Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Đi Lỏng-Đau Bụng

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BA ĐẬU

- Xuất Xứ: Bản Kinh. - Tên Khác: Ba thục (Bản Kinh), Cương tử (Lôi Công Bào Chích Luận), Ba đậu sương, Ba sương (Đông Dược Học Thiết Yếu), Ba đậu sương tử, Ba tiêu cương tử (Hòa Hán Dược Khảo), Giang tử (Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm Phương), Lão dương tử (Cương Mục), Quả Màn Dẻ (Nam Dược Thần Hiệu), Ba tiêu, Hạt Màn đẻ (Lĩnh Nam Bản Thảo), Ba mễ (Dược Tài Tư Khoa Hối Biên), Ba quả (Trung Dược Hình Tính Kinh Nghiệm Lam Biệt Pháp), Bát diện đao (Quảng Tây Trung Dược Chí), Đại diệp song nhãn long, Ba nhân, Mang tử (Quảng châu Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách), Độc ngư tử, Cống tử (Trung Dược Chí), Mãnh tử nhân (Trung Quốc Dược Thực Chí), Song nhãn long (Lĩnh Nam Thái Dược Lục), Song nhãn hà, Hồng tử nhân, Đậu cống (Nam Ninh Thị Dược Vật Chí).

CÂY HOA CÂY THUỐC - HƯƠNG NHU

Tên khác: Hương nhu tía (É tía) - Hương nhu trắng (É lá lớn). Cách trồng: Gieo hạt vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Cây, lá tươi hay khô. Thu hái, chế biến: Lá tươi thu hái quanh năm hoặc trồng được 6 tháng thì cắt cây phơi trong râm đến khô. Công dụng: Dùng chữa đau bụng ỉa chảy do ăn thức ăn lạnh, chữa sốt (sợ lạnh không ra mồ hôi, nhức đầu). Liều dùng: 5-8g/ngày.

CÂY RAU CÂY THUỐC - RIỀNG

Tên khác: Cao lương khương - Tiểu lương khương - Cốc khá (Tày). Cách trồng: Trồng bằng thân rễ ở nơi đất xốp, tơi. Bộ phận dùng: Thân rễ. Thu hái, chế biến: Vào tháng 7-11 đào lấy củ, rửa sạch, cắt bỏ rễ cọn, vẩy lá, cắt thành từng đoạn hoặc thái lát phơi khô. Công dụng: Làm thuốc kích thích tiêu hoá. Chữa: Đầy hơi, đau bụng, đầy trướng, nôn mửa, ỉa chảy do lạnh. Liều dùng: 6-12g.

CÂY RAU CÂY THUỐC - RAU MÁ

Tên khác: Tích tuyết thảo - Liên tiền thảo - Băng đại uyển - Phắc chèn (Tày). Cách trồng: Mọc hoang và trồng khắp nơi. Trồng bằng đoạn thân rễ, nơi đất nhiều mùn ẩm ướt như ven bờ sông, suối, kênh rạch, ruộng vườn... Bộ phận dùng: Toàn cây. Thu hái, chế biến: Thu hái quanh năm, dùng tươi hay sao vàng. Công dụng: Giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, lợi sữa, mát gan. Liều dùng: Ngày dùng 30-40g tươi.

CÂY RAU CÂY THUỐC - GỪNG

Tên khác: Khương - Sinh khương (củ gừng tươi) - Can khương (củ gừng khô) - Co khình (Tày). Cách trồng: Trồng bằng củ mầm vào mùa xuân, nơi đất xốp nhiều mùn ẩm. Bộ phận dùng: Củ. Thu hái, chế biến: Sinh khương đào lấy củ vào mùa hạ và mùa thu, cắt bỏ rễ con, rửa sạch (muốn giữ tươi lâu, cho vào chậu phủ kín đất lên). Chế can khương: Đào lấy củ gừng già đã có xơ, cắt bộ rễ con, rửa sạch, thái mỏng, đồ chín, phơi khô. Công dụng: - Gừng tươi: Dùng chữa cảm lạnh nôn mửa, ho có đờm., bụng đầy trướng. Giải độc do bán hạ, thiên nam tinh, cua cá ... - Gừng khô: Dùng chữa đau bụng hàn, thổ tả, chân tay lạnh, mạch yếu, phong hàn thấp, ho suyễn, ho ra máu.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - VẢI

Tên khác: Lệ chi - Tu hú. Cách trồng: Trồng bằng hạt hay chiết cành vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Quả và hạt. Thu hái, chế biến: Quả vải thu hái vào tháng 5-6, dùng ăn tươi hay sấy khô như long nhãn. Công dụng: - Cùi quả vải có tác dụng dưỡng huyết, làm hết phiền khát, nặng đầu. Ăn nhiều đẹp nhan sắc, làm cho sởi, đậu mọc dễ dàng. - Hạt vải dùng chữa ỉa chảy trẻ em, chữa âm nang sưng đau, hòn đái sưng đau. Liều dùng: Cùi quả vải khô …………………… 16-20g/ngày Hạt vải …………………………….. 8-12g/ngày

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - SẦU RIÊNG

Tên khác: Thu ren (Khơ me) - Durio. Cách trồng: Trồng bằng hạt hay chiết cành. Bộ phận dùng: Lá, vỏ quả, rễ. Thu hái, chế biến: Lá, rễ thu hái quanh năm. - Quả thu hái vào các tháng 8 -10, bổ lấy vỏ quả phơi khô. Công dụng: - Quả chín ăn có tác dụng kích thích sinh dục. - Lá, rễ và vỏ quả được dùng chữa sốt, vàng da viêm gan, ỉa chảy. Liều dùng: 12 - 16g/ngày.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - ỔI

Tên khác: Ủi - Phan thạch lựu - Phiên thạch lựu - Mác Ổi (Tày). Cách trồng: Trồng bằng hạt hay chiết cành. Bộ phận dùng: Lá non, quả, vỏ thân. Thu hái chế biến: Thu hái quanh năm, phơi khô hay tươi. Công dụng: Dùng chữa ỉa chảy. Liều dùng: 16-20g/ ngày.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - MĂNG CỤT

Tên khác: Sơn trúc tử - Măng gút - Staniê. Cách trồng: Trồng bằng cách chiết cành vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Quả và vỏ quả. Thu hái, chế biến: Vào mùa quả chín hái quả chín tách riêng áo và hạt, vỏ quả phơi khô. Công dụng: Áo hạt măng cụt chín mát bổ. Vỏ quả sát khuẩn, làm săn niêm mạc cầm di ỉa. Liều dùng: Vỏ quả khô 25-30g/ngày, dùng dạng nước sắc.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - CHÔM CHÔM

Tên khác: Lôm chôm - Vải thiểu (miền Nam) - Xe môn (Cam pu chia). Cách trồng: Được trồng nhiều ở Nam Bộ bằng cách chiết cành hay bằng hạt. Bộ phận dùng: Quả và vỏ quả. Thu hái, chế biến: Thu hái quả chín vào tháng 5 – 7 dương lịch, bóc vỏ quả, tách lấy áo hạt ăn tươi hay sấy khô làm thuốc. Công dụng: Vỏ quả dùng chữa ỉa chảy, ly, sốt.

Mầu tím... HOA SIM

‘Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím áo nàng màu tím hoa sim..’ (Hữu Loan) Cây Sim, Rhodomyrtus tomentosus, thuộc họ thực vật Myrtaceae được gọi tại Anh Mỹ là Ceylon Hill Cherry, Hill gooseberry, Downy Myrtle.. ngoài ra còn có những tên khác như Nanking Cherry, Mongolian cherry.. Tại Trung Hoa sim được gọi là Đào kim nang (Tao-jin-niang). Sim mọc hoang tại các vùng đồi trọc tại các khu vực núi non hay đồng bằng. Tên gọi Downy Myrtle (Downy Cherry) do ở lông mịn phủ lá, đọt non và đôi khi cả quả vào mùa hè.

ỔI - Giá trị dinh dưỡng và Dược tính của ỔI

‘Ổi chưa ăn được sao gọi ổi già Trách người quân tử giải mà cho thông’ (Ca dao) Người Việt miền Nam Việt Nam, nhất là những người sinh sống trong vùng Châu thổ sông Cửu Long hoặc qua lại những bến phà Mỹ Thuận, Cần Thơ.. không thể nào quên nổi một trái cây thân yêu: đó là trái ổi, nhất là Ổi xá lị, mùi thơm vị ngọt đặc biệt rất ít hột. Với dân nhậu chỉ cần vài lát ổi hay xoài chấm với mắm ruốc là đủ đi bay vài xị đế.. Ổi cũng theo chân người Việt trên bước đường tha hương, nhưng Ổi tại Hoa Kỳ (tuy ổi có nguồn gốc tại Châu Mỹ) lại không hẳn là những trái ổi ngày xưa..

Giá trị dinh dưỡng và dược tính của MĂNG CỤT

Măng cụt, một trái cây nhiệt đới đã được giới tiêu thụ Âu-Mỹ đánh giá là một trong những trái cây ngon nhất, Jacobus Bontius đã gọi măng cụt là ‘Hoàng hậu của các loại trái cây (Queen of fruits)’, mà nếu có dịp gặp được quả tươi thì hãy thử ngay, đừng chần chừ. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng cao, Măng cụt còn là một nguồn cung cấp dược liệu để trị bệnh khá độc đáo, những nghiên cứu mới đã nhằm vào khả năng trị ung thư của cây.

Chữa Đi Lỏng-Đau Bụng - Khoai Riềng

Còn gọi là cây dong riềng, khoai đao, khương vu, arrow - root du Queensland, fécule de Tolomane. Tên khoa học Canna edulis Ker. Thuộc họ Dong riềng Cannaceae.

Chữa Đi Lỏng-Đau Bụng - Quả Vải

Còn gọi là quả vải, lệ chi, phle kulen (Cămpuchia). Tên khoa học Litchi sinensis Radik. (Nephelium litchi Cambess, Euphoria litchi Desf). Thuộc họ Bồ hòn Sapindaceae.

Chữa Đi Lỏng-Đau Bụng - Củ Nâu

Còn gọi là khoai leng, vũ dư lương. Tên khoa học Dioscorea cirrhosa Lour.  Thuộc họ Củ nâu Dioscoreaceae.

Chữa Đi Lỏng-Đau Bụng - Preah Phneou

Còn gọi là Chiều liêu, preas phnau, pras phneou (Campuchia). Tên khoa học Terminalia nigrovenulosa Pierre. Thuộc họ Bàng Combretaceae.

Chữa Đi Lỏng-Đau Bụng - Cà Rốt

Còn gọi là hồ la bặc (Trung Quốc). Tên khoa học Daucus carota L. Thuộc họ Hoa tán Umbelliferae. Tên cà rốt là tên phiên âm từ tiếng la tinh và tiếng Pháp ra, vì cây này là một cây chúng ta mới di thực vào. Hồ la bặc là tên Trung Quốc đặt cho cây này, và đối với Trung Quốc cũng là một cây di thực: Hồ là nguồn gốc ở nước Hồ (tên đặt cho những xứ sở ở tây nam Trung Quốc), la bặc là cây cải củ vì vị nó giống như vị cây cải củ.

Chữa Đi Lỏng-Đau Bụng - Kiến Kỳ Nam

Còn gọi là trái bí kỳ nam, kỳ nam kiến, ổ kiến, kỳ nam gai. Tên khoa học Hydnophytum formicarum Jack, (lá rộng), Myrmecodia armata DC. (lá hẹp). Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).

Chữa Đi Lỏng-Đau Bụng - Trầm Hương

Còn gọi là kỳ nam, trà hương, gió bầu, bois d’aigle, bois d’aloes. Tên khoa học Aquilaria agallocha Roxb. (A. crassna Pierre) Thuộc họ Trầm Thymelacaceae. Trầm hương (Lignum Aquilariae) là gỗ có nhiều điểm nhựa của cây trầm hương. Vì vị thuốc có mùi thơm, thả xuống nước chìm xuống do đó có tên gọi như vậy (trầm-chìm). Tên kỳ nam còn có tên kỳ nam hương thường dành cho loại trầm quý nhất. Giá đắt gấp 10-20 lần trầm hương.