Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Làm Thuốc Ngủ-An Thần-Trấn Kinh

LÀM THUỐC NGỦ, AN THẦN, TRẤN KINH - Chu Sa - Thần Sa

Còn gọi là châu sa, đơn sa. Tên khoa học Cinnabaris. Chu sa và thần sa cùng là một loại thuốc có thành phần hoá học giống nhau, nhưng loại chu sa nguồn gốc ở tỉnh Hồ Nam Trung Quốc (xưa kia vùng này gọi là châu Thần cho nên có tên thần sa là thứ đá ở châu Thần) được coi là tốt hơn. Sự đánh giá này trên thực tế là đúng và hiện nay ta tìm được cơ sở khoa học của sự đánh giá đó. Chu là đỏ, sa là đá (châu là chữ chu đọc chệch). Vì châu sa là một tảng đá có màu đỏ. Đơn cũng là màu đỏ.

LÀM THUỐC NGỦ, AN THẦN, TRẤN KINH - Chỉ Cụ

Còn gọi là khúng khéng (Cao Bằng, Lạng Sơn), vạn thọ, kê trảo. Tên khoa học Hovenia dulcis Thunb. Thuộc họ Táo ta Rhantnaceae.

LÀM THUỐC NGỦ, AN THẦN, TRẤN KINH - Thiên Trúc Hoàng

Còn có tên là trúc hoàng phấn, phấn nứa, trúc cao. Tên khoa học Concretio silicea Bambusa hay Tabashir. Thiên trúc hoàng là cặn đọng ở đốt một số cây nứa mọc ở nước ta, tên khoa học của nứa là Bambusa sp, thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae). Những cây nứa này bị một loại bệnh làm cho chất nước trong cây ngưng đọng lại. Tên những cây nứa ở nước ta chưa được xác định chắc chắn, vì ít khi thấy có hoa hoặc quả. Có tác giả xác định là Arundinaria racemosa Munro hoặc Bambusa arundinacea Retz (A.Pételot, 1954). Theo các tác giả Trung Quốc (Dược tài học, 1960) các loài nứa có thiên trúc hoàng lại là các loài Phyllotachys reticulaa C.Koch hoặc Phyllostachys nigra Munro var henonis Makino thuộc cùng họ Lúa Poaceae (Gramineae). Do đó tên những cây nứa cho thiên trúc hoàng cần được nghiên cứu thêm. Chỉ biết hiên nay ta vẫn khai thác vị thiên trúc hoàng để dùng trong nước và xuất sang Trung Quốc.

LÀM THUỐC NGỦ, AN THẦN, TRẤN KINH - Ngưu Hoàng

Hiện ta dùng: 1. Ngưu hoàng thiên nhiên - Calculus Bovis (Bezoar) 2. Ngưu hoàng tổng hợp - Calculus Bovis artificialix (Bezoar artificialis). Ngưu hoàng thiên nhiên là sạn mật hay sỏi mật của con trâu có bệnh Bubalus bubalis L. hoặc con bò - Bos taurus var. domesticus Gmelin có bệnh thuộc họ Trâu bò Bovidcie. Vị ngưu hoàng ở nước ta có nhưng chưa biết khai thác nên vẫn phải nhập của Trung Quốc với giá 12.000đ một kg. Từ tháng 8 năm 1961, chúng tôi đã phát hiện và giới thiệu trong lớp dược liệu 8/61 rằng một số trâu bò ở nước ta cũng có ngưu hoàng. Trước đây, khi chế cao mật thấy những túi mật có sạn lại bỏ đi. Hiện nay rải rác đã có nơi thu thập ngưu hoàng.

LÀM THUỐC NGỦ, AN THẦN, TRẤN KINH - Trân Châu

Còn có tên là ngọc trai, bạng châu. Trân châu (Margarita, Perla, Pearl) là hạt ngọc trong nhiều loài trai như con trai Pteria (Pinctada) martensii Dunker (Avicula martensii Dunker) thuộc họ Trân châu Aviculidae hay Pteridae.

LÀM THUỐC NGỦ, AN THẦN, TRẤN KINH - Thuyền Thuế

Còn có tên là thuyền thoái, thiền thoái, thiền xác, thiền thuế. Thuyền thuế là xác lột (Petiostracum cicadae) của con ve sầu Cryptotympana pustulata Fabricius thuộc họ Ve sầu (Cicadae) khi đang lớn lên, thiền=con ve, thuế=xác.

LÀM THUỐC NGỦ, AN THẦN, TRẤN KINH - Cây Xấu Hổ

Còn có tên là cây mắc cỡ, cây thẹn, cây trinh nữ, hàm tu thảo. Tên khoa học Mimosa pudica L. Thuộc họ Trinh nữ Mimosaceae. Tên xấu hổ do lá cây và cành cụp xuống khi có người đụng vào lá cây. Ta dùng toàn cây hoặc lá và rễ cây xấu hổ.

LÀM THUỐC NGỦ, AN THẦN, TRẤN KINH - Sì To

Còn gọi là valerian. Tên khoa học Valeriana jatamansi Jones. Thuộc họ Nữ lang Valerianaceae. Thuốc an thần hiện là một loại thuốc có nhu cầu lớn ở các nước châu Âu. Sau khi phát hiện sự nguy hiểm của thuốc an thần tổng hợp (thuốc thalidomide), người ta quay trở lại sử dụng thuồc an thần valerian có ưu điểm là ít độc, không gầy những phản ứng phụ tai hại cho người bệnh và có thể dùng cho trẻ em. Sì to là một loài valerian mọc hoang dại và được dân tộc Mèo sử dụng gần như Valeriana officinalis L. ở châu Âu. Nhưng hiện nay chúng ta còn ít chú ý nghiên cứu và khai thác.

LÀM THUỐC NGỦ, AN THẦN, TRẤN KINH - Cây Hoa Nhài

Còn có tên là nhài đơn, nhài kép, mạt lị. Tên khoa học Jasminum sambac Ait. (J.fragrans Salisb). Thuộc họ Nhài Oleaceae.

LÀM THUỐC NGỦ, AN THẦN, TRẤN KINH - Long Nhãn

Còn có tên là lệ chi nô, á lệ chi. Tên khoa học Euphoria longana Lamk [Euphoria longana (Lour.) Steud., Nephelium longana Lamk.] Thuộc họ Bồ hòn Sapindaceae.    Long nhãn nhục (Arillus Longanae) là áo hạt phơi hay sấy khô nửa chừng của quả nhãn. Tên lệ chi nô vì mùa nhãn đến ngay sau khi mùa vải đã hết như người hầu cận theo chủ nhân (lệ chi là quả vải, nô là người hầu cận). Tên long nhãn vì giống mắt con rồng (long là rồng, nhãn là mắt).

LÀM THUỐC NGỦ, AN THẦN, TRẤN KINH - Táo Ta

Còn gọi là toan táo nhân. Tên khoa học Zizyphus jujuba Lamk. (Zizyphus trinervia Roth.) Thuộc họ Táo Rhamnaceae. Toan táo nhân (Semen Zizyphi) là nhân phơi hay sấy khô của hạt cây táo vẫn cho ta quả.

LÀM THUỐC NGỦ, AN THẦN, TRẤN KINH - Cây Vông Nem

Còn có tên là hải đồng bì, thích đồng bì. Tên khoa học Erythrina orientalis (L) Murr; Erythrina indica Lamk.  Erythrina  variegata L. Var orientalis (L) Merr. Thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Ta dùng lá tươi hay phơi hoặc sấy khô (Folium Erythrinae) hoặc vỏ thân phơi hay khô (Cortex Eiythrinae) của cây vông. Tên vông nem vì nhân dân thường dùng lá để gói nem và để phân biệt với cây vông đồng.

LÀM THUỐC NGỦ, AN THẦN, TRẤN KINH - Cây Sen

Còn có tên là liên, quỳ. Tên khoa học Nelumbo nucifera Gaertn. (Nelumbium nuciferum Gaertn., Nelumbium speciosum Willd.). Thuộc họ Sen Nelumbonaceae. Ta dùng tâm sen (Embryo Nelumbinis hoặc Plumula Nelumbinis) còn gọi là liên tâm hay liên tử tâm là chồi mầm phơi hay sấy khô lấy ở hạt sen.

LÀM THUỐC NGỦ, AN THẦN, TRẤN KINH - Lạc Tiên

Còn gọi là cây lạc, cây nhãn lồng (Nam Bộ), lồng đèn, hồng tiên, long châu quả, mắc mát (Đà Lạt). Tên khoa học Passiflora foetida L. Thuộc họ Lạc tiên Passifloraceae.

LÀM THUỐC NGỦ, AN THẦN, TRẤN KINH - Cây Bình Vôi

Còn gọi là củ một, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên, cà tom (Thổ). Tên khoa học Stephania rotunda Lour.[Stephania glabra (Roxb.) Miers.] Thuộc họ Tiết dê Menispermaceae. Bình vôi hay củ bình vôi (Tuber Stephaniae rotundae) là phần thân phình ra thành củ của cây bình vôi Stephania rotunda Lour. Cây củ bình vôi cho ta các vị thuốc: 1. Thân củ (Tuber Stephaniae rotundae) thái mỏng phơi hay sấy khô. 2. Các hoạt chất, chủ yếu là chất rotundin. Trước đây có người gọi nhầm cây này là “hà thủ ô” cho nên thuốc rotundin chế từ củ bình vôi có người lại đặt tên là “thuốc an thần hà thủ ô’’. Cần tránh nhầm lẫn với cây hà thủ ô (xem vị này).