Chuyển đến nội dung chính

Mơ lông, Mơ tam thể - những cây rau gia vị với những đặc tính thú vị

Mơ lông, Mơ tam thể (Paederia lanuginosa) - những cây rau gia vị với những đặc tính thú vị
Mơ tròn, Mơ tam thể và Mơ leo là những cây rau không thể thiếu đối với giới thích nhậu thịt cầy. Giới nhậu thường không phân biệt lá mơ vì ‘Mơ nào cũng.. là mơ’, nhưng thật ra có đến 3 loại mơ, tuy cùng gia đình thực vật Hubiacea nhưng hơi khác nhau ở một vài đặc tính thực vật và trị liệu. Mơ lông còn được gọi là Mơ tam thể, trong khi đó Mơ tròn còn có biệt danh là Cây ‘thúi địt’ và Mơ leo đang được nghiên cứu về một số dược tính đặc biệt.

Đặc tính thực vật của các loại mơ:

Mơ tam thể:

Mơ tam thể hay Mơ lông, Paederia lanuginosa, là một loại dây leo rất mạnh, mùi hăng. Nhánh tròn có lông. Lá to hình tim; mặt dưới ửng đỏ có lông mịn. Cuống lá dài 3-6cm. Hoa mọc thành cụm, hình chùy ở nách lá hay ở ngọn. Lá hoa trắng, miệng tím..

Mơ tam thể được trồng làm gia vị khắp nơi tại Việt Nam.

Mơ tròn:

Mơ tròn hay Thúi địt, Paederia foetida, dây leo bằng thân cuốn. Lá mỏng mọc đối, hình bàu dục lớn cổ 5cm x 2.5cm, nhọn ở chóp, tròn ở gốc, không lông. Hoa màu tím nhạt hay tím xâm, không cuống, mọc thánh chùy dài đến 35cm ở nách lá hay ở ngọn. Quả dẹp màu đỏ hay đen. Toàn dây khi vò có mùi rất thối. Rễ hình trụ.

Cây mọc hoang, cũng được trồng làm gia vị và thuốc tại nhiều nơi ở Việt Nam, Ấn độ, Đông Nam Á..

Mơ leo: (Chicken-dung creeper)

Mơ leo, Paederia scandens, cũng là loại dây leo, sống nhiêu năm, dài 3-5 m, có mùi thối. Lá không lông, màu xanh lục, cuống dài 1-2cm, phiến lá lớn 5-11cm x 3-7cm, gốc lá tròn. Chùy hoa mọc ở nách lá hay ở ngọn. Hoa có đài nhỏ, ống tràng to màu tím. Cánh hoa nhắn màu vàng ngà. Quả tròn màu vàng chứa 2 nhân dẹp màu đen. Cây được dùng làm thuốc tại Trung Hoa với tên Kê thỉ đằng.

Dược học Ayurveda (Ấn độ) dùng chung 2 loại P. foetida và P. Scandens.
Mơ lông, Mơ tam thể (Paederia lanuginosa) - những cây rau gia vị với những đặc tính thú vị

Thành phần hóa học:

Các nhà nghiên cứu Ấn độ và Bangladesh nghiên cứu khá nhiều về thành phần hóa học và dược tính của Paederia foetida:

1. Tỉnh dầu: Mùi thối của cây được cho là do ở Methyl mercapftan. Tinh dầu trích từ chồi, lá và hoa chứa phần chính là Linalool, chung với alpha-terpineol và geraniol. Lá và chồi cũng còn chứa Hentriacontane, hentriacontanol và ceryl alcohol, 2,3-dihydrobenzo furan, benzofuran và các hợp chất chứa sulphur như dimethylsulphide và dimethyl trisulfide.

2. Glucosids loại Iridoid như Asperuloside, Paederoside, Scandoside.

3. Triterpenoids và Saponins như rsolic acid, Epifriedelinol, friedelin. Lá và chồi chứa Sitosterol, Stigmasterol và Campestrol.

4. Quinones: Embellin.

5. Các alkaloids: Aipha- Paederine và Beta- Paederine.

6. Các acid béo: Lá chứa hỗn hợp acid béo gồm các acid capric, lauric, myristic, arachidic và palmitic..

7. Lá chứa nhiều Carotene (3.6 mẹg/ 100g lá và Vitamin C (100mg/100).

8. Thành phần protein trong lá (44.6%): Arginine 4.9; Histidine 2.1; Lysine 3.8; Tyrosine 5.1; Tryptophan 1.9; Phenylalanine 6.8; €ystine 1.4; Methionine 2.1; Threonine 4.3..

Các nhà nghiên cứu Việt Nam (Đặng ngọc Quang, Nguyển xuân Dũng) đã phối hợp với các nhà nghiên cứu Nhật (T. Hashimoto, M. Tanaka..) tại Đại học Tokushima Bunri xác định được công thức của 4 chất glucosides loại iridoid trong cây paederia scandens, thêm vào với 5 chất đã được biết từ trước (paederoside, asperuloside, paederosidic acid, asperulosidic acid và geniposide..) (Phy†ochemistry July-2002).

Đặc tính dược học:

Hoạt tính chống sưng (kháng viêm):

Dung dịch trích bằng ethanol 50% lá P. foetida (sau khi đã loại chất béo) cho thấy có hoạt tính chống sưng trong một số các thử nghiệm trên chuột bị gây sưng phù bằng carrageenan, histamin và dextran. Hoạt tính này tùy thuộc vào liều lượng sử dụng và tăng mạnh khi dùng bằng cách tiêm qua màng phúc-toan. Trong thử nghiệm nơi chuột bị gây sưng màng phổi bằng carrageenan, dung dịch trích có tác dụng làm giảm khối lượng chất tiết ra từ màng phổi và ngăn chặn sự di chuyển của các bạch cầu về vị trí bị sưng. Có sự cải thiện trong tiến trình tổng hợp các kháng thể (Fitotera pia Số 65-1994). Nghiên cứu khác (Journal of Ethnopharmacology dune 1994) ghi nhận phần trích bằng butanol từ lá có tác dụng chống sưng rất rõ, tạo ra một sự ức chế rõ rệt trên hiện tượng tạo thành các mô tế bào có hạt nơi chưột bị cấy các cục bông gòn. Dung dịch trích này cũng làm giảm hoạt động của aspartate transaminase nơi gan (nhưng không xẩy ra nơi huyết thanh). Tác dụng ức chế sự gia tăng nồng độ của các oromucoid trong máu cho thấy P. foetida có thể có khả năng chống phong thấp khớp.

Tác dụng Chống thấp khớp:

Trích tinh Paederia foetida đã được thử nghiệm về tác dụng trên các vết lở kiểu sưng xương khớp gây ra nơi khớp xương đàu gối của thỏ bằng ananase: kết quả ghi nhận có sự thay dổi trong tiến trình suy thoái của sụn nơi khớp gây ra bởi ananase. Nghiên cứu ‘in vitro’ dùng xương phôi gà trị bằng ananase cho thấy trích tinh P.foetida (liều 10mg/ml môi trường) giúp cải thiện sự tăng trưởng của xương nuôi trong môi trường này. (Indian dournal of Medical Research Số 57-1969).

Hoạt tính chống Giun sán:

Dung dịch trích bằng nước, khi cho uống, có tác dụng rất hữu hiệu chống lại các loài giun-sán Strongyloides, Trichostrongylus, và Haemonchus. Tác dụng yếu hơn trên các loài Bunostomum và Monezia.. khi cho dùng cho bê, uống liên tiếp trong 2 ngày. (Indian Veterinary dournal Số 47-1970).

Hoạt tính bảo vệ Gan:

Dung dịch trích bằng methanol cho thấy có tác dụng bảo vệ gan tương đối nhẹ (Tndian Journal of Natural Products Số 9-1993).

Khả năng Chống co-giật (antispasm odic), Chống Ung thư:

Dung dịch trích ethanol 50% có tác dụng chống co giật nơi ruột của bọ thử nghiệm. Dung dịch này cũng ức chế được sự phát triển của các tế bào ung thư loại carcinoma nơi ống thực quản.

Glycoside loại Iridoid: Paederoside có khả năng ức chế sự khởi hoạt của siêu vi trùng Epstein-Barr, ngăn chặn được sự khởi động của các bướu ung thư (Cancer letter Apr 1996).

Độc tính:

Liều LD50 của dung dịch trích từ lá bằng ethanol 50% được xác định là 1200mg/kg nơi chuột (Indian dournal of Experimental Biology Số 6-1968). Phần tan trong nước đượ xem là an toàn tới mức 2g/kg, dùng uống hay chích qua màng phúc toan, nơi chuột.

Mơ Tam thể trong Y-dược dân gian:

Y-dược học dân gian Việt Nam dùng Mơ tam thể và Mơ tròn (không phân biệt) để trị một số bệnh như:

Kiết ly: đi tiêu ra máu, phân có chất nhày hay đi tiêu thất thường: tiêu chảy phân lổn nhổn.. Lấy lá mơ tam thể hay mơ tròn (30 gram), lá tươi, thái nhuyển, trộn với 1 lòng đỏ trứng gà (bỏ lòng trắng), trải mỏng trên lá chuối, gói lại rồi lót thêm một lần lá chuối, đặt trên chảo, rang hoặc nướng cho chín ( không dùng mỡ) theo kiểu đúc trứng. Ăn mỗi ngày 2 lần trong 3 ngày liên tiếp.

Trị giun kim và giun đũa: Dùng lá mơ tam thể tươi giả nát, ăn sống hay vắt lấy nước uống, ăn hoặc uống vào sáng sớm trong 3 ngày liên tiếp. Để trị giun kim, lấy khoàng 30 gram lá tươi, giã nát trong 50 ml nước, vắt bỏ bã, dùng nước cốt để bơm vào hậu môn trước khi ngủ, giữ khoảng 20 phút.

Trị sưng tai, chảy nước vàng: Dùng lá mơ tươi, nướng rồi nhét vào tai.

Trị thiếu sữa: Lãy lá mơ tươi, nhồi với bột gạo nếp, thêem ít nước, nhồi rồi hấp nóng đắp lên hai vú, 1 giờ sau cho con bú.

Mơ leo trong Đông Y cổ truyền:

Đông Y cổ truyền dùng Paederia scandens làm thuốc, đặt tên là Kê thỉ đẳng (Chi-shih-teng), do ở mùi hôi như phân gà của cây. Cây được ghi chép trong Chih wu ming shih tu cao, được cho là có vị ngọt, tính bình với những tác dụng: giải trừ độc, khư phong lợi thấp, khử nhiệt, tán hàn và tán đờm nên được dủng trong các bệnh cảm lạnh, ho, tiêu chảy do phong-thấp, nhiệt ứ từ các thực phẩm không tiêu, kiết lỵ.

Tại Vân Nam, lá Kê thỉ đằng dùng trị phong thấp, giúp tăng khả năng sinh sản, trị tê liệt.

Mơ tam thể trong Dược học Ayurveda:

Theo Dược học Ấn độ, P. foetida (tên Hindi là peethlaha, gandhaii; tên Phạn là prasarani) được dùng để trị thấp khớp. Lá, được giã nát, đắp vào bụng để trị đầy hơi và trị ung loét do herpes. Rễ dùng thuốc gây nôn, dịch ép từ rễ dùng trị sưng lá lách, đau tức ngực và sưng gan. Quả ngừa sâu răng.

Theo Dược học Ayurveda thì cây có tác dụng giúp cân bằng ‘vata’.

Tài liệu sử dụng:

- Oriental Materia Medica (Hong-Yen Hsu).

- Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Võ văn Chi).

- Major Herbs of Ayurveda (E. Williamson).

- Medicinal Plants of India (SK Jain & R. DeFilipps).

- Medicinal Plants of China (J.Duke & Ed Ayensu).

Bài viết trích từ nguồn: Tự Điển Thảo Mộc Dược Học - DS. Trần Việt Hưng



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.