Chuyển đến nội dung chính

CÁC VỊ THUỐC KHÁC NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT - Nước Bọt

Còn gọi là nước dãi, nước miếng, thần thuỷ (nước thần), quỳnh dịch (nước ngọc), ngọc tương (nước ngọc), kim tân ngọc dịch, quỳnh dịch dưỡng sinh pháp (phép dưỡng sinh bằng nước bọt).

Tên khoa học Saliva.
NƯỚC BỌT - Saliva - Nguyên liệu làm Thuốc nguồn gốc động vật


A. Nguồn gốc

Từ thời cổ còn lưu truyển đến chúng ta ngày nay một phương pháp dưỡng sinh như sau: Sáng sớm dậy, sau khi súc sạch miệng bằng nước đun sôi để nguội, ngậm môi, đưa lưỡi liên tục 10 lần lên xuống và sang hai bèn trong khoang miệng rồi dùng đầu lưỡi chống lê lên vòm miệng, chờ cho nước bọt ứ ra đầy miệng thì súc súc chừng 5-10 lần, rồi nuốt số nước bọt ấy xuống bụng, chia làm ba lần, mà khì nuốt phải hết sức từ từ. Mỗi ngày làm như vậy hai lần. Nếu chịu làm như vây trong nhiều tháng thì cơ thể lâu già, nhan sắc tươi đẹp.

Theo y học cổ truyền phương đông thì nước bọt thuộc loại tân dịch mà tân dịch có sự kết hợp tinh tuý nhất giữa nước và ngũ cốc. Tân dịch là chất bổ dưỡng đối với cơ thể làm cho da mểm mại, tăng tính đàn hồi, bôi trơn các khớp xương, bổ dưỡng não và tuỷ sống, thông khiếu làm cho sáng mắt hay nói cách khác nước bọt đóng vai trò quan trọng đối với sự sống (dưỡng sinh) và sức khoẻ của con người.

Y học hiện đại đã phát hiện vai trò quan trọng của nước bọt đối với mọi hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể con người. Nước bọt là hỗn hợp chất lỏng do tuyến nước bọt trong khoang miệng tiết ra. Mỗi ngày, một người lớn bình thường tiết ra khoảng 1.000-1.500ml nước bọt.

B. Vai trò nước bọt trong cơ thể

1. Trước hết nước bọt đóng vơi trò hàng rào diệt khuẩn phòng bệnh: Những bệnh tật qua đường miệng vào cơ thể ta (bệnh tòng khẩu nhập) gặp nước bọt ở khoang miệng lập tức bị các chất bacteriolysine trong nước bọt hoà tan và phân giải. Như vậy nước bọt là chất sát khuẩn và làm sạch khoang miệng không cho các vi khuẩn gây bệnh và các tạp chất độc hại khác dễ dàng vượt qua được hàng rào bảo vệ chặt chẽ này trước khi xâm nhập vào cơ thể.

2. Nước bọt tăng khả năng hấp thụ tiêu hoá thức ăn: Khi ta ăn cơm và thức ăn, hai hàm răng phải nghiền nát cơm và thức ăn, đồng thời nước bọt tiết ra. Càng nhai kỹ, thức ăn càng được nghiền nhỏ, nước bọt càng được tiết ra nhiều, những chất men có trong nước bọt sẽ giúp cho sự tiêu hoá cơm và thức ăn được tiến hành một phần lớn trong khoang miệng. Do vậy con người có thể chủ động nhai lâu, giúp cho bộ máy tiêu hoá được làm việc ít hơn là một điều rất cần thiết đối với người bị viêm loét dạ dầy và hành tá tràng.

3. Nước bọt là một vị thuốc cầm máu thần diệu, mau làm lành vết thương: Trong sinh hoạt hàng ngày, khi trên da xuất hiện, nổi mụn nhọt, hoặc xây sát, đứt tay, chảy máu, trong dân gian thường có thói quen quệt nước bọt lên chỗ đau hay chảy máu. Trong gia đình nếu có chăn nuôi gia súc, mỗi khi chúng bị thương, chúng ta cũng thấy con vật dùng lưỡi liếm lên vết thương của chúng. Làm công việc ấy, chúng nhằm mục đích gì? Tiến sĩ Stanley Cohen nhà khoa học Mỹ nổi tiếng đã từng được nhận giải thưởng Noben về sinh lý đã phát hiện nguyên nhân của bí mật này: Trong nước bọt động vật có chứa “một yếu tố sinh trường bền bỉ” có tác dụng tái tạo và nhân số lượng tế bào da. Ngoài ra S.Cohen còn phát hiện trong nước bọt còn chứa một lượng nhỏ các chất có hoạt tính sinh học khác như “yếu tố sinh trưởng thần kinh” có tác dụng kích thích sự phân hoá và tái tạo tế bào thần kinh cảm giác và thần kinh giao cảm.

4. Trang nước bợt có chất chỉ thị có thai và phân biệt giới tính của thai nhi: Các chuyên gia hoá sinh thuộc trường Đại học Thesus châu úc (Australia) đã tìm ra phương pháp hoá nghiệm nước bọt hết sức đơn giản để xác định thời kỳ rụng trứng của phụ nữ. Căn cứ của sự phát hiện này, dựa trên sự phát hiện ở người phụ nữ 5 ngày trước khi rụng trứng và 6 ngày sau khi rụng trứng hàm lượng đường (glucose) trong nước bọt tăng lên đột biến. Rồi căn cứ biết được rằng thai nhi trong bụng mẹ từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7 do giới tính khác nhau nên nhau thai cũng tiết ra các hormon khác nhau. Hormon này có cả ở trong nước bọt của ngưới đang mang thai, cho nên khi thí nghiệm nước bọt có thể giúp ta biết rõ thai nhi đang nằm trong bụng mẹ là trai hay gái.

5. Các chuyên gia hoá sinh còn phát hiện sự thay đổi thành phần nước bọt có quan hệ mật thiết với bệnh tật: Từ trên cơ sở phát hiện này các nhà nghiên cứu đang tìm những phương pháp xét nghiệm nước bọt để chẩn đoán bệnh kể cả đối với những người nhiễm HIV/AIDS.

C. Công dụng và liều dùng

Từ cuối thể kỷ 16 (1595) tính chất và công dụng nước bọt đã được Lý thời Trân ghi trong bộ sách “Bản thảo cương mục" của mình như sau: Nước bọt vị mặn, tính bình, không độc. Dùng chữa mụn nhọt sưng đau, ghẻ lở, phỏng da, còn có tác dụng làm sáng mắt, phá tan các màng mộng, giải độc, trừ tà độc và ngộ độc vì thuỷ ngân. Trong sách còn ghi thêm: Muốn có nước bọt tốt thì sáng sớm thức dậy chưa ăn uống gì, chưa nói gì dùng nước bọt mới tiết ra bôi ngay lên mụn nhọt.

Đơn thuốc dùng nước bọt trong nhân dân

1. Cô B.M.L. ở Lạc Long Quân phường 1, quận 1, TP. Hồ Chí Minh bị lên một cái nhọt bằng hạt bắp ở phía trái dưới má, xung quanh bầm đỏ, đau. Khám bác sĩ bảo bị nhiễm trùng, cần mổ khoét đi và lấy miếng da ở đùi đắp vào để không có sẹo. Chi phí dự tính khoảng 1 triệu đồng. Ông ngoại về chơi bảo cháu mỗi buổi sáng lấy nước miếng (nước bọt) bôi vào, xoa nhẹ vài ba lần. Cô B.M.L. làm theo ông khoảng 1 tuần lễ, nhọt tự tiêu không để lại dấu vết gì. Tin này đăng trên tạp chí Sống vui khoẻ số 2 (12-1994).

2. Cũng trên tạp chí đó số 10 (phát hành tháng 5-1995) có bài “Nhân đọc bài Giản dị mà giá trị cao bầy cách trị mụn mọc ở má của một thanh niên 20 xuân xanh thần tình, tôi liên tưởng đến bệnh mình và tự nhủ: Mụn mọc ở má đã lành thì u thịt trên mi mắt cũng có thể áp dụng được chớ sao? Ta cứ vững lòng tin thực hiện. Khi thức dậy, tôi liền rửa tay rất sạch và lấy nước miếng thoa nhẹ trên mụn khắp chiều dài. Sáu, bẩy ngày qua, thấy mụn dừng phát triển, nhỏ lại và hơi cứng, đồng thời có một chỗ cứng hơn, màu đỏ xậm (một đêm ngày tôi thoa trên mụn 5-6 lần nước miếng). Đến đêm thứ 9, tôi ngủ dây thì thấy mụn rụng mất từ vết đỏ đó, chỉ còn lại vết mụn cũ không đáng kể, không có gì vướng nữa. Tôi rất sung sướng phổ biến cách chữa này cho gia đình, bạn bè,.. và thành thực cảm ơn tạp chí đã giúp cho tôi vừa tự chữa lại không tốn tiền, tốn sức thật tuyệt vời”.

“Tôi có 3 mụn nhỏ cương mủ ở phía sau đầu gối, tôi cũng bôi nước miếng, 3 ngày khô và lành hẳn (NTD phòng 20 khu tập thể Văn Chương, Hà Nội).

3. Ngay từ cuối thế kỷ XVI (1595) nước miếng đã được nhà dược liệu học nổi tiếng Lý Thời Trân ghi trong bộ sách "''Bản thảo cương mục" của mình như sau: Nước miếng có vị mặn tính bình, không có độc. Dùng chữa nhọt sưng đau, ghẻ lở, sưng, phỏng. Muốn có nước miếng tốt, thì sáng sớm thức dậy chưa ăn, chưa nói gì, dùng nước miếng mới tiết ra mà bôi lên mụn nhọt. Còn có tác dụng làm sáng mắt, phá tan các màng mộng, giải độc, trừ tà độc và ngộ độc vì thuỷ ngân.

Cho đến nay, tôi chưa chứng kiến người nào dùng nước miếng của mình làm tan màng mộng. Sau đây là lời kể một người tự chữa mụn hạt cơm (trích từ thư của cháu gửi ông)

4. Chữa mụn hạt cơm:

“... hơn một năm, sau khi cháu sang Ba Lan, tự dưng ở ngón tay đeo nhẫn bàn tay trái của cháu mọc lên một hạt nho nhỏ. Lúc đầu trông nó giống như một hạt mụn nước nhỏ ở hơi sâu bên trong da ngón tay. Sau một thời gian nó to dần và vươn ra ngoài. Sau cùng nó nứt ra và ở giữa lòi ra những sợi nhỏ bắng đầu kim mà nếu bị đứt thì chảy máu. Bình thường nó chỉ tạo ra cảm giác khó chịu, nhưng chạm vào thì rất đau. Cháu đã bôi đủ các loại thuốc mà không khỏi vì nó không phải là loại mụn bình thường (không có mủ) mà như một nhóm tế bào phát triển không bình thường. Một thằng bạn cùng đoàn, người miền Nam bảo rằng đã từng bị và chữa khỏi bằng cách buộc chỉ. Cháu nhờ nó buộc hộ, nhưng mụn này của cháu to bằng đầu đũa và gốc sâu, lan rộng rất khó buộc, hơn nữa cháu bị đau như bị buộc cả cụm giây thần kinh, đau suốt dọc cánh tay. Được khoảng hai tiếng, đau quá cháu không chịu nổi phải tháo ra. Cháu đành vào viện để cắt nó đi. Người ta cắt cho cháu bằng điện. Sau khi cắt xong, cháu đau cứng đơ cả cánh tay trái, nhưng đến hôm sau thì đỡ nhiều. Cái mụn của cháu không khỏi hẳn, đáng buồn hơn là vài hôm sau ở đầu và sau móng tay của ngón tay giữa bàn tay phải lại mọc ra hai mụn tương tự, lần này muốn cắt cũng không cắt được. Hai mụn này làm cháu khó chịu hơn nhiều vì ở ngay đầu ngón tay nên rất dễ đụng phải và chảy máu. Cháu gọi điên về nhà và hỏi cách chữa, mẹ cháu bảo chữa bằng tàn giấy và nước bọt. Cháu không tin lắm, nhưng nghĩ chắc cũng đành phải thử. Cũng đúng dịp này, cháu nhận được bài viết vế nước bọt từ nhà gửi sang. Cháu làm thử và nghĩ rằng bôi nước bọt thì quá đơn giản vì chẳng mất công và đau đớn gì mặc dù lúc đó cháu vẫn nghĩ rằng da kín như thế thì nước bọt sẽ chẳng có tác dụng. Nhưng ngay hôm sau (mặc dù bố mẹ cháu dặn là chữa kiểu này phải kiên trì) cháu thấy rất ngứa ở chỗ mụn và nhìn kỹ thì thấy một số sợi bị quắt đi và đen lại. Lúc ấy cháu cảm thấy tin tưởng và bôi nước bọt liên tục. Chỗ mụn ngày càng ngứa hơn nhưng hết đau nhức đồng thời chảy ra rất nhiều nước. Cháu bôi luôn cả chỗ cắt cũ, hiện tượng cũng tương tự. Chỉ sau 3-4 ngày bôi liên tục, khi rửa bát cháu nhận thấy rơi mất mụn ở đầu ngón tay, vài ngày sau đến lượt cái mụn ở sau móng tay và cuối cùng là cái mụn đầu tiên mà cháu đã cắt. Trừ cái mụn đầu tiên (do cắt) còn tất cả không để lại vết sẹo nào. Ngoài ra cũng biến mất hết những mụn con li ti đang bắt đầu mọc ở những nơi khác...”

Nguyên Liệu Làm Thuốc trích từ nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.