Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cầm Máu

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - ĐẠI HOÀNG

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên gọi: 1- Có màu rất vàng, nếm vào miệng thấy lạo xạo và có bọt nước vàng nên gọi là Đại hoàng.  2- Có chức năng thay cũ đổi mới như dẹp loạn nên gọi là Tướng quân. 3- Khi cắt ra thấy có vân như gấm (là loại tốt) nên gọi là Cẩm văn đại hoàng. 4- Cây có nhiều ở Tứ xuyên, nên gọi là Xuyên đại hoàng, Xuyên quân, Xuyên văn... (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - THỤC ĐỊA HOÀNG

Xuất xứ:  Bản Thảo Đồ Kinh. Tên khác: Thục địa (Cảnh Nhạc Toàn Thư), Cửu chưng thục địa sa nhân mạt bạn, Sao tùng thục địa, Địa hoàng thán (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tên khoa học:  Rehmania glutinosa Libosch. Họ khoa học:  Họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - MẠCH MÔN

Xuất Xứ:  Bản Kinh. Tên Khác: Thốn đông (Nhĩ Nhã), Mạch đông (Dược Phẩm Hóa Nghĩa), Dương cửu, Ô cửu, Dương tề, Ái cửu, Vũ cửu, Tuyệt cửu, Bộc điệp (Ngô Phổ Bản Thảo), Dương thử, Vũ phích (biệt Lục), Giai tiền thảo (Bản Thảo Cương Mục), Đại mạch đông, Thốn mạch đông, Nhẫn lăng, Bất tử thảo, Mạch văn, Thoờ mạch d0ông, Hương đôn thảo, Bất tử diệp, Trĩ ô lão thảo, Sa thảo tú căn, Đông nhi sa lý, An thần đội chi, Qua hoàng, Tô đông (Hòa Hán Dược Khảo), Củ Tóc Tiên, Lan Tiên (Dược Liệu Việt Nam).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - KINH GIỚI

Xuất xứ:  Ngô Phổ Bản Thảo. Tên khác: Giả tô, Khương giới (Biệt Lục), Thử minh (Bản Kinh), Kinh giới huệ, Kinh giới thán, Nhất niệp kim, Tái sinh đơn, Như thánh tán, Độc hành tán, Cử khanh cố bái tán, Tịnh giới (Hòa Hán Dược Khảo), Hồ kinh giới, Thạch kinh giới, Trân la kinh (Bản Thảo Cương Mục).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - HẢI PHIÊU TIÊU

Xuất xứ:  Bản kinh. Tên Việt Nam:  Nang mực, Mai mực. Tên Hán Việt khác: Mặc ngư cốt (Bản Thảo Cương Mục), Lãm ngư cốt (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Hải nhược bạch sự tiểu lại (Bản Thảo Đồ Kinh), Bạch long, Nhu cốt, Ô tặc giáp, mặc ô ngư, Ô ngư (Hòa Hán Dược Khảo), Ô tặc cốt. (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - HÒE HOA

Xuất xứ:  Nhật Hoa Tử Bản Thảo. Tên Việt Nam:  Hòe hoa, cây Hòe. Tên Hán Việt khác: Hòe Thực (Bản Kinh), Hòe Nhụy (Bản Thảo Đồ Kinh), Hòe nhụy (Bản Thảo Chính), Thái dụng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Hòe mễ, Hòe hoa mễ, Hoà trần mễ (Hòa Hán Dược Khảo), Hòe hoa thán, Hòe mễ thán, Hòe nga, Hòe giao, Hòe nhĩ, Hòe giáp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - CHI TỬ

Xuất xứ:  Bản Kinh Tên Hán Việt khác: Sơn chi tử (TQdhđtđ), Mộc ban (Bản kinh), Việt đào (Biệt Lục), Tiên chi (Bản Thảo Cương Mục), Chi tử, Tiên tử, Trư đào, Việt đông, Sơn chi nhân, Lục chi tử, Hồng chi tử, Hoàng chi tử, Hoàng hương ảnh tử (Hòa Hán Dược Khảo), Dành dành (Việt Nam).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BỒ HOÀNG

Xuất xứ:  Bản kinh. Tên Việt Nam:  Cây cỏ nến, Bồ đào, Hương bồ, Bông nên, Bông liễng. Tên Hán Việt khác: Hương bồ, Cam bố, Tiếu thạch Sanh bồ hoàng, Sao bồ hoàng, Bồ hoàng thái (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BẠCH ĐẦU ÔNG

-Xuất xứ: Bản Kinh. -Tên khác: Bạch đầu công (Bản Thảo Kinh Tập Chú), Bạch đầu thảo, Phấn nhũ thảo, Phấn thảo (Lý Nguy Nham bản thảo), Chú chi hoa, Lão ông tu (Hòa hán dược khảo), Dã trượng nhân, Hồ vương sứ giả (Bản kinh), Dương hồ tử hoa (TQDHĐT.Điển), Miêu cổ đô, Miêu đầu hoa (Thực vật danh thực đồ khảo), Nại hà thảo (Ngô-Phổ bản thảo).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BẠCH PHÀN

Việt Nam: Phèn chua, phèn phi, khô phèn. Tên Hán Việt khác: Vũ nát (Bản kinh), Vũ trạch (Biệt lục), Mã xĩ phàn (Bản thảo tập chú), Nát thạch (Cương mục), Minh thạch, Muôn thạch, Trấn phong thạch (Hòa hán dược khảo), Tất phàn, Sinh phàn, Khô phàn, Minh phàn, Phàn thạch.

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BẠCH CẬP

Xuất xứ: Bản Kinh. Tên Hán Việt khác: Liên cập thảo, Cam căn (Bản Kinh), Bạch cấp (Biệt Lục), Bạch căn (Ngô Phổ Bản Thảo), Bạch căn, Trúc túc giao, Tuyết như lai, Tử tuệ căn, Tử lan căn, (Hoà Hán Dược Khảo), Nhược lan lan hoa, Từ lan (Quần Phương Phổ), Võng lạt đa, Hát tất đa (Kim Quang Minh Kinh).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BÁ TỬ NHÂN

Xuất xứ: Bản Kinh Tên Việt Nam: Hạt cây Trắc bá, hột Trắc bá. Tên Hán Việt khác: Trắc bá tử nhân, Cúc hoa (Hoà Hán Dược Khảo), Bách thử nhân, Bách thật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Bách tử nhân, Bá thực (Đông Dược Học Thiết Yếu).

THUỐC NAM CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - Các bài thuốc chữa đau mắt, bong gân, cầm máu

Các bài thuốc chữa viêm màng tiếp hợp (đau mắt đỏ do phong nhiệt): Bài 1: Kim ngân hoa …………… 16g Chỉ tử ……………………. 12g Hoàng đằng ……………… 8g Kinh giới ………………… 12g Bạc hà …………………… 6g Lá dâu …………………… 16g Chút chít ………………… 12g Cúc hoa …………………. 12g Sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

CÂY HOA CÂY THUỐC - SEN

Tên khác: Liên - Quy. Cách trồng: Trồng bằng đoạn thân rễ trong bùn ao vào tháng 11-12. Bộ phận dùng: Ngó sen, nhị sen, lã sen, gương sen, hạt sen, tâm sen, hoa sen. Thu hái, chế biến: Thu hái vào các tháng 7-9. Công dụng: - Hạt sen (tươi hay khô) dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, thanh tâm (nhẹ tim), chữa: lỵ ỉa chảy do tỳ hư, thần kinh suy nhược, di mộng tinh, phụ nữ ra nhiều khí hư. - Tâm sen chữa các chứng: tâm phiền tức ngực, đau nhói ở tim, khó chịu sốt nóng, mất ngủ, di mộng tinh. - Gương sen chữa: tiểu tiện ra máu, phụ nữ đau bụng do ứ mắu, rong huyết. - Ngó sen chữa các chứng: nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện, tiểu tiện ra máu, lỵ, rong huyết, đái dắt, đi tinh, hoạt tinh. - Cánh hoa sen làm thuốc: cầm máu, an thần, đẹp nhan sắc. - Nhị sen làm thuốc chữa: mất ngủ, hồi hộp, di mộng tinh. - Lá sen chữa: phù thũng, nôn ra máu, lỵ ra máu, chảy máu cam, rong huyết.

CÂY HOA CÂY THUỐC - HUYẾT DỤ

Tên khác: Phất dụ - Thiết dụ. Long huyết Cách trồng: Trồng bằng hạt hay đoạn thân. Bộ phận dùng: Lá tượi hay khô. Thu hái, chế biến: Thu hái những lá bánh tẻ quanh năm để tươi hay phơi khô. Công dụng: Chữa rong huyết, thổ huyết, đái ra máu ho ra máu, trĩ ra máu.

Nếu MAI không nở - Anh đâu biết Xuân vê hay chưa

Cùng với Đào, Mai được xem là một cây hoa biểu tượng cho mùa Xuân và là một cây hoa không thể thiếu để chưng trong nhà, bày bên bàn thờ mỗi khi Tết đến (nhất là tại miền Nam Việt Nam). Hoa mai được xếp hạng đứng đầu trong ‘tứ hữu’: mai, lan, cúc, trúc bốn loại cây được xem là quý, là ‘bạn’ với Người và cũng được các văn nhân, nghệ sĩ vịnh thơ, vẽ họa nhiều nhất. Hoa mai thuần khiết và thanh tân đã được dùng làm biểu tượng cho người quân tử, ngoại diện khắc khổ, nhưng tâm hồn sâu sắc, có đôi chút lăng mạn. Cao bá Quát đã từng viết: ‘Nhất thân đề thử bái mai hoa’ (Đời người, chỉ cúi đầu trước hoa Mai.)

LAN HUỆ (AMARYLLIS) - Cây hoa trong héo ngoài tươi?

Ca dao Việt Nam có nhiều câu nói đến Lan Huệ, dành để đánh dấu những mối tình không trọn vẹn, xa nhau nhưng vẫn thương nhớ: ‘Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo Lan Huệ sầu tình trong héo ngoài tươi..’

HOA HÒE - Vị thuốc cầm máu - Hy vọng mới cho Bệnh nhân sưng gan do Siêu vi C?

Trong bài ‘Thảo mộc trong cổ văn Việt Nam’, (Nguyệt San Việt Nam Canada) nhà văn Vỏ Kỳ Điền đã viết về một số cây cỏ, trong đó Ông đã chú ý đến một cây hoa, được nhắc nhở khá nhiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: đó là Cây Hòe. Tiếng sen sẻ động giấc hòe Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần hay Thừa gia chẳng nết nàng Vân Một cây cù mộc, một sân quế hòe và. Sân hòe đôi chút thơ ngây Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình

CỎ MỰC-Cây thuốc bổ gan, trị rắn cắn?

Cỏ mực, một cây thuốc Nam rất thông thường mọc hoang hầu như khắp nơi, hiện là một dược liệu đang được nghiên cứu về khả năng bảo vệ gan và trừ được nọc độc của một số loài rắn nguy hiểm. Tại Ấn độ, Cỏ mực là một trong mười cây hoa bổ ích (Dasapushpam), đã được dùng trong các mỹ phẩm thoa tóc, bôi da từ thời xa xưa đồng thời làm nguyên liệu để lấy chất phẩm đen nhuộm tóc. 

CẦM MÁU - Địa Du

Còn gọi là ngọc trát (Trung Quốc), sanguisorbe officinale, grande pimprenelle (Pháp), Pimpernel (Anh) . Tên khoa học Sanguisorba officinalis L. Tên địa du vì địa là đất, du là cây du. Cây địa du lúc mới mọc lên, lá giống cây du, lan khắp trên mặt đất, nên đặt tên như vậy.