Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

CÁC VỊ THUỐC KHÁC NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT - Nước Tiểu

Còn gọi là đồng tiện, nhân niệu, luân hồi tửu, hoàn nguyên thang. Tên khoa học Urina Hominis. Trong những tên khác nhau tên đồng tiện chỉ dành chỉ nước tiểu của trẻ em thường là của trẻ em trai, dưới 12 tuổi, mạnh khỏe. Nhưng trong những tài liệu cổ, ngoài nước tiểu trẻ em ra, người ta dùng cả nước tiểu người lớn với tên nhân niệu (nước tiểu của người lớn). Rồi vì không coi nước tiểu của người lớn là chất cặn bã do người thải ra, mà là vị thuốc quý nếu biết dùng nên mới gọi là luân hồi tửu (thứ rượu uống vào, thải ra lại uống vào), hoàn nguyên thang (thang thuốc đưa trở về cội nguồn). Hiện nay chúng ta đã biết nước tiểu không hoàn toàn là chất thải, chất cận bã của chuyển hóa, mà nước tiểu được hình thành từ máu khi qua hai quả thận, rồi chuyển vào niệu quản và xuống bọng đái. Trong 24 giờ, hai quả thận lọc được từ máu 180 lít nước (gấp 3 lần trọng lượng cơ thể 50kg). Nếu không đưa lượng nước ấy (trong đó có chất muối và nhiều chất khoáng vô cùng cần thiết cho cuộc sốn

CÁC VỊ THUỐC KHÁC NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT - Nước Bọt

Còn gọi là nước dãi, nước miếng, thần thuỷ (nước thần), quỳnh dịch (nước ngọc), ngọc tương (nước ngọc), kim tân ngọc dịch, quỳnh dịch dưỡng sinh pháp (phép dưỡng sinh bằng nước bọt). Tên khoa học Saliva.

CÁC VỊ THUỐC KHÁC NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT - Bạch Cương Tàm

Còn gọi là cương tàm, cương trùng, thiên trùng. Tên khoa học Bombyx cum Botryte, Bornbyx botryticatus. Bạch cương tàm là con tằm Bombyx mori L. thuộc họ Tằm Bombycidae bị một bệnh do khuẩn Botrytis bassiana Bals hoặc Beauveria bassiana (Bals) Vuill làm chết cứng, sắc trắng như vôi.

THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - Nọc Ong (Apitoxin)

Nọc ong là một vị thuốc được nhân dân nhiều nước châu Á và châu Âu biết dùng từ lâu để chữa nhiều bệnh khác nhau. Nọc ong là sản phẩm của những tuyến đặc biệt trong cơ thể con ong, muốn dùng nọc ong trước đây người ta cho con ong đốt, hay có khi người ta uống con ong, gần đây người ta lấy nọc ong riêng rồi chế thành thuốc với những dạng khác nhau như nhũ dịch, dầu bôi có nọc ong, thuốc tiêm dưới da, di chuyển ion (ionophorese). Muốn lấy nọc ong hàng loạt, người ta thường kích thích con ong bằng cách giết chết một con ong, đặt lên một màng mỏng có dòng điện, khi những con ong khác đậu vào bị dòng điện kích thích sẽ “đốt “ màng mỏng. Nọc chảy ra người ta hứng lấy để chế thuốc.

THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - Mật Ong

Còn gọi là bách hoa tinh, bách hoa cao, phong đường, phong mật. Tên khoa học mel.

THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - Nhau Sản Phụ

Còn gọi là thai bàn, thai y, thai bào, nhân bào, tử hà sa. Tên khoa học Placenta Hominis.  Nhau sản phụ là bộ phân ở trong tử cung của người mẹ cùng với cái thai. Khi thai còn ở bụng mẹ thì nhau sản phụ có nhiệm vụ che chở và nuôi dưỡng thai.

THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - Cây Xa Kê

Còn gọi là cây bánh mỳ, arbre à painvrai. Tên khoa học Artocarpus incisa L. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - Tầm Sét

Còn gọi là khoai xiêm, bìm bìm xẻ ngón, kantram theari (Cămpuchia). Tên khoa học Ipomoea digitata Lin. Thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae.

THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - Tích Dương

Tên khoa học Caulis Cynomorii-Herba Cynomorii. Vị tích dương còn có tên địa mao cầu là thân thịt phơi hay sấy khô của cây tích dương - Cynomorium cocineum L. thuộc họ Tích dương Cynomoriaceae.