Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhuận Tràng và Tẩy

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - BÍ RỢ

Bí rợ (Cucurbita pepo. L.) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitacenae). Mô tả: Dây leo dài, thân có 5 cạnh, có lông cứng, dòn trắng, và chia nhiều nhánh. Lá mọc sọ le, có cuống dài, phiến lá có 3 gân chính, hình tim ở gốc, có 3 thùy cạn. Hoa đực màu vàng nghệ, hình chùy cao 6-8cm; đài có lông trắng cứng, có 5 lá đài cao 3cm, 3 nhị, bao phấn thành 1 trục cao 2cm vàng. Hoa cái có cuống có 5 cạnh, bầu dưới. Quả rất to, có múi, thịt vàng: hột to, trắng dẹp...

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - TÁO BÓN

Bài 1 - Thành phần: Chuối tiêu hoặc táo tây 1-2 quả. - Cách chế: Chuỗi bóc bỏ vỏ, táo rửa sạch. - Công hiệu: Chữa đại tiện táo bón. - Cách dùng: Ăn vào mỗi buổi sáng sớm và buổi tối khi bụng đói.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - HẠNH NHÂN

Hạnh nhân trị ho hen, nhuận tràng, thông đại tiện Hạnh nhân có hai giống là hạnh trồng và hạnh núi. Quả hạnh ăn ngọt mềm, giàu chất dinh dưỡng, chứa protein, đường, canxi, phốt pho, sắt, các vitamin A, B1, B2, C.. Nó là một trong những vị thuốc chính điều trị ho hen, nhuận tràng trong Đông y. Trong cuốn “Thần nông bản thảo kinh” của Trung Quốc, hạnh nhân được dùng chủ trị hen khò khè, khó thở, rát họng, đau vú, vết thương.... Hạnh nhân có hai loại đắng va ngọt; chúng chẳng những tính vị khác nhau mà ứng dụng lâm sàng cũng khác nhau.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - MÃ THẦY

Mã thầy giải nhiệt, lợi tiêu hóa Mã thầy sông trong ruộng nước, ao đầm, vỏ tím sẫm hoặc tím đen, thịt củ trắng, ăn giòn, mát, ngon miệng, lại có giá trị chữa bệnh khá cao. - Mã thầy được dùng làm thuốc từ lâu đời. Các nhà y học trong nhiều thời đại đã đúc kết: “Mã thầy ích khí, an trung, khai vị, tiêu thực, giải thực nhiệt trong ngực, trị 5 loại nghẹn ngạt ở hoành cách, tiêu khát, hoàng đản, phân hủy đồng”. Cuốn “Bản thảo cầu chân” có nói, mã thầy “có tác dụng phá tích trệ, cầm máu, chữa ly, trị nhọt, giải độc, lên đậu, làm trong giọng, chữa say rượu.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ SUNG, QUẢ VẢ

Sung, vả: Lợi hầu họng, bổ dạ dày, chữa kiết ly Người Trung Quốc gọi sung, vả là “quả không hoa”. Thực ra, chúng có hoa nhưng hoa rất nhỏ, nằm ẩn bên trong đế hoa. Đế hoa chính là “quả” vả, “quả” sung như người ta vẫn thường gọi. Sung, vả chín ăn thơm mát. Từ quả đến lá, thân, cành 2 loại cây này đều có thể dùng làm thuốc. Quả có công hiệu bổ dạ dày, thanh tràng, giải độc, thường dùng để chữa các chứng bệnh viêm ruột, hầu họng sưng đau, trĩ, táo bón... Cành và lá chứa nhiều men tiêu hóa, được dùng làm thuốc bổ trợ chữa rối loạn tiêu hóa, khó tiêu. Người mặc bệnh táo bón, trĩ ngày ăn tươi vài quả chín sẽ thông tiện, tiêu viêm. Phụ nữ ít sữa có thể ninh chân giò lợn với quả sung, vả ăn cho nhiều sữa. Rễ sắc lấy nước chữa hầu họng sưng đau. Lá nấu lấy nước rửa ngoài chữa hậu môn nứt nẻ.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ CAU

Quả cau giáng khí, trị giun Người Trung Quốc gọi cau là tân lang. Cái tên ấy đi củng với một truyền thuyết khá lý thú trong dân gian. Truyền thuyết kể rằng, thời Viêm Đề (tức Thần Nông) có cặp vợ chồng, vợ tên là Tân, chồng tên là Lang. Lang vừa đẹp trai vừa thông minh, dũng cảm, chuyên trừ hại cho dân, được nhân dân yêu mến. Một con quỷ gian ác, xảo quyệt đã tìm cách hãm hại Lang. Tân thương chồng ôm xác khóc lóc thảm thiết mãi không chịu rời. Cả hai hóa thành một cây mọc thẳng đứng, trên dưới to nhỏ bằng nhau, có đốt như tre mà không hề rỗng, không có cành ngang, chẳng hề nghiêng ngả, dáng hình yểu điệu, ra hoa thành chùm, quả sai chi chít. Người đời sau lấy tên hai vợ chồng Tân - Lang để đặt tên cho loài cây ấy.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - CỦ ẤU

Củ ấu thanh nhiệt, kiện tỳ Cây củ ấu là một loài thực vật thủy sinh, mọc trong ao đầm. Củ ấu có 4 loại: ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng, ấu 4 sừng. Thịt củ ấu màu trắng, ăn ngọt mát, bùi, giàu chất đinh dưỡng. Cuốn “Danh y biệt lục” viết: “Củ ấu tươi vị ngọt, mát, ăn sống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền, tiêu khát, giải rượu; ăn chín có công hiệu ích khí, kiện tỳ”.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ DÂU

Quả dâu dưỡng huyết an thần Quá dâu khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, nấu rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc... đều tốt, được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu cũng đều là những vị thuốc, từng được các thầy thuốc, nhà văn trong lịch sử đánh giá cao.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - THẢO MAI (THẢO QUẢ)

Thảo mai: ích thọ kiện vị Thảo mai hình dáng giống quả tim gà, màu đỏ, cùi mềm, nhiều nước, chua ngọt, không có vỏ cũng không có hạt, mang mùi vị thơm ngon đặc biệt. Đây là loại quả tươi giàu chất đỉnh dưỡng, được nhiều người ưa chuộng.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - CHUỐI TIÊU

Bài thuốc hay chữa bệnh bằng chuối tiêu Chuối tiêu từng được mệnh danh là "quả trí tuệ” Theo truyền thuyết, tên gọi này bắt nguồn từ việc Phật tổ Thích ca Mầu ni sau khi ăn chuối tiêu chợt bừng sáng trí tuệ. Theo một truyền thuyết khác, chuối tiêu có nguồn gốc từ Ấn Độ, các học giả. Ấn Độ thường bàn luận các vấn đề triết học, y học... dưới gốc chuối tiêu, đồng thời lấy loại quả này làm thức ăn duy nhất. Vì vậy, người ta gọi chuối tiêu là: "Nguồn trí tuệ". Các nhà y học trong lịch sử Trung Quốc cho rằng: Chuối tiêu tính hàn, vị ngọt, không độc, có tác dụng giảm phiền khát, nhuận phổi, nhuận tràng, thông huyết mạch, bổ tỉnh tủy, dùng để chữa các chứng bệnh táo bón, khô khát, say rượu, sốt, viêm gan vàng da, sưng tấy... Quả tươi, dầu chuối, hoa chuối, lá chuỗi, củ chuối... đều có thể dùng làm thuốc.

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - ĐẠI HOÀNG

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên gọi: 1- Có màu rất vàng, nếm vào miệng thấy lạo xạo và có bọt nước vàng nên gọi là Đại hoàng.  2- Có chức năng thay cũ đổi mới như dẹp loạn nên gọi là Tướng quân. 3- Khi cắt ra thấy có vân như gấm (là loại tốt) nên gọi là Cẩm văn đại hoàng. 4- Cây có nhiều ở Tứ xuyên, nên gọi là Xuyên đại hoàng, Xuyên quân, Xuyên văn... (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - LÔ HỘI

Xuất xứ:  Dược Tính Bản Thảo. Tên khác: Chân Lô Hội, Dương Lô Hội, Lô Khoái, Nội Hội, Nột Hôi, Quỷ Đan, Tượng Hội, Tượng Đởm (Bản Thảo Thập Di), Lưỡi Hổ, Hổ Thiệt, Nha Đam (Dược Liệu Việt Nam).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - KHIÊN NGƯU TỬ

-Xuất Xứ:  Danh Y Biệt Lục. -Tên Khác:  Bạch Khiên Ngưu, Bạch Sửu, Bồn Tăng Thảo, Cẩu Nhĩ Thảo, Giả Quân Tử, Hắc Ngưu, Hắc Sửu, Nhị Sửu, Tam Bạch Thảo, Thảo Kim Linh, Thiên Già (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Bìm Bìm Biếc (Việt Nam), Lạt Bát Hoa Tử.

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BẠCH CHỈ

- Xuất xứ: Bản Kinh. - Tên khác: Bách chiểu, Chỉ hương, Cửu lý trúc căn, Đỗ nhược, Hòe hoàn, Lan hòe, Linh chỉ, Ly hiêu, Phương hương (Bản Kinh), Thần hiêu (Hòa Hán Dược Khảo), Bạch cự (Biệt Lục), Phù ly, Trạch phần (Ngô Phổ Bản Thảo), An bạch chỉ, Hàng bạch chỉ, Vân nam ngưu phòng phong, Xuyên bạch chỉ (Trung Dược Đại Từ Điển), Hưng an bạch chỉ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hàng bạch chỉ, Hương bạch chỉ, Xuyên bạch chỉ (Đông Dược Học Thiết Yếu).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BÍ ĐỎ

- Từ đâu có tên bí đỏ? - Gọi bí đỏ vì thịt quả có thể chất giống bí đao nhưng màu vàng đỏ. - Tại sao còn gọi là bí ngô? - Vì thịt quả có loại màu vàng như ngô vàng (loại thực phẩm gia súc)

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BÍ ĐAO

Bí đao có tên khoa học là Benincasa hispida hay Cucrubita hispida, họ Bầu bí. Bầu và Bí cùng họ nên: Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Hai cây này đều có chiếu hướng ngóc lên cao nên thường cho leo giàn:  Giàn cao thì bí cũng cao Bí có ngã nhào cũng tại giàn xiêu. 

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BA ĐẬU

- Xuất Xứ: Bản Kinh. - Tên Khác: Ba thục (Bản Kinh), Cương tử (Lôi Công Bào Chích Luận), Ba đậu sương, Ba sương (Đông Dược Học Thiết Yếu), Ba đậu sương tử, Ba tiêu cương tử (Hòa Hán Dược Khảo), Giang tử (Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm Phương), Lão dương tử (Cương Mục), Quả Màn Dẻ (Nam Dược Thần Hiệu), Ba tiêu, Hạt Màn đẻ (Lĩnh Nam Bản Thảo), Ba mễ (Dược Tài Tư Khoa Hối Biên), Ba quả (Trung Dược Hình Tính Kinh Nghiệm Lam Biệt Pháp), Bát diện đao (Quảng Tây Trung Dược Chí), Đại diệp song nhãn long, Ba nhân, Mang tử (Quảng châu Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách), Độc ngư tử, Cống tử (Trung Dược Chí), Mãnh tử nhân (Trung Quốc Dược Thực Chí), Song nhãn long (Lĩnh Nam Thái Dược Lục), Song nhãn hà, Hồng tử nhân, Đậu cống (Nam Ninh Thị Dược Vật Chí).

CÂY HOA CÂY THUỐC - ĐẠI

Tên khác: Cây hoa đại - Đại hoa trắng - Miến chỉ tử - Bông sứ trắng - Hoa chăm ba. Cách trồng: Trồng bằng cành vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ rễ, hoa, lá tươi. Thu hái, chế biến: Chọn ngày nắng ráo hái lấy hoa và nụ phơi khô. Đẽo vỏ thân và đào lấy rễ phơi khô. Công dụng: Làm thuốc nhuận tràng, hạ huyết áp. Chữa bong gân, chấn thương xung huyết.

CÂY RAU CÂY THUỐC - MỒNG TƠI

Tên khác: Mùng tơi - Mồng tơi đỏ - Mông tơi tía - Lạc quỳ. Cách trồng: Trồng bằng hạt vào mùa xuân cho leo vào hàng rào, nơi đất tợi xốp, nhiều màu, ẩm. Bộ phận dùng: Lá, thần non và quả chín. Thu hái, chế biến: Hái thân, lá vào mùa hạ. Mùa thu hái quả chín. Quả chín có màu tím đen. Công dụng: Dùng làm thuốc giải nhiệt, chữa bí đái, táo bón. Liều dùng: 100-150g/ngày.

CÂY RAU CÂY THUỐC - HÚNG GIỔI

Tên khác: Húng quế - É trắng - Rau é - Hương thái. Cách trồng: Trồng bằng hạt, trồng quanh năm ở nơi đất tơi xốp, ẩm mát nhiều mùn. Bộ phận dùng: Lá, quả và hạt. Thu hái, chế biến: Thu hái quanh năm. Cành lá tươi và ngọn có hoa, phơi râm mát đến khô. Khi quả già hái cả cây phơi khô đập lấy hạt. Công dụng: Cành lá chữa cảm sốt, làm cho ra mồ hôi, kích thích tiêu hoá. Hạt sát khuẩn, giải nhiệt. Liều dùng:  Cành lá khô ………… 10 - 25g Hạt ………………….. 6 - 12g