* Đặc tính:
- Cây duối thường mọc tự nhiên hoặc được chiết cành, dùng để trồng làm hàng rào.
- Cây duối cao khoảng 1-2m. Thân duối to vừa, xù xì, nhiều đầu mặt. Lá duối tròn, có lông, thô ráp cả hai mặt. Duối có hoa, quả vàng và ăn được.
* Công dụng:
- Hoàng Đôn Hoà (thế kỷ XI) dùng lá duối chữa trâu bò đau bụng ỉa chảy và xoa bóp chữa bại liệt (hoạt nhân toát yếu).
- Nguyễn Hoành (Nam y cục triều Tây Sơn) đã dùng lá duối chữa nắng nóng. Vỏ cây duối chữa phong thấp đau nhức.
- Lĩnh nam trong bản thảo của danh y Lãn Ông chép: Vỏ cây duối tính mát, trị sưng lở, chữa rắn cắn, chó dữ cắn bằng cách: lấy vỏ duối giã dập, vắt lấy nước uống, bã đắp vào chỗ bị cắn.
- Nhân dân dùng rễ duối uống để chữa bí đái, bụng chướng. Vỏ duối sắc ngâm chữa sâu răng, sưng họng, mủ nhựa duối bôi vào 2 bên thái dương để chữa nhức đầu.
Bài viết được trích từ sách: PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA
của lương y QUỐC ĐƯƠNG, NXB Từ Điển Bách Khoa ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Xem thêm: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DUỐI
Nhận xét
Đăng nhận xét