Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Đi Lỏng-Đau Bụng

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - THẢO QUẢ

Xuất xứ:  Ẩm Thiện Chính Yếu. Tên khoa học:  Amomum tsaoko Crevost et Lem. Họ khoa học:  Họ Gừng (Zingiberaceae). Mô Tả: Loại thảo, sống lâu năm, cao chừng 2,5-3m. Thân rễ mọc ngang, có đốt, đường kính chừng 2,5-4cm, giữa có màu trắng nhạt, phía ngoài màu hồng, mùi thơm. Lá mọc so le, có lá có cuống, có lá không cuống, bẹ lá có khía dọc, phiến lá dài 60-70cm, rộng tới 20cm, mặt trên phiến lá màu xanh thẫm, mặt dưới hơi mờ, mép lá nguyên. Cụm hoa bông, mọc từ gốc, dài chừng 13-20cm, hoa màu đỏ nhạt, mỗi bông nhiều quả, khi chín quả màu đỏ nâu, dài 2,5-4cm, rộng 1,5-2cm. Vỏ quả ngoài dầy 5mm, quả chia làm 3 ô, mỗi ô có độ 7-8 hạt rất thơm, có áo hạt hình tháp, ép vào nhau.

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - SƠN TRA

Xuất xứ:  Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di. Tên khác: Xích qua tử, Thử tra, Dương cầu (Đường Bản Thảo), Hầu tra (Thế Y Đắc Hiệu phương), Mao tra (Nhật Dụng Bản Thảo), Phàm tử, Hệ mai (Nhĩ Nhã), Đường cầu tử (Bản Thảo Đồ Kinh), Sơn lý quả (Thực Liệu Bản Thảo), Hầu lê, Sơn quả tử, Sơn tra tử, Sơn thường tử, Tiểu nang tử, Mộc đào tử, Địa chi lê, Hòa viên tử, Thị tra tử, Đường cầu tử, Sơn lật hồng quả, Ưởng sơn hồng quả (Hòa Hán Dược Khảo), Ty thế đoạn, Toan táo (Bách Nhất Tuyển phương), Đường lê tử (Toàn Ấu Tâm Giám), Thường cầu, Tra nhục, Mao tra, Sơn lý hồng quả, Sơn tra thán, Tiêu sơn tra, Sao tra nhục, Sinh sơn tra (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Toan mai tử, Sơn lê (Trung Quốc Thụ Mộc Phân Loại Học).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - PHỤ TỬ

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên khác:  Hắc phụ, Cách tử (Bản Thảo Cương Mục), Tên khoa học:  Aconitum fortunei Hemsl. Họ khoa học:  Họ Hoàng Liên (Ranunculaceae).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - KÊ NỘI KIM

Xuất Xứ:  Bản Kinh. Tên Khác: Kê Chuân Bì, Kê Hoàng Bì, Kê Tố Tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Màng Mề Gà (Dược Liệu Việt Nam).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - KIM ANH TỬ

-Xuất Xứ:  Lôi Công Bào Chích Luận. -Tên Khác:  -Tên Khoa Học:  Rosa laevigata Mich. -Họ Khoa Học:  Họ Hoa Hồng (Rosaceae).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - KHIẾM THỰC

-Xuất Xứ:  Bản Kinh. -Tên Khác: Kê đầu thực (Bản Kinh), Kê Đầu, Nhạn Đầu, Ô đầu (Phương Ngôn), Vỉ Tử (Bản Thảo Kinh Tập Chú), Thủy Lưu Hoàng (Đông Ba Tạp Kỷ), Thủy kê đầu (Kinh Nghiệm Phương), Cư Tắc Liên, Đại Khiếm Thực, Hộc Đầu, Hồng Đầu, Kê Đầu Bàn, Kê Đầu Lăng, Kê Đầu Liên, Kê Đầu Thái, Kê Túc, Kê Ung, Kê Vị Nhi, Khiếm Kê Ung, Khuê Khiếm Thực, Lăng Mao, Nam Khiếm Thực, Ngẫu Sao Thái, Ngô Kê, Nhạn Minh, Nhạn Thật, Nhạn Thiện, Nhạn Trác, Nhạn Trác Thực, Noãn Lăng, Phù Đầu, Thủy Trung Đan, Vỉ Quyết, (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển), Khiếm Thực Mễ, Đại Khiếm Thực, Kê Đầu (Đông Dược Học Thiết Yếu), Khiếm Thật (Việt Nam).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - HOÀNG CẦM

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên gọi: 1- Hoàng là vàng, cầm là kiềm (màu vàng sẫm). Vị thuốc có màu vàng sẫm nên gọi là Hoàng cầm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). 2- Khi phơi khô ruột xốp nhẹ, nên gọi tên Nội hư, Khô trường, Hủ trường, Khô cầm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên Hán Việt khác: Hủ trường (Bản Kinh), Không trường, Túc cầm (Biệt Lục), Hoàng văn, Kinh cầm, Đỗ phụ, Nội hư, Ấn dầu lục (Ngô Phổ Bản Thảo), Khổ đốc bưu (Ký Sự), Đồn vĩ cầm, Thử vĩ cầm (Đường Bản Thảo), Điều cầm (Bản Thảo Cương Mục), Khô cầm, Bắc cầm, Phiến cầm, Khô trường, Lý hủ thảo, Giang cốc thụ, Lý hủ cân thảo (Hòa Hán Dược Khảo), Điều cầm, Tử cầm, Đạm tử cầm, Đạm hoàng cầm, Tửu cầm, Đông cầm, Hoàng kim trà, Lạn tâm hoàng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - HOÀNG BÁ

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên khác: Nghiệt Bì (Thương Hàn Luận), Nghiệt Mộc (Bản Kinh), Hoàng Nghiệt (Bản Thảo Kinh Tập Chú), Sơn Đồ (Hòa Hán Dược Khảo).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BẠCH TRUẬT

Xuất xứ: Hoằng Xuyên Bản Thảo. Tên Hán Việt khác: Truật, Truật sơn kế (Bản Kinh), Sơn khương, Sơn liên (Biệt lục), Dương phu, Phu kế, Mã kế (Bản Thảo Cương Mục), Sơn giới, Thiên đao (Ngô-Phổ bản thảo), Sơn tinh (Thần Dược Kinh), Ngật lực già (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Triết truật (Tân Tu Bản Thảo Đồ Kinh), Bạch đại thọ, Sa ấp điều căn (Hòa Hán Dược Khảo), Ư truật. Sinh bạch truật, Sao bạch truật,Thổ sao bạch truật, Mễ cam thủy chế bạch truật, Tiêu bạch truật, Ư tiềm truật, Dã ư truật, Đông truật (Đông Dược Học Thiết Yếu).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BA ĐẬU

- Xuất Xứ: Bản Kinh. - Tên Khác: Ba thục (Bản Kinh), Cương tử (Lôi Công Bào Chích Luận), Ba đậu sương, Ba sương (Đông Dược Học Thiết Yếu), Ba đậu sương tử, Ba tiêu cương tử (Hòa Hán Dược Khảo), Giang tử (Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm Phương), Lão dương tử (Cương Mục), Quả Màn Dẻ (Nam Dược Thần Hiệu), Ba tiêu, Hạt Màn đẻ (Lĩnh Nam Bản Thảo), Ba mễ (Dược Tài Tư Khoa Hối Biên), Ba quả (Trung Dược Hình Tính Kinh Nghiệm Lam Biệt Pháp), Bát diện đao (Quảng Tây Trung Dược Chí), Đại diệp song nhãn long, Ba nhân, Mang tử (Quảng châu Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách), Độc ngư tử, Cống tử (Trung Dược Chí), Mãnh tử nhân (Trung Quốc Dược Thực Chí), Song nhãn long (Lĩnh Nam Thái Dược Lục), Song nhãn hà, Hồng tử nhân, Đậu cống (Nam Ninh Thị Dược Vật Chí).

CÂY HOA CÂY THUỐC - HƯƠNG NHU

Tên khác: Hương nhu tía (É tía) - Hương nhu trắng (É lá lớn). Cách trồng: Gieo hạt vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Cây, lá tươi hay khô. Thu hái, chế biến: Lá tươi thu hái quanh năm hoặc trồng được 6 tháng thì cắt cây phơi trong râm đến khô. Công dụng: Dùng chữa đau bụng ỉa chảy do ăn thức ăn lạnh, chữa sốt (sợ lạnh không ra mồ hôi, nhức đầu). Liều dùng: 5-8g/ngày.

CÂY RAU CÂY THUỐC - RIỀNG

Tên khác: Cao lương khương - Tiểu lương khương - Cốc khá (Tày). Cách trồng: Trồng bằng thân rễ ở nơi đất xốp, tơi. Bộ phận dùng: Thân rễ. Thu hái, chế biến: Vào tháng 7-11 đào lấy củ, rửa sạch, cắt bỏ rễ cọn, vẩy lá, cắt thành từng đoạn hoặc thái lát phơi khô. Công dụng: Làm thuốc kích thích tiêu hoá. Chữa: Đầy hơi, đau bụng, đầy trướng, nôn mửa, ỉa chảy do lạnh. Liều dùng: 6-12g.

CÂY RAU CÂY THUỐC - RAU MÁ

Tên khác: Tích tuyết thảo - Liên tiền thảo - Băng đại uyển - Phắc chèn (Tày). Cách trồng: Mọc hoang và trồng khắp nơi. Trồng bằng đoạn thân rễ, nơi đất nhiều mùn ẩm ướt như ven bờ sông, suối, kênh rạch, ruộng vườn... Bộ phận dùng: Toàn cây. Thu hái, chế biến: Thu hái quanh năm, dùng tươi hay sao vàng. Công dụng: Giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, lợi sữa, mát gan. Liều dùng: Ngày dùng 30-40g tươi.

CÂY RAU CÂY THUỐC - GỪNG

Tên khác: Khương - Sinh khương (củ gừng tươi) - Can khương (củ gừng khô) - Co khình (Tày). Cách trồng: Trồng bằng củ mầm vào mùa xuân, nơi đất xốp nhiều mùn ẩm. Bộ phận dùng: Củ. Thu hái, chế biến: Sinh khương đào lấy củ vào mùa hạ và mùa thu, cắt bỏ rễ con, rửa sạch (muốn giữ tươi lâu, cho vào chậu phủ kín đất lên). Chế can khương: Đào lấy củ gừng già đã có xơ, cắt bộ rễ con, rửa sạch, thái mỏng, đồ chín, phơi khô. Công dụng: - Gừng tươi: Dùng chữa cảm lạnh nôn mửa, ho có đờm., bụng đầy trướng. Giải độc do bán hạ, thiên nam tinh, cua cá ... - Gừng khô: Dùng chữa đau bụng hàn, thổ tả, chân tay lạnh, mạch yếu, phong hàn thấp, ho suyễn, ho ra máu.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - VẢI

Tên khác: Lệ chi - Tu hú. Cách trồng: Trồng bằng hạt hay chiết cành vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Quả và hạt. Thu hái, chế biến: Quả vải thu hái vào tháng 5-6, dùng ăn tươi hay sấy khô như long nhãn. Công dụng: - Cùi quả vải có tác dụng dưỡng huyết, làm hết phiền khát, nặng đầu. Ăn nhiều đẹp nhan sắc, làm cho sởi, đậu mọc dễ dàng. - Hạt vải dùng chữa ỉa chảy trẻ em, chữa âm nang sưng đau, hòn đái sưng đau. Liều dùng: Cùi quả vải khô …………………… 16-20g/ngày Hạt vải …………………………….. 8-12g/ngày

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - SẦU RIÊNG

Tên khác: Thu ren (Khơ me) - Durio. Cách trồng: Trồng bằng hạt hay chiết cành. Bộ phận dùng: Lá, vỏ quả, rễ. Thu hái, chế biến: Lá, rễ thu hái quanh năm. - Quả thu hái vào các tháng 8 -10, bổ lấy vỏ quả phơi khô. Công dụng: - Quả chín ăn có tác dụng kích thích sinh dục. - Lá, rễ và vỏ quả được dùng chữa sốt, vàng da viêm gan, ỉa chảy. Liều dùng: 12 - 16g/ngày.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - ỔI

Tên khác: Ủi - Phan thạch lựu - Phiên thạch lựu - Mác Ổi (Tày). Cách trồng: Trồng bằng hạt hay chiết cành. Bộ phận dùng: Lá non, quả, vỏ thân. Thu hái chế biến: Thu hái quanh năm, phơi khô hay tươi. Công dụng: Dùng chữa ỉa chảy. Liều dùng: 16-20g/ ngày.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - MĂNG CỤT

Tên khác: Sơn trúc tử - Măng gút - Staniê. Cách trồng: Trồng bằng cách chiết cành vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Quả và vỏ quả. Thu hái, chế biến: Vào mùa quả chín hái quả chín tách riêng áo và hạt, vỏ quả phơi khô. Công dụng: Áo hạt măng cụt chín mát bổ. Vỏ quả sát khuẩn, làm săn niêm mạc cầm di ỉa. Liều dùng: Vỏ quả khô 25-30g/ngày, dùng dạng nước sắc.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - CHÔM CHÔM

Tên khác: Lôm chôm - Vải thiểu (miền Nam) - Xe môn (Cam pu chia). Cách trồng: Được trồng nhiều ở Nam Bộ bằng cách chiết cành hay bằng hạt. Bộ phận dùng: Quả và vỏ quả. Thu hái, chế biến: Thu hái quả chín vào tháng 5 – 7 dương lịch, bóc vỏ quả, tách lấy áo hạt ăn tươi hay sấy khô làm thuốc. Công dụng: Vỏ quả dùng chữa ỉa chảy, ly, sốt.

Mầu tím... HOA SIM

‘Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím áo nàng màu tím hoa sim..’ (Hữu Loan) Cây Sim, Rhodomyrtus tomentosus, thuộc họ thực vật Myrtaceae được gọi tại Anh Mỹ là Ceylon Hill Cherry, Hill gooseberry, Downy Myrtle.. ngoài ra còn có những tên khác như Nanking Cherry, Mongolian cherry.. Tại Trung Hoa sim được gọi là Đào kim nang (Tao-jin-niang). Sim mọc hoang tại các vùng đồi trọc tại các khu vực núi non hay đồng bằng. Tên gọi Downy Myrtle (Downy Cherry) do ở lông mịn phủ lá, đọt non và đôi khi cả quả vào mùa hè.