Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trị Giun Sán

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BÍ ĐỎ

- Từ đâu có tên bí đỏ? - Gọi bí đỏ vì thịt quả có thể chất giống bí đao nhưng màu vàng đỏ. - Tại sao còn gọi là bí ngô? - Vì thịt quả có loại màu vàng như ngô vàng (loại thực phẩm gia súc)

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BÁCH BỘ

Xuất xứ: Biệt Lục. Tên khác: Bà Phụ Thảo (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Bách Nãi, Dã Thiên Môn Đông (Bản Thảo Cương Mục), Vương Phú, Thấu Dược, Bà Tế, Bách Điều Căn, Bà Luật Hương (Hòa Hán Dược Khảo), Man Mách Bộ, Bách Bộ Thảo, Cửu Trùng Căn, Cửu Thập Cửu Điều Căn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Dây Ba Mươi, Đẹt Ác, Bẳn Sam, Síp (Thái), (Pê) Chầu Chàng (H‘mông), Robat Tơhai, Hiungui (Giarai), Sam Sip lạc [Tày] (Dược Liệu Việt Nam).

THUỐC NAM CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - CHỮA MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

Ho thường:  Thường trẻ hay bị ho vào mùa đông-xuân, khi thời tiết lạnh và ẩm, do viêm phế quản.  Bài 1:  Hoa khế ........................ l0g  Hoa đu đủ đực .............. 10g  Lá tía tô ........................ 10g  Đường phèn .................. 5g.  Rửa sạch, bỏ vào bát với 200ml nước, đun cách thuỷ. Uống hàng ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.  Bài 2:  Hoa hồng trắng ............. 10g  Hạt chanh ...................... 10g  Quả quất chín ................ 10g  Tất cả rửa sạch cho vào bát cùng với ít đường hoặc mật ong, đem hấp cơm trong vòng 15 phút. Lấy ra nghiền nát, để nguội. Cho trẻ uống làm 3 lần trong ngày. Dùng 3-5 ngay.  Bài 3:  Rễ củ chóc .................... 150g  Vỏ quýt khô .................. 150g  Vỏ rễ dâu ...................... 150g  Cát cánh ........................ 100g  Ô mai ............................ 100g  Lá chanh ....................... 100g  Lá táo ............................ 100g  Cam thảo dây ................ 100g  Đường .......................

CÂY HOA CÂY THUỐC - SỬ QUÂN TỬ

Tên khác: Cây quả giun - Quả nấc. Cách trồng: Trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu. Trồng bằng hạt hoặc bằng cành. Trồng bằng hạt: Chọn quả mập, chắc. Trước khi gieo ngâm nước nóng 45 độ C trong 1 ngày. Mỗi hốc gieo 2-3 quả. Cây con cao khoảng 15cm - 20cm đánh trồng vào nơi cố định. Trồng bằng cành: Chọn những cành to khoẻ cắt thành từng khúc dài 25cm - 30cm cắm nghiêng, đầu cành nhô khỏi mặt đất 3cm - 5cm. Chú ý: Trồng sử quân tử không yêu cầu diện tích rộng, chỉ cần có chỗ dựa là phát triển được. Sử quân tử được trồng làm cảnh. Bộ phận dùng: Nhân hạt. Thu hái, chế biến: Thu hái quả chín, phơi hay sấy khô. Khi dùng đập lấy nhân cắt bỏ 2 đầu nhọn và bóc hết màng, sao ròn vàng thơm. Công dụng: Chữa các chứng cam trẻ em, sát khuẩn, trị giun đũa.

CÂY HOA CÂY THUỐC - LỰU

Tên khác: Thừu lựu - Thạch lựu - Bạch lựu. Cách trồng: Dâm cành vào mùa xuân. Bộ nhận dùng: Vỏ thân, cành, quả và rễ tươi hay khô. Thu hái, chế biến: Dùng tươi, thu hái quanh năm. Dùng khô: Vào mùa thụ tách lấy vỏ thân và đào rễ tách lấy vỏ rửa sạch phơi khô. Khi dùng ngâm vào nước độ 2-3 giờ. Công dụng: Làm thuốc chữa sán. Liều dùng: 20-30g.

CÂY RAU CÂY THUỐC - BÍ NGÔ

Tên khác: Bí đỏ - Bí rợ - Nam qua - Má ứ (Thái) - Tẩu hác (Tày). Phặc đeng - Bí ử - Bí sáp. Cách trồng: Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Quả và hạt. Thu hái, chế biến: Khi quả đã già, chín vàng. Công dụng: Quả: Dùng chữa sốt cao, buồn bực, khát nước. Hạt: Dùng tẩy sán. Liều dùng: Quả chín 100-200g/ngày.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - CAU

Tên khác: Binh lang - Tân lang - Sơn binh lang – Gia bình lang - Mạy làng (Tày). Cách trồng: Trồng bằng quả vào mùa xuân. Thu hái, chế biến: Vào mùa thu chọn những buồng cau già chín hái lấy quả, bổ phơi tách riêng hạt và vỏ quả phơi khô. Công dụng: - Hạt cau chữa viêm ruột, ly, chữa sán. - Vỏ quả cau dùng chữa chậm tiêu, đầy bụng, phù thùng, ỉa chảy.

Mơ lông, Mơ tam thể - những cây rau gia vị với những đặc tính thú vị

Mơ tròn, Mơ tam thể và Mơ leo là những cây rau không thể thiếu đối với giới thích nhậu thịt cầy. Giới nhậu thường không phân biệt lá mơ vì ‘Mơ nào cũng.. là mơ’, nhưng thật ra có đến 3 loại mơ, tuy cùng gia đình thực vật Hubiacea nhưng hơi khác nhau ở một vài đặc tính thực vật và trị liệu. Mơ lông còn được gọi là Mơ tam thể, trong khi đó Mơ tròn còn có biệt danh là Cây ‘thúi địt’ và Mơ leo đang được nghiên cứu về một số dược tính đặc biệt.

TRỊ GIUN SÁN - Cây Mắc Nưa

Còn gọi là mặc nưa, mac leua (Cămpuchia). Tên khoa học Diospyros mollis Griff . Thuộc họ Thị Ebenaceae .

TRỊ GIUN SÁN - Quán Chúng

Quán chúng là một vị thuốc tương đối hay dùng trong đông y. Tuy nhiên nguồn gốc rất phức tạp và chưa thống nhất. Trước đây căn cứ vào các tài liệu của Trung Quốc, ta thường xác định quán chúng là thân rễ của cây Cyrtomium fortunei J.Sm. (họ Polypodiaceae). Theo A.Pételot (1954. Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos et du Việt Nam, tập III-tr. 319) thì cây này có ở Việt Nam. Tại nhiều vùng nhân dân ta dùng thân rễ của nhiều loài quyết  khác nhau, tên khoa học chưa được ai xác định chính xác.

TRỊ GIUN SÁN - Cây Rùm Nao

Còn gọi là thô khang sài, kamala, camala, mọt . Tên khoa học Mallotus philippinensis (Lam.) Muell. Arg. Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae .

TRỊ GIUN SÁN - Cây Cau

Còn gọi là binh lang, tân lang . Tên khoa học Areca catechu L . Thuộc họ Cau (Palmae) .   Họ Cau hiện có tên khoa học là Arecaceae. Người ta dùng hạt cau hay binh lang, tân lang (Semen Arecae) là hạt phơi khô của cây cau. (Tân = khách, tần = chàng. Khi có khách đem trầu cau ra mời cho nên gọi là tân lang). (Có độc - dùng phải cẩn thận).

TRỊ GIUN SÁN - Cây Thạch Lựu

Còn có tên gọi là bạch lựu, tháp lựu, lựu chùa Tháp . Tên khoa học Punica granatum L . Thuộc họ Lựu Punicaceae . Ta dùng vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ phơi hay sấy khô (Cortex Granati) hay có khi dùng vỏ quả lựu phơi hay sấy khô (Pericarpium Granati). (Vỏ, thân và rễ lựu có độc, dùng phải cẩn thận).

TRỊ GIUN SÁN - Cây Chân Bầu

Còn có tên là cây chưng bầu, song ke (tên Cămpuchia). Tên khoa học Combretum quadrangulare Kurz ( Combretum attenuatum Wall ). Thuộc họ Bàng Combretaceae . Người ta dùng quả và vỏ cây Chân bầu.

TRỊ GIUN SÁN - Hạt Bí Ngô

Hạt bí ngô còn có tên là: hạt bí đỏ, má ứ (Thái), nam qua tử (Semen Cucurbitae) là hạt của nhiều loại bí như bí ngô (Cucurbita pepo L.), bí rợ (Cucurbita moschata Duch) V.V.... đều thuộc họ Bí Cucurbitaceae. Hạt bí ngô thường được nhân dân rang ăn vào những dịp liên hoan, dịp tết v.v... Tác dụng chữa sán tuy không mạnh bằng dương xỉ đực (Aspidium fìlix-mas Roth.) nhưng không gây độc đối với cơ thể.

TRỊ GIUN SÁN - Cây Thùn Mũn

Còn gọi là cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), cây phi tử , cây chua ngút - vốn vén , tấm cùi (Thổ), xốm mun (Thái). Tên khoa học Embelia ribes Burm. Thuộc họ Đơn nem Myrsinaceae . Người ta dùng quả phơi hay sấy khô của cây thùn mũn.

TRỊ GIUN SÁN - Cây Xoan

Còn gọi là sầu đâu, xoan trắng, xuyên luyện, khổ luyện, đốc hiên, sđâu (Cămpuchia), lilas du Japon, lilas des Indes, laurier grec, faux sycomore . Tên khoa học Melia azedarach L . Thuộc họ Xoan Meliaceae . Ta dùng vỏ thân, vỏ cành to và vỏ rễ phơi khô hay sấy khô của cây xoan - Cortex Meliae. Vỏ rễ tốt hơn.

TRỊ GIUN SÁN - Cây Bách Bộ

Còn có tên là dây đẹt ác, dây ba mươi . Tên khoa học Stemona tuberosa Lour . Thuộc họ Bách bộ Stemonaceae . Ta dùng rễ phơi hay sấy khô (Radix Stemonae) của cây bách bộ.

TRỊ GIUN SÁN - Cây Keo Giậu

Còn có tên là cây keo dậu bồ kết dại, cây muồng, cây táo nhân. Tên khoa học Leucaena glauca Benth . Thuộc họ Trinh nữ Mimosaceae . Ta dùng hạt keo còn gọi là hạt muồng, hạt quả bồ kết dại, hạt quả táo nhân - Semen Leucaenae Glaucae .

TRỊ GIUN SÁN - Sử Quân Tử

Còn gọi là cây quả giun, quả nấc, sứ quân tử . Tên khoa học Quisqualis indica L . Thuộc họ Bàng Combretaceae . Ta dùng quả chín (Fructus Quisqualis) hay nhân chín (Semen Ọuisqualis) phơi hay sấy khô của cây sử quân tử. Tên đúng là sử quân tử (hạt của ông sứ quân) vì trước đây có một vị sứ quân, (người đứng đẩu một vùng ngày xưa) chuyên dùng hạt này chữa bệnh cho trẻ em. Về sau đọc chệch thành sử quân.