Chuyển đến nội dung chính

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BÍ ĐỎ

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BÍ ĐỎ

- Từ đâu có tên bí đỏ?

- Gọi bí đỏ vì thịt quả có thể chất giống bí đao nhưng màu vàng đỏ.

- Tại sao còn gọi là bí ngô?

- Vì thịt quả có loại màu vàng như ngô vàng (loại thực phẩm gia súc)

- Thế còn bí rợ?

- Loại bí này thường mọc hoang rải rác ở bìa rừng(có lẽ do chim tha hạt từ nới khác đến). Rợ = mọi rợ.

- Thế sao không gọi là "bí mọi" tương tự như "heo mọi".

- Ai mà biết được.

- "Bí đỏ mì sợi" có phải là món ăn nấu bí đỏ với mì sợi?

- Không phải, loại bí này nấu chín đánh tơi lên xuất hiện mớ rối như mì sợi. Đó là một loài bí đỏ riêng. Hiện có nhiều loài bí đỏ: Banana, Buttercup, Delicate, Golden Nugget, Spaghetti, Sweet dumpling, Turban…

- Thế còn "bí tịt"?

- Bí tịt là "chào cờ". Khi thầy cô giáo gọi học trò lên bục kiểm tra. Không học bài, không nói được câu nào, đứng thẳng như pho tượng thì gọi là "chào cờ" hay "bí tịt".

- Khi nào thì "bí xị"?

- Khi vòi vĩnh không được thoả mãn (ví dụ thiếu nữ đòi lấy chồng) thì mặt sưng tròn như cái mẹt, gọi là mặt mày bí xị.

- Tôi cứ tưởng là dân nghiền rượu không kiếm được xị nào nên "bí xị" (một xị = dung tích một chai nước ngọt, khoảng 250-330ml)

- Cũng đúng thôi.

Bí đỏ còn gọi là bí ngô, bí rợ, tên khoa học là Cucurbita pepo, họ Bầu bí. Dây bí đỏ mọc lan trên mặt đất. Hiện nay có nhiều loài mà quả có hình dáng và màu sắc khác nhau: hình cầu, hình cầu dẹt, hình trụ; vỏ nâu, vỏ vân, vỏ sẫm màu; thịt đỏ, thịt hồng, thịt vàng; có loại nặng trên 100kg. Trong số đó có khá nhiều loài lai giống

A- Đọt bí.

Đọt bí ngô dùng làm rau ăn: xào, um (xào nước) hay nấu canh. Đọt bí có tính thanh nhiệt, nhuận tràng nhờ chất xơ kích thích nhu động ruột.

Món chay đọt bí đỏ nấu với cà chua. Đọt bí và cà chua đều thanh nhiệt, nhuận tràng. Đây là một kết hợp đồng vận vì cả hai đều có tính chống oxy-hoá; tăng tính trị liệu cũng tăng khẩu vị. Khi trời nắng nóng nên ăn món này.

B- Hoa bí.

Hoa bí cũng thanh nhiệt nhuận tràng nhưng hơi chát nên có tính thu sáp nhẹ. Thu sáp nên cầm mồ hôi, cố tinh.

Nhuyễn thể (nghêu, sò, ốc, hến) có khả năng cường dương. Aên với hoa bí để cố tinh, chống hoạt tinh. Cuốn nhuyễn thể vào trong hoa bí rồi xào nấu sẽ có một món ăn ngon lại tăng khả năng tình dục nữa. Đó là món "ông khen ngon, bà khen hay".

Hoa bí có beta-carotene, một chất tiền sinh tố A. Vào cơ thể, betâa-caroten sẽ chuyển hoá thành vitamin A với hiệu suất khoảng 25%. Hoa bí um cà chua là món ăn chay có tính thanh nhiệt. Lycopen trong cà chua giúp tăng hấp thụ caroten vào máu.

C- Quả bí non.

Đồng bào khẩn hoang thường trồng các cây ngắn ngày như ngô, khoai mì, bí đỏ…. Quả bí đỏ non dùng thay rau, luộc hoặc nấu canh; nhưng ăn nhiều bị tiêu chảy. Đọt bí làm rau ăn an toàn hơn quả non.

D- Quả bí chín.

100g quả bí chín sinh 25-30 calori. Thành phần: 90% nước,8% glucid, 1% protein, 19mg photpho, 430mg kali, 23mg calci, 17mg manhê, 0,5mg sắt, 8mg vitamin C (15% nhu cầu hàng ngày), 22mcg folacin (11%), 1mg beta-caroten.

Quả bí đỏ được dùng làm nhiều món ăn ngon: luộc, xào, nấu canh: Em về Bình định cùng anh,

Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.

Quả bí còn dùng để nấu chè, cháo và nhất là các món ăn chay. 

d.1- Thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch.

Vào nùa nóng nực nên ăn bí đỏ. 

d.2-Quáng gà, khô mắt

Quáng gà là nhìn không rõ khi thiếu ánh sáng. Nhìn không rõ nên lờ quờ, lạng quạng cứ như con gà vào lúc sẩm tối, "quáng gà" hay "gà mơ" là cụm từ thật hay và chính xác. Người lao động lạng quạng lè phè theo kiểu "thợ vịn" bị chê là "gà mờ", kiểu gà mờ này không liên quan gì đến vitamin A. Thiếu vitamin A sẽ bị khô mắt, quáng gà. Điều cần biết là thiếu vitamin A sinh bệnh nhưng dư vitamin A cũng bị độc. Theo tài liệu cuả Đại học Johns Hopkins 5-1999 trích đăng Annal of Internal medicine, dùng dài hạn vitamin A trên 1,5g/ngày (tương đương 5.000UI), xương không giữ được calci, tỷ trọng xương giảm 6% và tăng gấp đôi nguy cơ loãng xương, dễ gãy xương. Rõ ràng vitamin A là con dao hai lưỡi. Beta-caroten cuả bí đỏ vào cơ thể sẽ chuyến hoá thành vitamin A. Cơ thể là một bộ máy tuyệt vời, nó chỉ chuyển hoá caroten thành vitamin A khi cần thiết. Một khi đã đủ nhu cầu nó không chuyển hoá nữa, vì thế không sợ dư thưà vitamin A, khá an toàn. Rất hiếm khi dư caroten tới độ vàng da. Giả dụ gặp trường hợp này, chỉ cần ngưng ăn một thời gian là cơ thể tự đào thải. Nên ăn kèm cà chua, lycopen trong cà chua giúp tăng hấp thụ caroten vào máu. Beta-caroten và lycopen cùng thuộc nhóm carotenoid, chúng có khả năng chống oxy-hoá, chống lão hoá, ngăn chặn các bệnh tim mạch và ung thư. (xem bài chất chống oxy-hoá, sách Món ăn-bàii thuốc quyển 5). Hãy dùng thực phẩm có beta-caroten mà tránh dùng hoá chất tinh khiết vì đã phát hiện trường hợp kết quả trái ngược.

d.3- Giảm thân trọng. Bí rợ có khả năng sinh nhiệt thấp nên dùng vào thực đơn giảm thân trọng. Mập phì do cơ thể tích nhiều mỡ.

Aên cho sướng miệng đã thèm, 
Phát phì to béo chòm chèm cái lu. 
Nhịn ăn nhịn uống mệt đừ,
Mà sao mỡ bụng, mỡ lườn vẫn dư.

Đừng nhịn ăn mà chỉ tiết thực, giảm chất béo. Thân trọng giảm từ từ an toàn hơn là xuống nhanh vì xuống nhanh rồi sẽ lên trở lại.

d.4- Phòng chống bệnh tim mạch.

Mập phì cần giảm cân đã đành, còn người bệnh tim mạch cũng phải ăn kiêng để giảm cân là sao? Aên kiêng giảm mỡ để cơ thể tiêu thụ mỡ tồn trữ trong máu. Sự kết đọng chất béo làm thành mạch máu mất tính đàn hồi nên huyết áp tăng. Vết kết đọng này kéo theo sự oxyd-hoá lipoprotein và tạo xơ động mạch, thành mạch dày thêm và mạch máu giảm khẩu độ, sự tuần hoàn thêm trì trệ, dẫn tới thiểu năng động mạch vành. "Máu nhiễm mỡ" cũng tạo thuận lợi cho sự kết đọng tiểu cầu, sảnsinh ra máu cục; máu cục làm tắc nghẽn mạch máu tim gây chết đột tử do nhồi máu cơ tim; nó vào não gây tai biến mạch máu não. Rõ ràng việc ăn kiêng để tiêu hoa mỡ là biện pháp tiên khởi phòng chống các bệnh tim mạch.

Xơ động mạch do lipoprotein LDL oxyd hoá. Beta-caroten trong bí đỏ có khả năng chống oxyd hoá nên hữu ích trong trường hợp này.

Chất xơ trong bí đỏ khoá hoạt tính cuả cholesterol và kéo theo phân. Chúng ta biết rằng chất béo phải nhờ cholesterol nhũ hoá mới ngấm được vào máu. Cholesterol bị khoá hoạt tính nên cả cholesterol và chất béo đều không vào máu và bị bài xuất theo phân. Kết quả là cholesterol và chất béo đều giảm, đồng thời giảm nguy cơ bệnh tim mạch..

d.5- Trị bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có liên quan gì đến mỡ đâu mà cũng phải kiêng mỡ và giảm thân trọng? Sự kết đọng chất béo và xơ động mạch ngăn chặn glucoz khuếch tán vào các mô. "Máu nhiễm mỡ" làm cho tuần hoàn trì trệ, tạo thuận lợi cho việc liên kết protein-glucoz; dưới dạng liên kết đại phân tử, glucoz không thể thoát ra ngoài mạch. Đây là hai nguyên nhân khiến glucoz- huyết tăng ở những người mập phì bị bệnh tiểu đường loại II (không phụ thuộc insulin).(Ref…

Beta-caroten chống oxyd hoá lipoprotein LDL, ngăn chặn xơ động mạch nghĩa là giúp cho glucoz phân tán được ra khỏi mạch máu. Beta-caroten trong quả bí đỏ còn chống lão hoá, mà lão hoá là một trong những nguyên nhân cuả bệnh tiểu đường.

Bí đỏ lại có ít chất bột nên rấ thuận lợi cho thực đơn người bệnh tiểu đường. 

d.6- Nhuận tràng.

Quả bí còn non nhận tràng mạnh hơn bí chín. Người mập phì thường táo bón. Aên bí đỏ vừa giảm cân vừa nhuận tràng.

d.7- Món ăn bí đỏ. Với tất cả các bệnh trên nên ăn món canh chay bí đỏ nấu với cà chua, nấm rơm hoặc nấm đông cô, thêm súp lơ hoặc bắp cải càng tốt.

E- Hạt bí.

100g hạt bí (phần ăn được) sinh 541 calori, có 25g protein, 46g chất béo, gamma tocophenrol, delta-phytosterol và một aminoacid riêng biệt là cucurbitin. Các delta 5-, delta 7-, delta 8- phytosterol (24-alkylsterols) bao gồm clerosterol, isofucosterol, sitosterol, sitgmasterol, isoavenasterol, spinaterol (theo Harbal medicines 1999).

e.1 Hạt dưa ngày tết. Chất béo sinh 76% năng lượng cuả hạt bí đỏ, chia ra 15% do acid béo bão hoà, 35% do acid béo nhiều nối đôi, 23% do acid béo một nối đôi. Với thành phần này, chất béo trong hạt bí ngô tương đối tốt, hơn hạt dưa nhưng không bằng hạt hướng dương. Trong dịp tết, hãy thay tập quán cắn hạt dưa bằng hạt bí đỏ, vừa tốt hơn, dễ cắn hơn và không có phẩm màu (tăng nguy cơ ung thư).

e.2- Trị giun sán.Y học dân gian đã dùng hạt bí để trị giun sán. Mỗi lần dùng khoảng 50g hạt bí rang (kể cả vỏ). Bỏ vỏ, ăn hạt vào sáng sớm. Không nhịn ăn cũng được nhưng nhịn ăn vẫn tốt hơn. Một giờ sau uống thuốc xổ thì tốt hơn. Nên dùng vài ba lần cho hết hẳn trứng ký sinh trùng.

Dịch chiết cồn hạt bí đỏ diệt được sán xơ mít Toenia saginata vàø Toenia solium; nó chỉ tác dụng vào trứng và đốt sán nhưng chưa đủ hiệu lực làm tê liệt đầu sán, hãy kềt hợp với binh lang (hạt cau) thì kết quả hoàn chỉnh, 95%. Để diệt sán xơ mít, uống 90-120g hạt bí rang (đã bỏ vỏ), kết hợp với hạt cau. Thuốc hiệu lực trong vòng 40-60 phút.

Dịch chiết nước trị được giun đuã và giun kim. Người ta đã phát hiệntrong hạt bí đỏ chất cucurbitine, hiện đã tổng hợp được. Cucurbitin có thể trừ được giun đũa và gium kim với nồng độ ¼.000 (Fang SD, Acta Chim Sin 1962.) Vấn đề chưa sáng tỏ là hoạt chất trị sán xơ mít là cucurbitine hay chất khác.

Chen Z đã bá cáo rằng hạt bí đỏ có khả năng diệt Schistosomia,cả ấu trùng lẫn trưởng thành. (Acta Pharm Sin 1980).

e.3- Hạt bí có khả năng ức chế kháng thể IgE trong một vài trường hợp dị ứng. Nó cũng có tác dụng với kháng thể anti-DNA (Kapadia GJ. Cancer letter 1996).Tính chất này mới thấy trong phòng thí nghiệm nhưng chưa thử nghiệm lâm sàng.

e.4- Bệnh tiết niệu.

- Y học cổ truyền dùng hạt bí đỏ trị các bệnh đường tiết niệu.

- Có khá nhiều bệnh tiết niệu, không xác định bệnh gì nên có nguy cơ dùng thuốc không đúng bệnh. Y học cổ truyền thiếu chính xác.

- Phê bình như vậy cũng đúng thôi nhưng mà…

- Dùng thuốc trị bệnh cần phải chính xác. Khi nói một thuốc trị bệnh tiết niệu, cần nói rõ bệnh ở cơ quan nào: quả thận, ống tiểu, bàng quang hay ống thoát tiểu; loại bệnh gì: nhiễm trùng, viêm, tổn thương…Thuốc đó tác dụng vào mô nào: thần kinh, cơ trơn,biểu mô…chính xác hơn là với thụ thể nào…Đã qua rồi thời kỳ nhắm mắt dùng thuốc.

- Ghê quá, chọc đúng chỗ ngưá nên phát biểu hùng hồn cứ như…máy cassette. Nhưng mà…

- Không nhưng mà gì hết…trị bệnh cho người mà!

- Với cái nhìn chính xác cuả khoa học hiện đại, phê bình thế là đúng thôi.

- Có thế chứ!

- Y học cổ truyền có từ hàng ngàn năm trước. Muốn phê bình ngành học này, chúng ta phải là đặt mình vào bối cảnh lịch sử hồi đó, vào thời mà khoa học còn là con số không. Y học cổ truyền trước tiên dưạ vào kinh nghiệm sử dụng. Các danh y đã rút tiả kinh nghiệm để hoàn thành các "Bản thảo". Dùng thuốc là bước sau cuả chẩn đoán bằng tứ chẩn: vọng (nhìn), văn (nghe) vấn (hỏi), thiết (xem mạch). Tuy không có ống nghe và siêu âm nhưng xem mạch ở ba bộ "thốn, quan, xích" ở cả hai tay (6 điểm) nên có thể biết rành rẽ bệnh tình, theo đó mà đưa ra bài thuốc; người xưa ít khi dùng độc vị mà thường kết hợp nhiều vị với đủ khung "quân, thần, ta, ù sứ". Các danh y như Hải thượng lãn ông, Tuệ tĩnh là những người tiên phong. Tiếc rằng hậu thế không học được hết tài nghệ cuả người xưa, kèm thêm tài liệu thất lạc, học truyền khẩu nên không tận dụng được tinh hoa và mai một dần. Vì thế việc làm cuả thế hệ chúng ta là dùng phương tiện hiện đại để kiểm chứng, phát huy cái hay, uốn nắn những sai lệch thiếu sót. Và hạt bí đỏ là một ví dụ.

- Lời dạy lưu truyền là hạt bí trị bệnh tiết niệu. Kiểm chứng khoa học không thấy khả năng kháng khuẩn và thông tiểu nhưng nó lại kích ứng bàng quang, gây co thắt.

- Người xưa dùng hạt bí đỏ trong chứng phì đại tuyến tiền liệt.(Nahrstedt A. Pflanzliche Urologica 1993) Theo hiểu biết ngày nay là không đúng. Tuyến tiền liệt phì đại chèn ép làm nghẹt ống thoát tiểu; điều cần làm là thông tiểu và làm roãi cơ vòng để mở khẩu độ ống thoát tiểu. Đúng ra là dùng thuốc chẹn alpha-adrenergic chuyên biệt tiết niệu là moxisylite (Uro- alpha) – Người xưa không dùng độc vị mà kết hợp với vài vị nữa. Biết đâu thuốc kết hợp khác có tác dụng chẹn alpha-adrenergic hoặc roãi cơ vòng; còn hạt bí co thắt bọng đái; nghĩa là tấn công nhiều mặt. Đây chính là việc cần làm, tìm bài thuốc và giải phương các bài thuốc này. Tại Aâu châu, các nhà Y học Đức đã đi tiên phong trong lãnh vực này, họ nghiên cứu nghiêm chỉnh, khách quan, trung thực và không thành kiến. Hiện nay Nhật, Singapore, Trung quốc đang tập trung khảo sát dược liệu.

e.5- Ung thư

Chúng ta biết rằng tiền liệt tuyến (có nhiệm vụ sinh tinh dịch) bao quanh ống thoát tiểu từ bàng quang ra dương vật. Tiền liệt tuyến phì đại (thường gặp ở đàn ông lớn tuổi) có biểu hiện bí tiểu, muốn tiểu mà tiểu không được, mỗi lần chỉ đái được một ít, vừa tiểu xong lại buồn tiểu nữa, gần như thường xuyên gác cửa cầu tiêu. Luôn luôn tức bụng, bọng đái đầy nước tiểu nhưng không thoát ra được, đúng là "tức vỡ bọng đái". Hạt bí đỏ kích ứng bàng quang nghĩa là tăng áp lực ở bàng quang, nhưng lống thoát bị nghẹt nên càng tức bụng hơn.

Nguyên nhân gây tiền liệt tuyến phì đại hoặc ung thư là do testosteron và dẫn chất. Hạt bí đỏ có các phytosterol. Testosteron và phytosterol cùng có nhân sterol. Các thụ thể cuả testosteron nhận diện nhầm và nhận phytosteron. Chúng ta ví dụ thụ thể như ổ khoá, còn testosteron là chìa khoá; chúng chỉ phát huy khả năng nếu khoá tra vào chìa. Với cấu trúc gần giống testosterol, phytosterol được coi như chiả khoá giả, nó cũng tra được vào ổ khoá nhưng tác dụng rất yếu. Đó là cơ chế ngăn chặn ung thư cuả phytosterol. Miersch WDE. Benigne prostatahyperplasie. DAZ 1993)

Bệnh ung thư ở phụ nữ. Các bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung thường liên quan đến estrogen. Các thực phẩm có phytosterol như đậu nàh, hạt bí đỏ phần nào có ích trong việc ngăn chặn các loại ung thư này. Xin nhấn mạnh rằng, những thực phẩm này không thay thế được thuốc trị bệnh, chúng chỉ là thực phẩm hỗ trợ, tỏ ra hữu hiệu trong việc ngăn chặn mà thôi.

Điều khuyến cáo thực tiễn là hãy tăang sử dụng sản phẩm từ đậu nành, ăn thêm hạt bí đỏ thay vì hạt dưa nhưng không ăn nhiều.

F- Loài gần giống:

Bí đỏ mì sợ = Spaghetti squash

Bề ngoài có hình dáng và màu sắc giống dưa bở. 100g Bí này chỉ sinh 33 calori. Nó có rất ít chất bổ dưỡng. Sau khi luộc và bócvỏ, đánh tơi lên sẽ xuất hiện những mớ rối trông như mì sợi, do đó có tên Bí đỏ mì sợi. Bí này có tính nhuận trường, dùng làm thực phẩm giàm thân trọng.

Trích nguồn: SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y
Do Lê Đình Sáng - Trường Đại học Y Khoa Hà Nội sưu tầm



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.