầm gửi trên cây khế, cây mía, cây sau sau... nói chung là trên các loại cây không gây độc. Người ta còn dùng tầm gửi trên cây ngái (cũng rất hiếm) để chữa bệnh viêm cầu thận.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY DÂU TẰM

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây dâu tằm ngoài việc lấy lá cho tằm ăn, còn dùng để làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Trong dân gian và Đông y thì rễ cùng lá và cây tầm gửi trên thân dâu đều sử dụng làm thuốc chữa một số bệnh rất công hiệu. 1. Vỏ rễ cây dâu: Còn gọi là tang bạch bì có công hiệu chữa ho ra máu, ho do phổi nóng; ho lâu ngày không khỏi. 2. Cành dâu: Còn gọi là tang chi có công hiệu chữa chân tay co quắp, đau lưng nhức mồi. 3. Lá dâu: Lá dâu có công hiệu chữa các bệnh như cảm mạo phát sốt, ra mô hôi trộm, mụn nhọt không liền miệng, mắt ứ máu, họng đau, chảy nước mắt. 4. Tầm gửi dâu: Còn gọi là tang kí sinh có công hiệu chữa trị đau lưng nhức mỏi và động thai. 5. Tổ bọ ngựa trên cây dâu: Còn gọi là tang phiêu tiêu có công hiệu chữa trị chứng đi tinh, liệt dương, đái dầm, đái són.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CÚC VẠN THỌ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây cúc vạn thọ có 2 loại: loại cao lớn và loại thấp lùn. Loại cao lớn chính là loại có hoa dùng làm thuốc. Lấy 20 gam hoa cúc vạn thọ trộn với một ít đường, hấp cơm dùng làm thuốc chữa kiết ly rất hiệu nghiệm.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY XƯƠNG SÔNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Chữa một số bệnh cảm sốt, đầy bụng, chảy máu cam, vết thương chảy máu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CHUỐI TRỊ CHỨNG RỤNG TÓC NHIỀU

* Đặc tính: Chuối là loại cây trái phổ biến nhất nước ta, có nhiều giống chuối: Chuối bom, chuối cau, chuối chà, chuối tiêu, chuối sáp, chuối sứ... chuối cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chứa nhiều phốt pho, magnessium, potassium, sắt, caleium, hydrat carbon (tinh bột và đường). vitamin A, B, C cần thiết cho sự phát triển cơ thể, quân bình hệ thần kinh, tăng trưởng hệ xương, tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể. Theo y học cổ truyền, chuối có vị ngọt, tính bình, bổ tỳ vị, nhuận trường, lợi tiểu. Chuối có tính hàn, người có cơ thể hàn, phổi yếu đờm nhiều, hen suyễn, sốt rét chưa khỏi hẳn không nên ăn.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY SIM CHỮA ĐAU LƯNG

* Đặc tính: Ở miền trung du và rừng núi nước ta, cây sim mọc hoang rất nhiều, có những vùng đồi trọc sim mọc phủ kín. Quả sim chín có màu tím sẫm, mùi thơm, vị ngọt chát. Sim có nhiều tên gọi như: Đào kim cương, cương nhân, sơn nhẫm, sơn đản tử. Tên khoa học là Rhodomyrtus Tomentóa Hask. Sim có vị ngọt chát tính bình, có công dụng hoạt lạc, lành huyết và bổ máu. Vào mùa thu, nhân dân thường đào cả rễ, rửa sạch, chặt nhỏ, phơi khô hoặc hái lá và quả hong khô rồi cất trữ. Nếu để uống, dùng lá và quả dưới dạng sắc hoặc ngâm rượu. Nếu dùng ngoài da, lấy quả và lá tươi đắp vào nơi bị đau.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY DÂU TẰM BỔ THẬN, MẠNH GÂN

* Đặc tính: - Cây dâu tằm tên Latinh là Morus alba, thuộc họ dâu tằm. Gọi tên dâu tằm vì lá dùng để nuôi tằm và để phân biệt với các cây khác cũng có họ tên dâu. - Cây dâu tằm cao từ 1 - 3m, thân nhỏ, lá có hình tim, xung quanh lá có mép khía. Cây trồng bằng cách giâm cành, nếu đất phủ ẩm thì tỷ lệ cành sống đạt 100%. Cây ít kén đất, chỉ cần tránh bị úng là được. - Tất cả các bộ phận của cây dâu tằm đều dùng làm thuốc để trị bệnh. Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây có tên gọi khác nhau: lá dâu gọi là tang diệp, cành dâu gọi là tang chi, quả dâu gọi là tang thầm, tầm gửi dâu gọi là tang ký sinh (cành lá của tầm gửi mọc trên cây dâu), vỏ rễ cây dâu đã bóc vỏ, còn lại phần trắng gọi là tang bạch bì...

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY RÂU MÈO TRỊ VIÊM THẬN

* Đặc tính: - Cây râu mèo tên khoa học là Orthosiphon Spiralis, thuộc họ hoa môi (Lamlaceae). Râu mèo có tính mát, vị ngọt, nhạt, hơi đắng, có tác dụng lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm, trừ khớp. - Râu mèo chứa Saponin mà chủ yếu là các orthosiphonin A, B, C, D, E; rất giàu kalium, polyacol, mesoisonitol, các Flaronoid chiếm 0,23% trong cây khô, Phytosterol (chất béo), đường pentoz, hexoz, glucoz, acid tartric, citric, 0,65% tinh dầu... - Hoa râu mèo có tiểu nhuy rất dài, toả ra trông giống như râu con mèo.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - Ý DĨ CHỮA CAM TÍCH, CHẬM LỚN Ở TRẺ

* Đặc tính: - Cây ý dĩ có tên khoa học là Croix Lachryma Jobi L. Là một loại cây thảo thuộc họ lúa (Poaceae), mọc thành bụi, gần giống cây ngô, cao 1 - 2m, thân nhẵn bóng, vạch dọc. Lá hình dải dài 10 - 40cm. Quả nhỏ nhẫn bóng, màu xám nhạt, một mặt phẳng, một mặt lồi dùng làm thức ăn và làm thuốc, gọi là hạt ý dĩ. - Cây ý dĩ mọc hoang dại hoặc được trồng nhiều ở vùng rừng núi. Cuối thu đầu đông cây già chết, quả chín, phơi khô lấy nhân. Do hàm lượng tinh bột protid và lipid cao nên ý dĩ được dùng làm thực phẩm, làm thuốc. Nhiều món ăn ngon có ý đĩ như: chè ý dĩ long nhãn, táo tàu, hạt sen, ý dĩ hầm thịt gà... vừa ngon vừa bổ dưỡng. - Ý dĩ vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng bổ, mạnh tỳ vị, lợi thuỷ, thanh nhiệt, kiện tỳ bổ phế.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - TẦM XUÂN CHỮA PHONG THẤP, TEO CƠ

* Đặc tính: - Cây tầm xuân thường mọc hoang thành bụi, từng đám ở ven đường, hoa thường nở vào cuối xuân. Rễ tầm xuân được dùng làm dược liệu rất hữu ích. - Rễ tầm xuân có vị đắng chát, tính mạnh, có tác dụng sát trùng, chữa lỵ, trừ thấp nhiệt, làm gân mạnh, chữa mụn nhọt lở ngứa.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY TÍA TÔ CHỐNG THẤP KHỚP

* Đặc tính: - Tía tô là cây gia vị thân quen trong bữa ăn hàng ngày, tên khoa học là Permila Frutescens. - Tía tô chứa nhiều vitamin E, C và các chất khác nên được dùng làm thuốc uống và bôi ngoài da.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY VÔNG TRỊ ĐAU THẦN KINH

* Đặc tính: - Cây vông có tên khoa học là Eryrthrina Variegata L. thuộc họ đậu (Fabaceae) có các thành phần erysodin, crysovin, erysotrin, erysonin. erythralin, erythrynin, erthrascin, erystemin, hypaphorim, beta-sitosterol, gama-sytosterol, delta-sytosterol... Hoạt chất toàn phần Alcaloid trong vông làm thư giãn cơ trơn, chống căng thẳng thần kinh. Lá vông non còn là loại rau ăn giàu dinh dưỡng: có 5,3% protein, 3,3%gluxit, 1,4% khoáng chất và các vitamin B, C. Tuy nhiên do pentylenetrazol ức chế thần kinh trung ương nên không nên dùng nhiều với người thần kinh suy nhược, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ. - Theo y học cổ truyền, cây vông còn có tên khác là hài đồng bi. Hài đồng bi có vị đắng, tính bình, vào hai kinh can thận, tác dụng an thần, thông kinh lạc khử phong thấp, hạ sốt, sát trùng, thông tiểu, nhuận tràng, dùng trong những chứng đau nhức thổ tả, tê bại lở loét, lỵ trực tràng, lỵ amip... - Cây vông có hai loại: vông đồng không có gai và vông gai. Kinh nghiệm

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY SI LÀM TAN Ứ MÁU

* Đặc tính: - Cây si được mọi người trồng làm cây cảnh trong các gia đình hoặc trong các chùa miếu. - Cây sĩ cao, thường có nhiều rễ phụ đâm ra từ thân cây. Lá cây si tròn, một mặt nhẵn, một mặt thô ráp. Thân cây to nhưng rất dẻo dai, có thể uốn cong theo ý muốn. Nhựa si trắng và khi ngắt lá hoặc chặt cành thì nhựa si chảy ra nhiều và thành dòng. Si có hoa vàng, quả đỏ.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY DUỐI CHỮA BẠI LIỆT

* Đặc tính: - Cây duối thường mọc tự nhiên hoặc được chiết cành, dùng để trồng làm hàng rào. - Cây duối cao khoảng 1-2m. Thân duối to vừa, xù xì, nhiều đầu mặt. Lá duối tròn, có lông, thô ráp cả hai mặt. Duối có hoa, quả vàng và ăn được.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - BẠCH HOA XÀ THẠCH THẢO VÀ BÁN CHI LIÊN

* Đặc tính của bạch xoa xà thạch thảo: - Bạch hoa xà thạch thảo có tên khoa học là Hedyotis Difuwwa Willd hay có tên khác là cỏ lưỡi rắn hoa trắng. Là cây cỏ mọc bò dưới đất, cành lá tốt, thân vuông màu nâu nhạt, hoa màu trắng ít khi hồng, quả hình cầu. - Dược liệu có vị ngọt, tính mát, không độc. * Đặc tính của bán chỉ niên: - Bán chỉ liên có tên khoa học là Scutfarria Rivuleris Wall, thuộc họ bạc hà. Lá cây nhỏ mọc bò dưới đất, lá mọc đối nhau, hoa màu xanh lơ, quả nhẵn hoặc có lông. - Dược liệu có vị hơi đắng, tính mát, giải nhiệt, mọc nhiều ở bờ ruộng, mương ở các tỉnh phía Bắc.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY TRINH NỮ

* Đặc tính: - Cây trình nữ có tên khoa học là Crinum Latiolinum, hay còn gọi là tỏi lá rộng (Trung Quốc y thuật sách), lá hình dài nhỏ, hoa mọc trên một cán dài. - Cây này mọc nhiều ở các tỉnh phía Nam: Biên Hoà, Tuy Phước, có vị chát đắng, tính độc nhẹ.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY CÚC ÁO CHỮA NHỨC GÂN

* Đặc tính: - Cúc áo có tên khác là cúc áo hoa vàng, nụ áo vàng, cỏ the, nút áo, cuống trầm, cúc lác, phắc khát, cỏ nhà hàn (tiếng Thái), là loại cây nhỏ, cao 30 - 60cm, thân mọc thẳng đứng hoặc nằm ngang ở phần gốc, nhẵn hoặc có lông nhỏ. Lá mọc đối hình bầu dục, gối hơi thuôn, đầu nhọn, mép khía rãnh gân chính 3. Cụm hoa mọc ở ngọc thân thành đầu màu vàng trên một cán dài 8 - 10. - Cây mọc hoang khắp nơi từ vùng núi cao đến đồng bằng, thường mọc ở chỗ đất ẩm trong vườn, ven đường đi, các bãi sông, bờ nương rẫy. Cây có khả năng sinh sản mạnh, phát triển nhanh. - Cây dễ thu hái nhất vào mùa thu, phơi khô. Hoa hái lúc còn màu vàng lục, dùng tươi hay phơi khô. Tất cả các bộ phận của cây, dùng làm thuốc đều có vị cay tê, nóng.