Chuyển đến nội dung chính

THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - CÁC LOẠI SÂM - Đảng Sâm

Còn gọi là phòng đảng sâm, lộ đảng sâm, xuyên đảng sâm, đông đảng sâm, rấy cáy (Lạng Sơn), mần cáy.

Tên khoa học Codonopsis sp.

Thuộc họ Hoa chuông Campanulaceae.
ĐẢNG SÂM - Codonopsis sp - Nguyên liệu làm Thuốc Bổ, Thuốc Bồi Dưỡng
Đảng sâm (Radix Codonopsis) là rễ phơi khô của nhiều loài Codonopsis như Codonopsis pilosula (Pranch) Nannf, Codonopsis tangshen Oliv. (xuyên đảng sâm) và một số Codonopsis khác, đều thuộc họ Hoa chuông.

Tên đảng sâm là do vị thuốc giống như sâm, sản xuất ở một địa phương gọi là quân Thượng Đảng (Trung Quốc). Ở Cao Bằng, Lạng Sơn, người Thổ gọi đảng sâm là cỏ rầy cáy, hay mần cáy, lầy cáy.

A. Mô tả cây

Đảng sâm là một loại cỏ sống lâu năm. Rễ hình trụ dài, đường kính có thể đạt 1-1,7cm. Đầu rễ phát triển to, trên có nhiều vết sẹo của thân cũ, phía dưới có khi phân nhánh, mặt ngoài màu vàng nhạt, trên có các vết nhăn dọc và ngang. Thân mọc bò hay leo, phân nhánh nhiều, phía dưới hơi có lông, phía ngọn nhẵn, lá mọc đối, (ở Việt Nam lá phần nhiều mọc đối) so le hoặc có khi gần như mọc vòng. Cuống lá dài 0,5-4cm, phiến lá hình tim hoặc hình trứng dài l-7cm, rộng 0,8-5,5cm, đầu tù hoặc nhọn, đáy lá hình tim mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, hoặc có răng cưa (Việt Nam) mặt trên lá màu xanh nhạt, mặt dưới trắng. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Có 5 lá dài, tràng hoa hình chuông, màu vàng nhạt chia 5 thùy, 5 nhị, bầu có 5 ngăn. Quả nang, phía trên có 1 núm nhỏ hình nón, khi chín có màu tím đỏ. Mùa hoa nở: tháng 7-8. Mùa quả tháng 9-10 (Hình dưới).
HÌNH VẼ ĐẢNG SÂM - Codonopsis sp - Nguyên liệu làm Thuốc Bổ, Thuốc Bồi Dưỡng
Loài Codonopsis pllosula có lá gần như lá đảng sâm của ta mô tả ở trên, nhưng mép lá nguyên, hoa cũng như vậy, bầu chỉ có 3 ngăn. Loài Codonopsis tangshen Oliv. có lá dài hơn, cuống lá cũng dài hơn. Bầu cũng 3 ngăn.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cho đến năm 1960, đảng sâm bán ở các hiệu thuốc đều nhập của Trung Quốc và Triều Tiên.

ừ năm 1961, ta bắt đầu khai thác đảng sâm của ta tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai và các tỉnh có nhiều dân tộc Thái, Mèo.

Còn đang tiếp tục phát hiên ở các tinh khác.

Việc trồng đảng sâm mới được tiến hành. Cần chú ý trồng vì hiện nay khai thác không đủ nhu cầu.

Trồng bằng hạt. Chọn quả giống ở những cây đã được 3-5 năm trở lên. Hái những quả có vỏ vàng nhạt, hạt màu đen đem về phơi khô cho nứt vỏ mà lấy hạt. Hạt lấy được phải đem trồng ngay năm tới, nếu để chậm sẽ mất khả năng mọc, hoặc tỷ lệ mọc sẽ giảm.

Đảng sâm ưa những nơi đất cát có nhiều mùn. Vốn cây đảng sâm mọc hoang ở những nơi có bóng râm, hoặc ở thung lũng rậm rạp, cho nên cần trồng đảng sâm ở những nơi có bóng che râm mát, hoặc gieo những cây khác như đậu tương, ngô, lanh mán, cho mọc cao độ 10-20cm rồi mới gieo đảng sâm.

Thường gieo hạt vào tháng 3-5 hoặc tháng 9-10.

Muốn cho cây mọc tốt cần làm dàn cho cây leo. Dàn cao độ 2 mét.

Sau khi hái về, rửa sạch đất, phân biệt to nhỏ, để riêng, xâu dây vào và phơi đến nửa chừng thì dùng tay hay miếng gỗ lăn cho mềm và làm cho vỏ và thịt dính chặt nhau, làm như vậy 3-4 lần, cuối cùng phơi hay sấy cho thật khô.

C. Thành phần hoá học

Theo sự nghiên cứu đảng sâm của Trung Quốc có saponin và đường. Sơ bộ nghiên cứu đảng sâm của Việt Nam thấy có chất đường, chất béo, chưa thấy có saponin (Đỗ Trọng Khánh, 1961, Bộ môn dược liệu Hà Nội).
ĐẢNG SÂM - Codonopsis sp - Nguyên liệu làm Thuốc Bổ, Thuốc Bồi Dưỡng

D. Tác dụng dược lý

Năm 1934, Kình Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao đã dùng đảng sâm mua ở hiệu thuốc Đồng Nhân Đường và Trần Thọ Đường (ở Bắc Kinh Trung Quốc) ngâm với cồn 70° trong một tháng. Lọc lấy cồn, bã còn lại sắc với nước: 1 kg đảng sâm cho 200g cồn và 260g cao nước. Dùng cả hai loại cao trên chế thành dung dịch 20%, một phần sau khi hấp tiệt trùng thì đem tiêm, một phần cho lên men để loại hết các hợp chất hydrat cacbon như đường rồi mới tiêm, đồng thời lại dùng đảng sâm chế thành thuốc cho uống.

Tiến hành thí nghiệm trên thỏ và chó đi tới một số kết quả sau đây:

1. Ảnh hưởng đối với huyết đường:

Tiêm đảng sâm vào con thỏ bình thường thấy lượng huyết đường tăng lên. Các ông cho rằng sở dĩ đảng sâm làm tăng lượng huyết đường là do thành phần hydrat cacbon trong đảng sâm, vì khi tiêm hay cho uống thuốc đảng sâm đã cho lên men để loại đường thì đều không làm cho lượng huyết đường tăng lên.

Tiêm thuốc đảng sâm chưa lên men và đã lên men đều không thấy ức chế được hiện tượng huyết đường tăng do tiêm dưới da dung dịch 10%, diuretin (4ml/1kg thể trọng). Căn cứ vào quan điểm của Richter, Rose, Nishi và Pollak cho rằng diuretin gây cao huyết đường là do thần kinh giao cảm cho nên các ông Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao cho rằng đảng sâm không ức chế được cao huyết đường do nguồn gốc thần kinh.

2. Ánh hưởng đối với huyết cầu:

Tiêm dưới da dung dịch đảng sâm 20% (4ml/1kg thể trọng) hoặc cho uống (mỗi ngày 20g) đều thấy hồng cầu tăng lên, bạch cầu giảm xuống. Các tác giả đều cho rằng trong đảng sâm có một hoặc hai chất có ảnh hưởng tới huyết cầu.

3. Ảnh hưởng đối với huyết áp:

Têm mạch máu dung dịch đảng sâm 20% (chiết xuất bằng nước và bằng rượu) cho thỏ và chó đánh mê, đều thấy hạ huyết áp. Các tác giả có tiêm dung dịch 4,8% glucoza để đối chứng thì không thấy hạ huyết áp, do đó cho rằng hiện tượng gây hạ huyết áp không liên quan với thành phần đường trong đảng sâm. Các tác giả cho rằng hiện tượng hạ huyết áp là do dãn mạch ngoại vi, đảng sâm còn có tác dụng ức chế hiện tượng cao huyết áp do adrenalin gây ra, nếu lượng adrenalin tiêm mà cao thì hiện tượng ức chế kém, nếu lượng adrenalin tiêm thấp, hiện tượng ức chế càng mạnh.

E. Công dụng và liều dùng

Mới thấy dùng trong phạm vi đông y.

Đông y coi đảng sâm có thể dùng thay thế nhân sâm trong các bệnh thiếu máu, da vàng, bệnh bạch huyết, viêm thượng thân, nước tiểu có anbumin, chân phù đau. Còn dùng làm thuốc bổ dạ dày, chữa ho, tiêu đờm, lợi tiểu tiện. Người ta còn gọi đảng sâm là nhân sâm của người nghèo vì có mọi công dụng của nhân sâm lại rẻ tiền hơn.

Ngày dùng 6-12g, có thể tăng tới 30g, dùng dưới dạng thuốc sắc. Uống luôn 7 đến 14 ngày.

Theo tài liệu cổ, đảng sâm có vị ngọt, tính bình. Vào 2 kinh phế và tỳ có tác dụng bổ trung ích khí, sinh tân, chỉ khát. Dùng chữa tỳ hư, ăn không tiêu, chân tay yếu mỏi, phế hư sinh ho, phiền khát. Công dụng gần như nhân sâm nhưng hơi thiên về bổ trung. Người thực tà không dùng được.

Đơn thuốc có đảng sâm

Chữa bệnh lao mới nhiễm, bệnh ho (đơn của Diệp Quyết Tuyền): Đảng sâm 16g, hoài sơn 15g, ý dĩ nhân 10g, mạch môn 10g, cam thảo 3g, hạnh nhân 10g, khoản đông hoa 10g, xa tiền tử 10g, nước 600ml sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

Chú thích:

Trước đây ta còn nhập của Trung Quốc vị thuốc gọi là minh đảng sâm-Radix Changii là rễ đã chế biến và phơi khô của cây minh đảng sâm Changium smyrnioides Wollf thuộc họ Hoa tán Umbelliferae. Tại Triết Giang (Trung Quốc) người ta hái rễ về để nguyên vỏ phơi khô gọi là nam sa sâm, cạo vỏ, đồ chín phơi khô gọi là minh đảng sâm.

Cây này là một loại thảo sống lâu năm, rễ phình thành củ to, mọc sâu dưới đất, thân cao chừng hơn 1m, phía trên phân nhánh. Từ rễ mọc ra các lá có cuống dài, phía dưới cuống phình ra thành bẹ ôm lấy thân, lá kép 3 lần lông chim, phiến lá cắt sâu hình mác. Lá phía trên nhỏ hình vảy hoặc thành bẹ nhỏ.

Cụm hoa tán kép, tán nhỏ mang 10-15 hoa. Tràng hoa màu trắng có gân tim, đài 5, tràng 5, nhị 5, hạ. Quả là quả bế đôi hình tròn dẹt hay tròn.

Hiện nay cây này không thấy ở Viêt Nam. Trung Quốc sản xuất ở Giang Tô, An Huy, Ti Giang và Nam Kinh.

Trong minh đảng sâm có một ít tình dầu, nhiều tinh bột, hoạt chất chưa rõ.

Công dụng làm thuốc bổ, còn có tác dụ tiêu độc, chữa mụn mủ. Thường dùng trong bệnh ho, nôn mửa.

Nguyên Liệu Làm Thuốc trích từ nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi






Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.