Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - CHỮA SỐT RÉT

Bài 1 - Thành phần: Cau 15 gam, sài hồ 10 gam. - Cách chế: Đem sắc kỹ. - Công hiệu: Chữa sốt rét. - Cách dùng: Chia 2 lần uống trong mỗi ngày.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - CHỮA NẤC

Bài 1 - Thành phần: Vải 7 quả. - Cách chế: Đốt tồn tính cả quả, tán thành bột. - Công hiệu: Chữa nấc. - Cách dùng: Uống với nước lã đun sôi.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - CHỮA NÔN MỬA

Bài 1 - Thành phần: Hồng khô 200 gam, rượu trắng vừa đủ dùng. - Cách chế: Hồng đốt tồn tính, tán thành bột. - Công hiệu: Có tác dụng điều trị nhất định chứng nôn mửa. - Cách dùng: Mỗi lần uống 6 gam với rượu.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - CHỮA TIÊU CHẢY

Bài 1 - Thành phần: Sơn tra, vỏ ổi, lá chè vừa đủ dùng. - Cách chế: Đem 3 thứ trên nấu kỹ với nước. - Công hiệu: Chữa tiêu chảy thông thường. - Cách dùng: Uống mỗi ngày 2-3 lần.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - ĐAU BỤNG

Bài 1 - Thành phần: Vỏ quả hồ đào xanh 60 gam, rượu 250 ml. - Cách chế: Ngâm vỏ hồ đào trong rượu, nút kín 7-10 ngày. - Công hiệu: Có tác dụng điều trị nhất định đối với bệnh đau dạ dày do vị khí kém. - Cách dùng: Uống mỗi lần 3-5 ml rượu, ngày 2 lần.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - VIÊM GAN VIRUS, VIÊM GAN VÀNG DA, XƠ GAN

Bệnh viêm gan virus, viêm gan vang da (hoàng đản), xơ gan Bài 1 - Thành phần: Nước ép dưa hấu 100 ml, mật ong 10 gam. - Cách chế: Đem 2 thứ trên trộn đều. - Công hiệu: Phòng bệnh viêm gan virus. - Cách dùng: Uống hết trong 1 lần.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - CAO HUYẾT ÁP

Bài 1 - Thành phần: Táo tây 1 quả, sứa biển 60 gam. - Cách chế: Táo gọt bỏ vỏ, thái miếng, sứa rửa sạch, thái miếng. - Công hiệu: Điều trị cao huyết áp. - Cách dùng: Ăn hết trong 1 lần, ngày ăn 2-3 lần.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - CHỮA HO

Bài 1 - Thành phần: Quýt tươi 1-2 quả, khế chua tươi 1 quả. - Cách chế: Rửa sạch, bỏ vỏ, thái mỏng. - Công hiệu: Trị ho. - Cách dùng: Nhai nát nuốt lấy nước, mỗi ngày vài lần.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ MẬN

Quả mận sinh tân dịch, tiêu thức ăn Quả mận thường có màu đỏ sẫm hoặc xanh, ăn vừa chua vừa ngọt, giòn, nhiều nước, được nhiều người ưa thích. Người Trung Quốc gọi mận là lý. Lý với đào đi đôi với nhau thành “đào lý”, thường được ví với những gì tốt đẹp, chẳng hạn như cảnh đẹp thì có “xuân phong đào lý”; người đẹp “tươi như đảo lý”. Người chân thành, trung thực có sức thu hút cũng được ví với đào lý, chẳng hạn như: “Đào lý không nói mà người dưới vẫn tự đến thành lối mòn”.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ MƠ

Quả mơ sinh tân dịch, giải khát Trong tiểu thuyết cổ điển “Tam quốc diễn nghĩa” của Trung Quốc có một đoạn kế về chuyện Tào Tháo dẫn đại quân hành quân đường xa. Dọc đường, trời nóng nực, xung quanh không có nước, tướng sĩ ai cũng khát khô họng. Tào Tháo bèn nghĩ ra một cách, bảo rằng: “Phía trước không xa có rừng mơ”. Mọi người nghe nói, chợt nghĩ đến vị chua của mơ, ai cũng đều ứa bọt, thấy đỡ khát. Đó chính là điển tích “vọng mai chỉ khát” được nhiều người biết tới. Đúng là vị chua có tác dụng kích thích làm tiết nước bọt. Lợi dụng phản xạ có điêu kiện đã được hình thành từ vị chua của mơ là hợp với khoa học. Thực ra, mơ chẳng những là thứ quả quý giải khát, sinh tân dịch mà còn là vị thuốc Đông y nổi tiếng.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - PHẬT THỦ

Quả phật thủ - vị thuốc nhiều tác dụng Trái phật thủ khá to, có mùi thơm đậm đà thầm kín, để lâu vẫn giữ được mùi thơm. Người Trung Quốc xưa thường dùng phật thủ làm quà mừng thọ hoặc quà biếu, thậm chí cùng để lâu trong nhà với nấm linh chỉ cho mùi hương phảng phất mãi không tan. Quả và hoa phật thủ đều có thể dùng làm thuốc. Quả phật thủ chẳng những có thể dùng làm thuốc, làm mứt mà còn là thứ quả đẹp dùng trong trang trí, trưng bày. Phật thủ là loài cây gỗ nhỏ thường xanh, lá khá dày, hình bầu dục, cành có gai ngăn cứng nhọn; cành già màu xanh xám, cành non hơi tím. Cây mỗi năm nở hoa 2-3 lần. Hoa phật thủ màu trắng, quả chín vàng óng. Quả, hoa và lá phật thủ đều chứa dầu bay hơi, có thể chưng cất thành hương liệu cho thuốc lá cao cấp, hương liệu chè và nước hoa.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - HẠNH NHÂN

Hạnh nhân trị ho hen, nhuận tràng, thông đại tiện Hạnh nhân có hai giống là hạnh trồng và hạnh núi. Quả hạnh ăn ngọt mềm, giàu chất dinh dưỡng, chứa protein, đường, canxi, phốt pho, sắt, các vitamin A, B1, B2, C.. Nó là một trong những vị thuốc chính điều trị ho hen, nhuận tràng trong Đông y. Trong cuốn “Thần nông bản thảo kinh” của Trung Quốc, hạnh nhân được dùng chủ trị hen khò khè, khó thở, rát họng, đau vú, vết thương.... Hạnh nhân có hai loại đắng va ngọt; chúng chẳng những tính vị khác nhau mà ứng dụng lâm sàng cũng khác nhau.