Chuyển đến nội dung chính

THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - Nhau Sản Phụ

Còn gọi là thai bàn, thai y, thai bào, nhân bào, tử hà sa.

Tên khoa học Placenta Hominis. 
NHAU SẢN PHỤ - Placenta Hominis - Nguyên liệu làm Thuốc Bổ, Thuốc Bồi Dưỡng
Nhau sản phụ là bộ phân ở trong tử cung của người mẹ cùng với cái thai. Khi thai còn ở bụng mẹ thì nhau sản phụ có nhiệm vụ che chở và nuôi dưỡng thai.

A. Nguồn gốc nhau sản phụ

Nhau sản phụ nói ở đây là nhau của người (Homo sapiens) thuộc ngành có xương sống (Vertebrata), lớp có vú Mammalita, họ người (Hominidae).

Phụ nữ đến tuổi đều có kinh nguyệt, hàng tháng hai buồng trứng sản xuất ra trứng. Trứng gặp tinh trùng sẽ thụ tinh và qua vòi dẫn trứng xuống đậu ở tử cung. Trứng phát triển thành thai. Nhưng vì trứng không có chất dùng để dự trữ nuôi dưỡng cái thai như trong trứng gà trứng Vịt cho nên từ thành của tử cung sẽ tạo ra một bộ phận có nhiệm vụ nuôi dưỡng, hô hấp, bài tiết và cung cấp nội tiết tố cho cái thai tức là nhau sàn phụ.

Khi sinh nở, tử cung co bóp cổ tử cung mở rộng, trước hết tống thai ra ngoài, người ta cắt rốn cho thai, được ít lâu sau tử cung co bóp lần nữa, tống nhau sản phụ ra (Hình dưới).

Ngoài nhau của người, ta có thể dùng nhau của bò lợn, cừu dê hay những gia súc khác.
HÌNH VẼ NHAU SẢN PHỤ - Placenta Hominis - Nguyên liệu làm Thuốc Bổ, Thuốc Bồi Dưỡng

B. Chế biến nhau sản phụ

Cần chọn nhau của sản phụ mạnh khỏe không bệnh tật. Muốn vậy, những người ta định lấy nhau cần được khám nghiệm cẩn thận. Kinh nghiệm cho biết những nhau to bất thường, mặt gồ ghề hoặc mụn nhỏ trên phía mặt cuống nhau là loại có thể nhiễm trùng bệnh giang mai, không nên dùng.

Nhau nào còn nguyên bọc, không sây sát, hồng tươi là nhau tốt.

Nhau là một chất thịt đang còn tiếp tục sống cho nên sau khi lấy được cần được chế biến hết sức sớm để tránh hỏng thối. Thường không nên để lâu quá 1-2 giờ, nhất là khi trời nóng ấm. Trời rét có thể để lâu hơn.

Khi lấy nhau, tay phải rửa xà phòng thật sạch, bát hay dao, kéo, gạc dùng chế biến cần rửa sạch, luộc nước sôi lâu và kỹ để tiệt trùng.

Nhau lấy ra lập tức dùng vải hay gạc mềm đã luộc sôi lau khô máu và chất nhờn. Chú ý đừng ấn mạnh tay quá sẽ làm nước bổ trong nhau tiết ra mất. Sau đó rửa bằng nước muối (một lít nước khoảng 9-10g muối) bóc hết màng, cắt bỏ những ống máu đọng trên mặt nhau.

Có khi nhau sản phụ được dùng ngay, có khi cho vào tủ lạnh giữ ở nhiệt độ từ 0-4° trong vòng 7-10 ngày theo phương pháp Pilatốp rồi mới dùng.

Sau khi đã rửa xong, hoặc rửa rồi lại được ướp lạnh theo phương pháp Philatốp ta có thể chế theo một trong những phương pháp sau đây:

1. Ngâm rượu nhau: Thái hay cắt nhỏ ngâm với rượu trắng. Cứ 1 cái nhau, cho vào 1 hoặc 1,5 lít rượu 40-50°. Ngâm 10-15 hôm trở lên có thể gạn lấy rượu uống dần. Có thể cho thêm tinh dầu thơm như rượu vỏ cam, vỏ quít hoặc vani v.v... cho thơm. Khi uống có thể thêm mật ong, đường.

Chú ý phải cho rượu đủ độ và lượng nói trên hay nhiều mới khỏi thối hỏng, vì trong nhau sản phụ có rất nhiều nước, nếu cho ít rượu quá, nước có sẵn trong nhau sản phụ làm cho độ rượu bị pha loãng không đủ để bảo quản nhau. Sau khi gạn uống hết chỗ rượu trên, có thể thêm nửa lít rượu nữa ngâm thêm.

2. Ngâm với mật ong: Rửa sạch một lần nữa nhau thai bằng rượu 40-50°. Thái nhỏ cho một lít hay hai lít mật ong tốt. Đợi nửa tháng đến một tháng mật ong sẽ tiêu cả cái nhau. Thực tế các chất trong nhau thai chuyển tan vào mật ong, còn lại xác các tế bào của nhau chứ toàn bộ nhau không tan hết như người ta thường nói. Lấy mật ong đó uống dần. Hình thức này hợp đối với người không uống được rượu, nhưng cần chú ý chọn mật ong tốt, nguyên chất nếu không dễ bị thối, vì lượng nước trong nhau có thể làm loãng mật ong làm cho mật ong giảm bớt khả năng bảo quản.

3. Chế biến nhau sản phụ dưới hình thức món ăn như băm nhau với trứng, nướng chả v.v... Hình thức này cũng tốt nhưng có điều bất tiện phải ăn một lúc số lượng quá lớn.

Trong các sách cổ nói đến nhiều phương pháp bào chế khác, chúng tôi chỉ trích giới thiệu ở đây phương pháp ghi trong Bộ Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân:

“Tử hà xã trong các bài thuốc cổ không chia trai gái, các đời sau mới chia ra của con giai để chữa bệnh nam giới, của con gái để chữa bệnh, phụ nữ. Lại có sách khác nói bệnh nam giới dùng của con gái, bệnh phụ nữ dùng của con giai, thứ nhất là của người đẻ con so, không có thời lấy của người đàn bà vô bệnh cũng được. Khi đã lấy được ngâm với nước vo gạo trong, rửa cho sạch, rồi để vào giỏ đan bằng tre, ngâm vào giữa dòng nước chảy rửa bỏ hết gân màng, rồi lấy rượu ngâm nhũ hương (nhựa của cây Pistacia lentiscus - chú thích của Đỗ Tất Lợi) rửa qua sấy khô tán bột. Cũng có khi ép vào ngói để sấy cho khô, lại có khi đun với rượu giã cho thật nhuyễn hoặc đổ vào chõ đồ cho chín đem phơi, phương pháp đồ tốt hơn”.

Có người nói không nên bỏ gân và màng.

C. Thành phần hóa học

Trong nhau sản phụ có một chất protit đặc biệt cấu tạo bởi 8 phân tử N-axetyl d-glucozamin C6H13O5N, 6 phân tử d-galactoza và 6 phân tử manoza. Ngoài ra có pepton, anbumoza (albumoza) polypeptit và cholin.

Trong nhau sản phụ tươi còn có các nội tiết tố chorionic gonadotropin, kích noãn tố F.S.H (Follciculin stimulating hormon) làm cho bọc trứng và trứng phát triển, đồng thời làm cho bọc trứng tiết ra noãn tố tức là nữ tiết tố sinh dục nữ và kích tố sinh hoàng thể L.H. (lutenizing hormon) có khả năng làm cho trứng chín, bọc trứng mở ra và trứng rụng sau đó làm cho vỏ bọc trứng còn lại chuyển thành hoàng thể.

D. Nhiệm vụ sinh lý của nhau sản phụ

Nhau sản phụ đứng trung gian giữa mẹ và bào thai và giữ nhiệm vụ:

1. Bảo vệ cái thai

2. Nuôi dưỡng thai

3. Đóng vai trò một hạch nội tiết

Đề làm nhiệm vụ bảo vệ thai nhau sản phụ lọc một số chất độc hay một số chất không cho qua thai. Nhưng nhiều khi nhau sản phụ không lọc hết tất cả mọi chất độc. Ví dụ nhau sản phụ lọc và giữ lại chất quinin, nhưng lại để các chất cafêin và veronal đi quan. Khi mẹ được chủng đậu, những chất miễn dịch bệnh đậu (anticorps) cũng có trong nhau sản phụ.

Trong nhiệm vụ nuôi dưỡng thai, nhau sản phụ vừa là một kho dự trữ thức ăn, vừa là một hạch tạo ra các thức ăn.

Trong nhau sản phụ có tích lũy glycogen như ở gan, chất mỡ, chất protit. Nhau sản phụ có rất nhiều muối vô cơ, các men tiêu hóa chất bột (amylaza), men tiêu hóa chất protit (proteaza và trypsin) và men tiêu hóa chất béo (lipaza) v.v...

Do các chất men chứa trong nhau sản phụ, các chất dinh dưỡng trong máu mẹ được chế biến trong nhau sản phụ thành các thức ăn trực tiếp hấp thụ được. Vì không liên hệ trực tiếp giữa tuần hoàn của mẹ và bào thai cho nên các thức ăn cần được các men trong nhau sản phụ tiêu hóa trước khi vào bào thai.

Nhau sàn phụ là một cơ sở giúp sự miễn dịch, do đó thuốc chế từ nhau sản phụ có thể chữa và phòng một số bệnh do nhiễm trùng.

Trong nhiệm vụ hạch nội tiết. Nhau sản phụ tiết ra nội tiết tố hydrat folliculin hay ơstrion (hydrate de folliculin=oestrol) và nội tiết tố oertradiol. Các chất nội tiết tố xuất hiên từ tháng thứ ba trong nước tiểu người mẹ, khi nhau sản phụ được tống ra ngoài thì không thấy các chất nội tiết tố đó trong nước tiểu nữa.

Ngoài ra nhau sản phụ còn tiết ra chất hoàng thể tố: Progesteron như chất nội tiết của buồng trứng. Lượng progesteron tăng dần cho đến ngày sinh đẻ.

Nhau sản phụ còn tiết và tích lũy các nội tiết gônadotrôp giống như các chất nội tiết của thùy trước tuyến yên gồm gonadostimulin A và gonadostimulin B. Chúng ta biết rằng gonadostimulin A là một chất nội tiết có tác dụng làm trứng chóng trưởng thành (đối với giống cái) và kích thích sự tạo thành tinh trùng (đối với giống đực). Còn Gonađostimulin B giữ cho hoàng thể ở buồng trứng tồn tại và tiết ra nhiều progesteron (đối với giống cái) hoặc phát triển hòn dái và tinh nang đối với con đực.

E. Công dụng và liều dùng

Trong nhân dân nhau sản phụ được coi là một vị thuốc rất bổ, bổ khí, nuôi huyết, ích tinh, dùng chữa các bệnh lao lực, gầy còm, ho nhiều, trong xương đau nhức, kém ăn, kém ngủ, hen suyễn, di mộng tinh.

Ngày dùng 2-4g dưới hình thức bột, hoặc 20-30ml rượu nhau hoặc mật ong ngâm nhau nói ở trên.

Theo tài liệu cổ, nhau có Vị ngọt, mặn, tính ôn, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng đại bổ khí huyết. Dùng chữa gầy yếu, ho suyễn, nhiều mồ hôi. Đau nhức trong xương, di tinh, hoạt tinh. Người có thực tà không dùng được.

Đơn thuốc có vị hà sa

Đơn thuốc có vị hà sa đại tạo hoàn hay đại tạo hoàn: Bài thuốc rất được nhân dân tín nhiệm. Bài thuốc này được ghi trong bộ Bản thảo cương mục (từ thế kỷ 16) như sau:

“... Nếu gặp người sắp chết, chỉ còn thoi thóp dùng một vài liều, cũng có thể sống thêm được vài ngày. Sự công hiệu bổ âm của nó rất vĩ đại, trăm người dùng thời tin cả trăm. Uống nó nhiều lần, tai mắt sẽ sáng tỏ thêm, râu tóc đã bạc lại đen, sống lâu mạnh khoẻ, thật là hiệu nghiêm cướp được công của tạo hóa vì thế mới gọi bài thuốc là đại tạo hoàn hay hà sa đại tạo hoàn.

1. Hà sa (nhau sàn phụ) 1 cái: Ngâm nước gạo rửa sạch ép vào ngói mới, sấy khô, tán bột hoặc tẩm rượu, đồ chín, phơi khô tán bột.

2. Quy bản 2 lạng (80g) tẩm nước tiểu trẻ em 3 ngày, phơi khô, sau lại tẩm dấm thanh sấy cho vàng.

3. Hoàng bá bỏ vỏ tẩm vào muối, sao qua 1 lạng rưỡi (60g).

4. Đỗ trọng bỏ vỏ, tẩm với sữa nướng dòn 1 lạng rưỡi (60g)

5. Ngưu tất bỏ cuống tẩm với rượu 1 lạng 2 đồng (48g).

6. Địa hoàng 2 lạng rưỡi (100g) trộn với 6 đồng cân (24g) sa nhân và 2 lạng (80g) bạch phục linh. Cho cả vào túi lụa ngâm vào hũ rượu đem đun lên 7 lần rồi bỏ phục linh và sa nhân chỉ lấy địa hoàng giã cho nhuyễn.

7. Thiên môn đông 1 lạng 2 đồng cân (48g) bỏ lõi.

8. Mạch môn đông 1 lạng 2 đồng cân (48g) bỏ lõi.

9. Nhân sâm bỏ rễ con 1 lạng 2 đồng cân (48g).

Nếu dùng chữa bệnh mùa hạ thêm 7 đồng cân, (28g) ngũ vị tử.

Tất cả các vị trên tán bột luyện với cao địa hoàng viên bằng hạt đậu nhỏ. Mỗi lần uống 50 viên, hòa nước muối làm thang chiêu thuốc. Mùa đông dùng rượu để chiêu thuốc.

Nếu dùng cho phụ nữ thì bỏ quy bản, thay bằng:

10. Đương quy 2 lạng (80g) nấu với nhũ hương, luyện hồ mà làm thành viên.

Nếu nam giới mắc bệnh di tinh, phụ nữ mắc bệnh đới hạ (khi hư) thêm:

11. Mẫu lệ phấn 1 lạng (40g).

Một người mắc bệnh suy yếu, dương sự không cử lên được, uống hai tễ thuốc này thân thể sẽ khỏe hẳn lên, mấy năm sinh được 4 con giai. Một phụ nữ 60 tuổi uống bài thuốc này thọ tới 90 tuổi vẫn còn khỏe mạnh. Một người đàn ông sau khi ốm nặng đã khỏi bổng dưng không nói được, sau khi uống bài này sức càng thêm khỏe, tiếng lại cũng to. Một người đàn ông mắc bệnh “nuy” hai chân không đi được đã tới nửa năm, sau khi uống bài này đi được xa không hề mỏi mệt. (những liều lượng theo gam là chú thích thêm của Đỗ Tất Lợi).

Chú thích:

Ngoài nhau sản phụ ra người ta còn dùng cả cuống nhau hay cuống rốn gọi là tề đới (Restis umbilicalis) sấy khô. Dùng chữa ho suyễn, mồ hôi trộm, hư lao, bổ thận khí.

Nguyên Liệu Làm Thuốc trích từ nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.