Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - CÁC LOẠI SÂM - Đảng Sâm

Còn gọi là phòng đảng sâm, lộ đảng sâm, xuyên đảng sâm, đông đảng sâm, rấy cáy (Lạng Sơn), mần cáy. Tên khoa học Codonopsis sp. Thuộc họ Hoa chuông Campanulaceae. Đảng sâm (Radix Codonopsis) là rễ phơi khô của nhiều loài Codonopsis như Codonopsis pilosula (Pranch) Nannf, Codonopsis tangshen Oliv. (xuyên đảng sâm) và một số Codonopsis khác, đều thuộc họ Hoa chuông. Tên đảng sâm là do vị thuốc giống như sâm, sản xuất ở một địa phương gọi là quân Thượng Đảng (Trung Quốc). Ở Cao Bằng, Lạng Sơn, người Thổ gọi đảng sâm là cỏ rầy cáy, hay mần cáy, lầy cáy.

THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - CÁC LOẠI SÂM - Nhân Sâm Việt Nam

Còn gọi là sâm K5, sâm Ngọc Linh, thuốc giấu (dân tộc Tây Nguyên). Tên Khoa học Panax vietnamensis Hà et Grushv. Thuộc họ Nhân sâm Araliaceae.

THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - CÁC LOẠI SÂM - Nhân Sâm

CÁC LOẠI SÂM  Đông y coi sâm là vị thuốc đứng đầu các vị thuốc bổ, theo thứ tự sâm, nhung, quế, phụ. Sâm nói ở đây là vị nhân sâm. Vì vị nhân sâm giống hình người cho nên một số vị thuốc có hình giống người cũng được gọi là sâm, sâm là một vị thuốc bổ nên dần dần một số vị thuốc có tác dụng bổ cũng được gọi là sâm. Rồi để phân biệt vị nọ với vị kia người ta thêm tên địa phương vào như sâm bố chính (sâm sản xuất ở huyện Bố Trạch), đảng sâm (vì sản xuất ở Thượng Đảng) hoặc thêm tên màu sắc vào như huyền sâm (sâm có màu đen), đan sâm (sâm có màu đỏ), v.v... Ở đây chúng tôi giới thiệu một số vị thuốc mang tên sâm, có vị đã được nghiên cứu công nhận là tốt, có vị chưa được nghiên cứu. Mong có dịp chúng ta sẽ nghiên cứu sâu thêm.  NHÂN SÂM  Còn có tên là viên sâm, dã nhân sâm. Tên khoa học Panax ginseng C.A.Mey. (P.schinseng Nees.) Thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae.   Tên nhân sâm do vị thuốc giống hình người. Tên Panax do chữ Hy Lạp pan là tất cả, acos là chữ

LÀM THUỐC NGỦ, AN THẦN, TRẤN KINH - Chu Sa - Thần Sa

Còn gọi là châu sa, đơn sa. Tên khoa học Cinnabaris. Chu sa và thần sa cùng là một loại thuốc có thành phần hoá học giống nhau, nhưng loại chu sa nguồn gốc ở tỉnh Hồ Nam Trung Quốc (xưa kia vùng này gọi là châu Thần cho nên có tên thần sa là thứ đá ở châu Thần) được coi là tốt hơn. Sự đánh giá này trên thực tế là đúng và hiện nay ta tìm được cơ sở khoa học của sự đánh giá đó. Chu là đỏ, sa là đá (châu là chữ chu đọc chệch). Vì châu sa là một tảng đá có màu đỏ. Đơn cũng là màu đỏ.

LÀM THUỐC NGỦ, AN THẦN, TRẤN KINH - Chỉ Cụ

Còn gọi là khúng khéng (Cao Bằng, Lạng Sơn), vạn thọ, kê trảo. Tên khoa học Hovenia dulcis Thunb. Thuộc họ Táo ta Rhantnaceae.